;
Sư thầy Thích Thanh Toàn xin hoàn tục ( Hình: Internet)
Kính lạy: Đức Thế Tôn
Kính lễ: Lịch đại Tổ sư.
Kính bạch: Chư tôn đức Hoà thượng, Chư tôn giáo phẩm
Kính thưa quý phật tử, các vị tri thức, các nhà báo và toàn thể bà con dân Việt trong và ngoài nước.
Tôi là một tu sĩ vô danh cái học cũng ít, không phải là bậc chứng ngộ hay là nhà tài ba thông tam tạng. Chỉ dám nhận là kẻ bần hạ, hèn tăng nơi chốn quê nghèo, nhìn thấy sự đời, sự đạo làm cho tâm Tôi khởi lên vài vọng niệm, mang ra đây để tỏ tường cùng quý vị. Nếu có lời nào xúc phạm hay đường đột xin được thấu hiểu và lượng thứ.
Thời gian qua Phật giáo nước nhà nhiều cơn bấn loạn, lòng người xôn xao, người học và hiểu Phật thì ít, người tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng thì nhiều, thế nên cách tiếp cận thông tin của mọi người chỉ căn cứ trên thông tin từ báo chí dẫn dắt mà nhiều khi thực hư và nhìn nhận thiếu chính xác.
Thưa quý vị ! Thông tin từ báo chí thì cũng là thông tin của cá nhân, ý nghĩ của một người chứ không phải là toàn diện và tất cả. Nhà báo thời nay thì cũng loạn, nhiều chủng loại, có nhiều nhà báo rất có tâm vì dân tộc vì xã hội thực thụ, nhưng cũng có nhiều nhà báo vì nhu cầu đời sống kinh tế vật chất nên sẵn lòng làm chuyện không tưởng để tăng thu nhập, đánh mất bản chất tốt đẹp, nên đôi khi chúng ta không đầy đủ sự tỉnh giác mà vội vàng chạy theo thông tin hoặc suy nghĩ nhất thời, chưa có chiều sâu và các khía cạnh, chúng ta trở nên giận dữ, trách móc và hiềm khích, lấy chuyện cá nhân của ai đó và bắt đầu quy kết đến đoàn thể.
Một số người ngoại đạo khác nhân cơ hội này tát nước theo mưa, thêm thắt thông tin, hoặc vịn vào một góc cạnh nào đó để đào và xoáy vào nó để tăng thêm sự căm phẫn của quần chúng, và tất nhiên người hả hê nhất là họ, vì chúng ta gúp họ đạt được mục đích và người tổn hại nhất chính bà con nhân dân chúng ta là vì họ giúp chúng ta tăng trưởng thêm sự bực tức và tâm chán ghét, và lôi kéo ta theo suy nghĩ của họ, nghiêm trọng hơn là họ lấy đó làm điều kiện lôi kéo chúng ta đi theo họ, để bỏ truyền thống văn hoá của dân tộc mình.
Tôi nhớ câu nói của Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng “nếu bạn mất nước bạn có thể dùng vũ trang để dành lại, nhưng nếu bạn để mất văn hoá thì bạn không có cách nào để lấy lại nó”.
Thưa quý vị! Một trong những điều rất buồn là mỗi khi có thông tin gì thì chúng ta cứ hùa theo một cách vội vàng mà thiếu đi sự suy xét cũng như chờ đợi để xác thực thông tin kỹ hơn nữa, cũng như tìm hiểu mọi góc cạnh người đưa tin và người bị đưa tin.
Quay lại chuyện của thầy Thanh Toàn! Nói đúng ra chúng tôi cũng là người tu sĩ Phật giáo, người tu sĩ Phật giáo lấy giới hạnh, giới đức làm gốc cho đời sống và phẩm hạnh con đường tu tập, thì dĩ nhiên chúng tôi không bao giờ bênh vực cho cái sai, vì chư Phật và Chư Tổ dạy bênh vực cái sai là bênh vực tội lỗi và nghiệp xấu, gieo nhân bất thiện cho mình cho người và cho tất cả chúng sinh.
Vì lý tưởng đó chắc chắn chúng tôi không bao giờ cổ vũ cũng như tạo điều kiện để cái sai đó phát triển. Tuy nhiên cũng không phải là nếu sai là chúng ta loại trừ, trong Pháp nhà Phật không có Pháp loại trừ để họ tìm đến cái tuyệt vọng không lối thoát hoặc cái chết, mà phải giúp họ chuyển hoá, đó mới đúng là tinh thần Phật học và tinh thần Từ bi cũng như Trí-Dũng của đạo.
Nhưng muốn biết đúng hay sai thì phải có đầy đủ sự suy xét theo nhiều chiều hướng và khía cạnh, căn cứ hoàn cảnh, căn cứ theo sự xác chứng thực tế với những gì mà các bên nói ra, đặc biệt căn cứ theo luật Phật chế thì mới nhìn rõ được đúng hay sai rồi mới có phương pháp để xử lý cũng như phê phán.
Nhìn nhận chuyện gạ tình! Đứng trên góc cạnh khách quan thì chúng ta nhìn nhận cho đúng vấn đề.
- Chức năng của nhà báo là gì? Nhà báo có phải là bộ phận thanh tra không?
Thời gian qua nhiều thông tin trên các trang báo đưa ra phần lớn là do các nhà báo tự đi đào xới lên chứ không phải là các cơ quan có thẩm quyền điều tra và xác thực, các nhà báo làm thay các cơ quan điều tra đó, rồi đưa thông tin lên các trang của tổ chức báo chí thì sao biết được nó khách quan hay chích xác?
