;
Nhìn lễ hội, tôi chán ghét cảnh đi chùa ngày nay
Một vài ý kiến của tôi như sau:
Mọi người đừng nghĩ đất nước Việt Nam mình có nhiều thứ xấu rồi chê luôn Chùa chiền cho đủ bộ (để xấu đều hay làm gì?) là không tốt và quá lắm đấy nhé! Tội lỗi, tội lỗi!
Chùa bị mọi người một thời gian dài thờ ơ xa lánh, mọi người tự xa lánh chùa để tự bị độc tố Tham –sân – si xâm nhập, ngày càng nặng. Rồi giờ hối lỗi, biết Đạo Phật, biết chùa là tốt thì lại quay về với chùa, đi chùa nhiều. Thì từ từ rồi chùa, Quý Sư Thầy và giáo pháp Phật sẽ giải độc cho mọi người. Vậy mà có những người không chịu suy nghĩ gì cả lại đổ thừa cho chùa, chê chùa đủ thứ là sao??
Bạn MT viết bài chê chùa Việt Nam theo quan điểm chủ quan của bạn mà chưa hiểu gì về chùa Việt cả. Bạn có biết bối cảnh lịch sử Đạo Phật ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước trên thế giới đều có những điểm khác nhau nhất định hay không? Sao mà bạn so sánh được ở mức độ tuyệt đối chứ? Không chịu suy nghĩ chính chắn mà cứ chê tùm lum.
Thứ nhất: Bạn nói“Về tín ngưỡng thì Lào cũng giống Việt Nam, rất chuộng đạo Phật.”Bạn nói thế là đúng,nhưng Đạo Phật ở Việt Nam đã một thời gần như mất tăm (vì nhiều nguyên do) còn ở Lào thì không. Gia cảnh mỗi nước khác nhau mà cứ so mọi thứ như nhau thì sao được chứ bạn, phải có sự thông cảm và tìm hiểu cho kỹ và nói với cái tâm xây dựng chứ không phải là cái tâm thích chê.nguoiphattu.com
Một thời gian dài Đạo Phật không truyền bá, không có nhiều người biết tu học đúng chánh pháp thì hỏi xem làm sao có được cảnh đi chùa như bên Lào (lịch sự, trang nghiêm và đẹp đẽ) như bạn nói chứ? Vậy bạn hay quá sao bạn không sanh ra ở bên Lào đi để thấy toàn cảnh đi chùa đẹp. Bạn sanh ở Việt Nam, thì bạn cũng nên biết là tự bản thân bạn cũng có chiêu cảm nghiệp lực với những con người Việt Nam và chùa Việt rồi đấy nhé!
Thứ hai: Bạn so sánh:“Người dân Lào đa phần là theo theo đạo Phật nên luôn tôn trọng, đối xử lễ phép với các bậc tăng sư. Mọi người đi chùa thì vui vẻ, thành tâm và không bao giờ xảy ra hiện tượng chen húc, xô đẩy, ồn ào trong khuôn viên nơi thờ cúng. Họ hoàn toàn không có khái niệm dâng tiền, đặt tiền vào tượng Phật.”So sánh rồi thì bạn phải chịu khó tìm cách để khắc phục chứ đừng nói để chê cho đã rồi thôi nha bạn. Bạn hãy tìm cách khắc phục cho hay, cho khả thi rồi thực hành và kêu gọi mọi người cùng thực hành, cùng tu cho tốt nha. Vì bạn là người ViệtNam, phải cố gắng phát huy truyền thống của nước Việt ngày càng tốt đẹp, rạng danh với thế giới. Chứ bạn không phải là người dân Lào, bạn hiểu không? Chê mà không làm gì thì chẳng ích lợi gì đâu, Muối mặt chùa cũng là muối mặt bạn, tôi và mọi người (dân Việt) với các nước khác trên thế giới thôi...
Thứ 3: Bạn nói: “Chỉ vài nét như thế cũng đủ thấy sự khác biệt rõ ràng giữa văn hóa Lào – Việt. Ý thức lễ chùa, lễ Phật từ tốn, đôn hậu của người dân Lào đi vào cả các hoạt động đời thường như khi tham gia giao thông, sinh hoạt hằng ngày. Nhìn điều đó, tôi không khỏi xấu hổ khi nghĩ đến đất nước mình…”Bạn thấy xấu hổ mà không làm gì thì còn xấu hổ dài dài. Tôi thì không quan tâm tôi chỉ lo tìm cách khắc phục mà thôi chứ không thích cứ ngồi chê và chỉ trích. Hãy hành động và kêu gọi mọi người cùng suy nghĩ và hành động tích cực giúp Phật giáo phục hồi lại truyền thống tốt đẹp vốn có, rồi bạn sẽ thấy Phật Giáo Việt Nam này sẽ còn tuyệt vời hơn Lào nữa. Vì vậy ở đây, cần những con người xây dựng chứ không cần người chê cho đã. Để chả được gì cả. Như tự mình chê xấu mình và chê xấu người Việt Nam mà thôi.
