Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Sự tích Thập Bát La Hán

Tác giả Thích Phước Sơn
10:56 | 22/10/2011 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Tôi là Phật tử thường hay đi chùa và thấy tại Chùa Hương Tích và Chùa Bảo Quang tại thành phố Santa Ana Hoa Kỳ có trình bày 18 ngôi tôn tượng A La Hán. Vậy xin cho biết Thập Bát La Hán là gì? Rất chân thành cảm ơn.

 
Host Soft
 

Sự tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.

Ngài Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi. Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La-hán. Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ chức lễ hội khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyến thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng ta không thể nào thấy được. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của loài người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10 tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi. Bấy giờ các Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).

Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:

1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.

2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.

3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.

4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.

5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu.

6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu.

7. Ca Lý Ca (S: Kàlika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu.

8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu.

9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy.

10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời 33.

11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu.

12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba.

13. Nhân Yết Đà (S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp.

14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ.

15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong.

16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục.

Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A-la-hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật động tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La-hán.

Vì sao 16 vị La-hán trở thành 18 vị?

Từ khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con số 18 này).

Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La-hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế!

Về sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị La-hán. Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô Thức mà tạc tượng 18 vị La-hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam, con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16 chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng; hoặc thêm hai tôn giả Hoàng Long và Phục Hổ, hoặc thêm Ma Da Phu nhân và Di Lặc để thành ra 18 vị.

Ngoài ra, còn có hai sự tích khác về 18 vị La-hán.

1. Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ Hán của thầy Giáo thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Định, vào năm Tự Đức thứ tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy Đạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và thọ ký để họ trở thành 18 vị La-hán.

Nội dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương, nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá trị về mặt lịch sử.

2. Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 tên tướng cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh, nương theo Phật pháp tu hành và đắc quả A-la-hán.

Sự tích này tương đối có ý nghĩa, nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.

Tham khảo:

- Phật Quang Đại Tư Điển, tr.359, 394, 4791, 6787;

- Phật học Đại Tư Điển, tr. 2844-2845;

- Pháp Trụ Ký, Hán tạng tập 49 tr.12;

- Phật Tổ Thống Kỷ, quyển 33, Hán tạng tập 49, tr. 319;

- Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Kinh, Hán tạng tập 14, tr.421


Từ khoá : Sự tích Thập Bát La Hán

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Khi mang thai nên tụng kinh cầu nguyện như thế nào để có hiệu quả ?

Khi mang thai nên tụng kinh cầu nguyện như thế nào để có hiệu quả ?

Tinh tấn quá mức cũng không an

Tinh tấn quá mức cũng không an

Tụng kinh có giải kết được oan gia trái chủ?

Tụng kinh có giải kết được oan gia trái chủ?

Sự linh ứng của Bồ Tát có mâu thuẩn với luật nhân quả?

Sự linh ứng của Bồ Tát có mâu thuẩn với luật nhân quả?

Phật dạy hỷ lạc với xả thí cúng dường

Phật dạy hỷ lạc với xả thí cúng dường

Thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh do đâu?

Thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh do đâu?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Ý nghĩa thập hiệu Như Lai

Ý nghĩa thập hiệu Như Lai

Người xuất gia có được tham dự, bàn luận chuyện chính trị không?

Người xuất gia có được tham dự, bàn luận chuyện chính trị không?

Có nên tôn kính những vị xuất gia không thực hành đúng với chánh pháp

Có nên tôn kính những vị xuất gia không thực hành đúng với chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Ba dấu ấn của chánh pháp

Người Phật tử tu pháp gì để chánh pháp hưng thịnh?

Người Phật tử tu pháp gì để chánh pháp hưng thịnh?

Bài viết xem nhiều

Lễ tưởng niệm lần thứ 35 Hòa thượng khai sáng chùa Hoằng Pháp

Lễ tưởng niệm lần thứ 35 Hòa thượng khai sáng chùa Hoằng Pháp

Chùm ảnh về Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Chùm ảnh về Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ

Nhân duyên tôi biết Thầy Tuệ Sỹ

Nhân duyên tôi biết Thầy Tuệ Sỹ

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với lần thứ 48 hạnh nguyện lễ lạy ngũ bách danh

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với lần thứ 48 hạnh nguyện lễ lạy ngũ bách danh

Bài sám oan gia trái chủ

Bài sám oan gia trái chủ

Viên tịch và Tân viên tịch khác nhau chỗ nào ?

Viên tịch và Tân viên tịch khác nhau chỗ nào ?

Chùa Báo Ân Hà Nội – Ngôi chùa Phật giáo bề thế bậc nhất Hà thành xưa

Chùa Báo Ân Hà Nội – Ngôi chùa Phật giáo bề thế bậc nhất Hà thành xưa

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

Nghĩ về Halloween hay lễ hội trá hình

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thiết kế website HaTinhAz