;
Hà Nội: Đến chùa cổ, ăn thịt chó?
Hiện tượng truyền thông gây phản cảm đối với PGVN thời gian gần đâyPhản hồi bài viết: Những hệ lụy bi hài của "hòm công đức" trên báo Tuổi Trẻ
Tiếp chúng tôi tại chánh điện nhà chùa, sư Tấn phân trần về căn biệt thự bạc tỷ kín cổng cao tường sau lưng nhà chùa được sư bỏ công xây dựng gần 2 năm qua, đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Sư Tấn cho biết, căn biệt thự không phải của sư mà của mẹ sư là bà Phan Thị Tới (SN 1957). Tiền xây là do người em gái sư ở Đài Loan gửi về. Bà Tới thấy nơi ở của sư Tấn ọp ẹp nên đã mua mảnh đất sau chùa (cách đây khoảng 4 năm) và xây dựng căn biệt thự này để sư Tấn ở và cũng là để bà dưỡng già sau này. (?!) nguoiphattu.com
Sư Tấn cho biết, tổng số tiền xây dựng căn biệt thự tính đến thời điểm này chỉ trên 1 tỷ đồng và toàn bộ số tiền là của gia đình sư Tấn. Trả lời câu hỏi của PV Dân trí, vì sao chùa Bồ Đề xây dựng từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, sư Tấn bùi ngùi: “Nhà báo thấy đó, nhà chùa không đủ tiền xây dựng, thì có tiền dư đâu mà sư lấy xây biệt thự, nhà nghỉ? Vừa rồi mẹ sư phải bán nhà nghỉ Thiên Nga được 600 triệu đồng, cho sư vài trăm triệu để trả tiền vật liệu xây chùa…”.
Sư Tấn nói về hàng loạt tin đồn tại địa phương như chùa xây chưa xong sư đã lấy tiền xây biệt thự, nhà nghỉ, đầu tư câu lạc bộ thể hình,… Thậm chí có tin đồn sư có con rơi. Sư Tấn khóc: “Trước búa rìu dư luận nhưng mấy ngày qua, Ban Trị sự Phật giáo thị xã Bình Minh cũng như của tỉnh và kể cả Trung ương Hội Phật giáo cũng chưa đến gặp sư để xác minh lại sự việc, có tiếng nói đúng đắn bảo vệ đệ tử. Sư cảm thấy cấp trên đang “bỏ rơi” mình”.
Sư Tấn dẫn chúng tôi dạo quanh khuôn viên nhà chùa. Đã 7 năm từ khi sư Tấn bắt tay vào xây dựng chùa Bồ Đề, gồm chánh điện, thiền đường, cổng, sân,… đến nay chưa có hạng mục nào hoàn thành, chỗ nào cũng dang dở, rêu bám loang lổ...
Giải thích về sự chậm trễ này, sư Tấn cho biết: “Trong vụ sập cầu Cần Thơ, nhà thầu Nhật không hỗ trợ tiền cho nhà chùa như người ta đồn thổi và với một ngôi chùa ở quê, Phật tử cúng ít lắm. Có chăng những đoàn Phật tử từ nơi khác đến, họ cúng phần nào, nhà chùa làm hết phần ấy, đến đâu hay đến đó”. nguoiphattu.com
Trong khi đó, tiếp xúc với chính quyền địa phương, Ban Hộ tự và người dân xã Mỹ Hoà, phóng viên lại được nghe cả trăm câu chuyện ly kỳ liên quan đến những việc làm sai trái của sư trụ trì trẻ tuổi Thích Phước Tấn.
Theo nguồn tin riêng của PV Dân trí, người dân đang làm đơn gửi lên chính quyền địa phương, Ban Trị sự tỉnh về nhân cách, đạo đức,… của sư Tấn, tố cáo việc sư dùng tiền nhà chùa để xây biệt thự, khách sạn,… cho người nhà đứng tên.
Ông Nguyễn Văn Thành - nguyên Bí thư ấp Mỹ Hưng 2 - cho biết: “Mục đích của bà con và Phật tử khi làm đơn tố cáo sư Tấn là rất mong muốn chính quyền địa phương, Ban Trị sử thị xã và tỉnh vào cuộc để làm sáng tỏ mọi vấn đề, không để “con sâu làm sầu nồi canh”, ảnh hưởng đến Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nói riêng và của hình ảnh Phật giáo nước nhà nói chung, chứ chúng tôi không có lý do nào khác”.
Nguyễn Hành - N.N
Theo Dantri.com.vn
Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.
Để chùa hoang vắng
Đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.
Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một Phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một Phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).
Có việc cần xử lý mới qua chùa
Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”. nguoiphattu.com
Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.