Tất cả những ai chê chùa, và chấp nhận bài viết của độc giả Duy Thanh (mà là người không đạo hay Đạo Phật) hoặc đồng tình với tác giả MT thì đều phải chịu khó đi học hỏi thêm về chánh pháp (Phật pháp), cần tu học nhiều hơn. Và là người đó chưa biết thông cảm, cần suy nghĩ sâu hơn (nếu ai đã nhận thấy mình sai thì nên sám hối).
Còn nếu Đạo Khác thì khoái quá là phải rồi. Nhưng nên biết rằng các tôn giáo trên Thế giới còn có nhiều tôn giáo khủng hoảng còn hơn Đạo Phật nữa, sao bạn không lên tiếng. Đạo Phật vẫn luôn là từ bi hỷ xã nhất nên mọi người dễ ăn hiếp, bôi bác chứ thử đạo khác có gì xấu xem mọi người có dám bình luận ồn ào và rùm beng hay không? nếu các bạn không hiểu rõ mà nói thì cẩn thận đấy, tôn giáo không để yên cho bạn như Đạo Phật đâu. Các bạn có nhiều người chẳng hiểu gì, chẳng học gì về Phật pháp, chẳng thường tu học ở chùa mà đem con mắt và khối óc trần tục ra nghĩ mà phê phán, phát ngôn lung tung, bừa bải... Bạn nào không phục thì vô ngay trang web và các diễn đàn các Phật tử đặt câu hỏi...
Biên tập phản hồi từ độc giả: nhat_kiem_co_102@yahoo.com.vn
Dị ứng với cảnh chụp giật, bon chen và vô số trò lố lăng nơi cửa chùa, nhiều người Việt dù thành tâm hướng Phật vẫn quyết quay lưng với lễ hội Việt. Có người, để thỏa nguyện ước bái Phật, kỳ công tìm đến những miền đất Phật giáo, những nơi văn hóa lễ hội vẫn giữ được nét linh thiêng, thanh tịnh, chất phác vốn có.
“Tôi người Hà Nội, cũng từ vài năm nay, tôi không dám đi lễ chùa nữa rồi. Năm nay được nghỉ dài ngày, làm chuyến sang Lào lễ chùa, hóa ra nhẹ cả người” – một độc giả VietNamNet thành thật chia sẻ. Chuyện “xuất ngoại” du lịch phật giáo để tìm cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản ngày càng phổ biến trước thực trạng lễ hội Việt nhếch nhác, biến chất, văn hóa lễ hội xuống cấp trầm trọng như hiện nay.nguoiphattu.com
Độc giả MarkTinh (MT) chia sẻ những trải nghiệm sâu sắc về văn hóa lễ hội ở đất nước Triệu Voi, nơi anh đã có nhiều dịp đến và cảm nhận.
“Về tín ngưỡng thì Lào cũng giống ViệtNam, rất chuộng đạo Phật. Ở Lào có rất nhiều chùa chiền, lễ hội địa phương cũng như các lễ hội chính. Tết ở Lào cũng có các hoạt động hướng tới chùa chiền cầu may, cầu phúc như Việt Nam song văn hóa lễ hội ở Lào thì có thể thấy khác hoàn toàn, thật sự văn minh, thành kính, đáng để người Việt suy ngẫm và học tập.
Trong cảm nhận của tôi, các hoạt động tại chùa chiền của người Lào vô cùng thiêng liêng thành kính đúng với mục đích: Đi chùa là để lễ Phật, tìm lấy cảm giác bình yên nơi cửa phật, cầu may…
Người dân đa phần là theo theo đạo Phật nên luôn tôn trọng, đối xử lễ phép với các bậc tăng sư. Mọi người đi chùa thì vui vẻ, thành tâm và không bao giờ xảy ra hiện tượng chen húc, xô đẩy, ồn ào trong khuôn viên nơi thờ cúng. Họ hoàn toàn không có khái niệm dâng tiền, đặt tiền vào tượng Phật.
Vào ngày này, các hoạt động ở ngoài đường phố rất sôi động và hân hoan, đúng tính chất lễ hội: Mọi người té nước vào nhau trong sự vui vẻ của cả người té nước và người bị té nước. Người dân tìm đến chùa để được té nước của nhà chùa sẽ dâng hoa cúng và được một vị sư hoặc sãi già ngồi tiếp nhận. Sau khi khấn vái, vị này sẽ nhúng hoa đó vào bát nước thiêng và vảy vào người cúng hoa. Mọi hoạt động diễn ra đơn giản nhưng thiêng liêng, người đi chùa cũng lần lượt chứ không xô đẩy, chen lấn bằng được như ở ViệtNam.