Thùng tam bảo là… két sắt! Trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho chùa. Điều bất ngờ là thùng tam bảo này lại là một cái két sắt thay vì thùng gỗ như ở một số chùa khác. Chiều 22/10, trả lời thắc mắc của phóng viên về những bức xúc của người dân xung quanh vụ việc này, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết ban chưa nắm được sự việc. “Ban Trị sự sẽ xác minh, làm rõ sự việc” - vị đại diện này khẳng định. |
Thận trọng với những bài báo kiểu "Sư trụ trì... ở biệt thự"
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, trụ trì chùa Bồ đề Cổ tự có trách nhiệm chủ động gửi văn bản đề nghị ban biên tập tổ chức xác minh chủ sở hữu, chủ sử dụng bất động sản đã nói.
Đầu tuần, một bạn đọc Phật tử có thông tin cho tôi về bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thự!”, đăng trên báo Người Lao Động online, thứ sáu 25/10/2013, và đề nghị tôi có ý kiến.
Bài báo chắc chắn làm giới Phật giáo quan tâm. Vì vậy, tôi thấy cần trình bày một số ý kiến riêng như sau:
1) Thực ra, bài báo “Sư trụ trì ở… biệt thự!” không kết luận dứt khoát một điều gì. Vì sư trụ trì vẫn có thể ở biệt thự, ở nhờ trong khi chùa đang xây dựng, trở thành một “công trình đang thi công”. Chuyện ở nhờ nhà bên cạnh, là nhà họ hàng, anh em trong thời gian thi công xây dựng nhà, là việc phổ biến.
Cách viết của bài báo là cách viết lập lờ, gieo vào lòng người đọc hoang mang, nhưng người viết né tránh trách nhiệm. Bài báo chỉ ghi lại điều “bàn tán xôn xao”, tức người viết biết đó là tin đồn, kể lại buổi nói chuyện, ghi nhận một số điều có thấy, dẫn lại tin đồn… Vậy thôi. Hòan toàn không có một kết luận gì rõ ràng, dứt khoát, chắc chắn, mà chỉ có đoạn cuối dẫn lại các tin đồn “Họ cho rằng…”.
Chỉ có điều là sự ngờ vực, suy diễn ngộ nhận là ắt có nơi bạn đọc. Cần thấy rõ điểm này. Bài viết có một sự tính toán và không hề kết luận, đó là một dụng ý có thể đặt vấn đề. Tất nhiên, với kiểu bài như vậy, bạn đọc không nên tự suy diễn theo định hướng người viết toan tính, vì như vậy là bị đánh bẫy.
2) Một sự suy diễn nào đó tiêu cực ở bạn đọc là điều không có lợi cho Phật giáo nói chung, không riêng gì chỉ bất lợi cho thầy trụ trì. Với người theo đạo Phật, sự suy diễn theo hướng tiêu cực sẽ làm mất tín tâm của người Phật tử đối với người tu sĩ Phật giáo. Người Phật tử nói riêng và giới Phật giáo nên thận trọng với điều này. Tác hại của việc toan tính tạo suy diễn như vậy có thể lan rộng ra ở tất cả những trường hợp tương tự, chứ không riêng gì đối với thầy trụ trì chùa Bồ đề cổ tự.
Vì vậy, rõ ràng nên coi đây là vấn đề đối với Phật giáo.
Nó cũng như những việc từng diễn ra như tung ảnh chụp nhà sư ngồi trên ghế của máy bay riêng rồi ghi chú lập lờ là nhà sư dùng máy bay riêng. Ngồi trên máy bay riêng, có thể được cho đi nhờ 1 lần, đến sở hữu máy bay riêng, là khoảng cách rất xa, cũng là 2 chuyện rất khác nhau. Người ta có thể tạo sự suy diễn tiêu cực bằng chữ “dùng”, như ở đây là chữ “ở”.
Cuối cùng, nếu chỉ là mục tiêu đánh vào sự tin tưởng của người Phật tử đối với hàng tu sĩ, gieo thất vọng, bối rối cho Phật tử và tăng ni, gây trở ngại cho việc tiếp nhận tịnh tài cúng dường xây dựng chùa Bồ đề cổ tự. Như thế, phải đặt vấn đề đối với động cơ viết bài.
3) Kính đề nghị cơ quan chức năng từ phía Phật giáo có ý kiến đối với kiểu truyền thông ghi nhận hiện tượng chỉ ở bề mặt để tạo suy diễn như vậy. Nếu không, sau nhà sư dùng chuyên cơ, nhà sư ở biệt thự, với cách cấu tạo tương tự, sẽ có nhà sư đi xe hơi bạc tỷ (chỉ ghi nhận việc nhà sư bước lên xe), nhà sư đi tour nước ngoài (chỉ ghi nhận việc nhà sư bước lên máy bay), nhà sư dùng du thuyền (chỉ ghi nhận nhà sư bước lên cầu tàu), …
Bằng cách cụ thể là xác định chính xác tên chủ tài sản ngôi biệt thự trệt bất động sản kế cận chùa Bồ Đề Cổ tự, nơi nhà sư Thích Phước Tấn “ở” trong khi ngôi chùa đang được xây dựng.
Việc xác minh người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, tên người được cấp giấy phép xây dựng có thể thực hiện với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.
Tìm đến chính quyền địa phương xác minh sở hữu tài sản thì đúng với nghiệp vụ phóng viên hơn là tìm đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cơ quan chỉ có thể xác định vụ việc giới hạn trong phạm vi chùa chiền. nguoiphattu.com
Là vụ việc có liên hệ đến uy tín tăng sĩ Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo tỉnh Vĩnh Long nói riêng, cũng như đến uy tín thầy trụ trì Bồ Đề Cổ tự, vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, trụ trì chùa Bồ đề Cổ tự có trách nhiệm chủ động gửi văn bản đề nghị ban biên tập tổ chức xác minh chủ sở hữu, chủ sử dụng bất động sản đã nói.
Nếu căn biệt thự mà bài báo nói là sư trụ trì ở đó không phải là tài sản của sư trụ trì đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà là một người khác, thì đương nhiên, báo Người Lao Động và những trang mạng đã đăng tải bài trên phải thông tin trung thực đến rộng rãi bạn đọc, tránh việc suy diễn không đúng với sự thật, gây phương hại đối với uy tín người tu sĩ Phật giáo, đối với việc tiếp nhận tịnh tài xây dựng chùa Bồ Đề Cổ tự, cũng như phương hại uy tín của Giáo hội Phật giáo địa phương và Phật giáo Việt Nam nói chung.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy sư trụ trì Bồ đề Cổ tự là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu căn biệt thự và bất động sản liền kề ngôi chùa, thì đề nghị sư trụ trì có ý kiến giải trình, cũng như đăng tải ý kiến đánh giá sự việc của Giáo hội Phật giáo địa phương tỉnh Vĩnh Long.
Việc xác minh như thế có giá trị như việc thẩm định bài viết nói trên. Nếu như bài viết việc đưa một tin đồn lên cơ quan truyền thông, như bài viết đã thể hiện ngay ở câu mở đầu: “bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ đề cổ tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỷ đồng để ở sát cạnh chùa” mà nay qua xác minh, có thể khẳng định là tin đồn thất thiệt (ở đây theo theo tin đồn đăng báo có 3 yếu tố: mua, xây và trị giá), thì đối với một tờ báo lớn và có uy tín như báo Người Lao Động, thiết tưởng, không cần đề cập đến quy trình xử lý việc đăng tải một tin, ngay từ đầu đã biết chắc là tin đồn, chưa được xác minh và sau đó xác minh ra là thất thiệt. (1)
MT
(1) Bài “Sư trụ trì ở… biệt thự!” có những cái nhìn thể hiện xuất phát điểm không thân thiện của người viết đối với Phật giáo. Chẳng hạn như box với tiêu đề in đậm, xét chất liệu của thùng tam bảo ở chùa Bồ đề Cổ tự. Thùng tam bảo bằng gì thì có gì cần lưu ý? Chất liệu thùng gỗ hay sắt thì sao lại là vấn đề để nhấn mạnh? Quan trọng là việc bảo quản và sử dụng tiền cúng dường, không phải ở chất liệu thùng đựng tiền, nhất là trong bối cảnh nơi đặt thùng quyên góp ở một công trường đang thi công.
Năm 1978, khi mới bắt đầu đi chùa Ấn Quang, tôi thấy thùng quyên góp cúng dường Phật sự Giáo hội đặt phía sau văn phòng trụ sở giáo hội lúc bấy giờ trông 3 mặt là một két sắt lớn.
Hiện nay thùng phước điền đặt trong chính điện có cửa và chấn song kiến cố còn bị kẻ trộm đột nhập, đập vỡ, khoét lỗ.
Nhấn mạnh một chi tiết và chủ quan, nêu lên sự khác thường của nó một cách cường điệu, phải chăng là do điểm nhìn không khách quan đối với tu sĩ Phật giáo của tác giả?
Minh Thạnh - Theo PTVN
Tin tức "nóng", các bài viết bổ ích được cập nhật trên
https://www.facebook.com/pages/Nguoiphattucom/197580993702796?ref=hl