Trường hợp thầy Thanh Toàn, nếu vị ấy có hành vi phản cảm với cô Thu Trang thì cô Thu Trang lẽ ra có quyền viết đơn khiếu kiện toà án để điều tra hành vi đó, sau khi xét xử nếu hành vi đó có thật thì báo chí đưa tin đúng theo như vậy. nhưng đằng này cô Thu Trang giống như là người lên kế hoặc và chuẩn bị cái bẫy để tạo chứng cứ viết bài, như vậy xét lại cô Thu Trang cũng có thể bị kiện ngược lại là cố tình hãm hại người khác.
- Thông tin đưa trên là của riêng cô Thu Trang, đó là thông tin một hướng, nhưng cũng có thông tin ngược lại những gì cô Thu Trang nói như vậy chẳng biết cái nào là đúng thì sao chúng ta lại tin theo cô Thu Trang?
- Nếu cô Thu Trang có ý muốn tốt đẹp và xây dựng con người đúng theo tinh thần cũng chức năng của nhà báo thì nếu phát hiện sư Toàn có hành vi đó cô nên nói thẳng hành động xấu đó cho sư Toàn biết để sư thay đổi, nếu sư Toàn vẫn ngoan cố thì cô nên viết đơn gửi Giáo hội để Giáo hội xử lý kịp thời chứ không nên âm thầm và cố tình đưa sư Toàn vào cái bẫy bằng hành động khêu gợi từ kiểu ăn mặc làm cho sư Toàn trỗi lên bản năng phàm tục, rồi tung tin lên trên các trang mạng để ảnh hưởng đến Giáo hội Chư tăng cũng như khêu gợi lòng giận hờn của bà con nhân dân.
Hành động đưa tin kiểu đó là hành động có tâm phá hoại tổ chức Phật giáo chứ không hẳn vì riêng sư Toàn. Đó là nếu có thật.
- Đứng về tư cách một người phụ nữ Á Đông cũng như người phụ nữ Việt Nam thì không thể chấp nhận một đàn bà đã có gia đình đi quyến rũ đàn ông ngoài đời chứ nói gì quyến rũ và cài bẫy nhà Sư.
Chồng, con và gia đình của cô Thu Trang có hạnh phúc không, có vui không khi mình lấy danh phận đàn bà đi quyến rũ làm hại nhà sư ?
- Nếu hành vi gạ tình của sư Toàn là có thật thì điều đó rất đáng khiển trách và tất nhiên ảnh hưởng đến Giáo hội và Chư tăng rất lớn, làm tổn hại đến tâm đạo của nhiều người vô cùng. Tuy nhiên chiếu theo luật Phật chế, thì nếu sư Toàn có hành vi đó thì sư Toàn chưa phạm trọng tội, chưa phạm tánh giới, trọng giới, nghĩa là chưa phạm Baladi giới, nghĩa là chưa mất giới thể.
Mà phạm vào Tăng già bà thi sa pháp, trong luật nói rằng “..Chín giới đầu, lần đầu là phạm; bốn giới sau cho đến ba lần can gián. Tỳ-kheo nào phạm bất cứ một pháp nào, biết mà che giấu, cần phải cưỡng bức cho ba lị bà sa. Hành ba lị bà sa xong, cho thêm sáu đêm ma na đỏa. Hành ma na đỏa xong, còn phải xuất tội. Cần phải giữa Tăng gồm hai mươi vị để xuất tội của Tỳ-kheo ấy. Nếu thiếu một vị, không đủ chúng hai mươi người mà xuất tội Tỳ-kheo ấy, thì tội của Tỳ-kheo ấy không được trừ, các Tỳ-kheo cũng bị khiển trách. Như thế là hợp thức.
Như vậy nếu sư Toàn có hành vi đó thì nên theo pháp Tăng già Bà Thi Sa mà cử tội, điều đó vẫn còn tư cách của người tu sĩ, mà Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra kỷ luật rất đúng pháp cho sư Toàn rồi.
Nhưng sư Toàn cảm thấy hổ thẹn lương tâm và tư cách của mình với Giáo hội và toàn thể Tăng già nên sư Toàn đã xin hoàn tục điều đó cũng đáng tiếc, nhưng đứng về tư cách khách quan mà nói cũng đáng khen là sư Toàn có tâm dũng mãnh dám đương đầu và tự xin từ chức, ý thức từ chức thoái lui khi tự thấy mình không xứng đáng.
Thử hỏi ngày nay được mấy người, dù là người tu hay người tục dám làm như thế hay chúng ta chỉ có xin kỷ luật, xin lỗi rồi rút kinh nghiệm hoặc chuyển chỗ khác?
- Bây giờ chuyện sư Toàn gạ tình lại chuyển theo chiều hướng khác ảnh hưởng rất lớn đối với Giáo hội và Chư Tăng Phật giáo đó là chuyện tài sản sư Toàn có 200 đến 300 tỷ, thông qua một video mà chính lời của sư Toàn nói.
Điều này cả trong và ngoài nước xôn xao. Đi đâu cũng nghe mọi người tụm năm tụm ba bàn tán, chẳng những thế một số trang facebook cá nhân bày tỏ sự phẫn nộ và viết nhiều bình luận cũng như lời status hết sức cay cú mà không phải chỉ dành cho sư Toàn mà nói chung là “thầy chùa” đại loại như “đó mang tiền đến cúng cho mấy thằng trọc nó làm giàu như thế…..thầy chùa lừa dân ngu…..mấy người ngu mang tiền đến cho nó…..hay đi tu mà giàu thế này chắc mai tao cạo đầu đi tu bà con oi…..” vô vàn câu nói đầy những lời mang âm vị của sự khinh khi và cay cú đối với đạo và Chư Tăng.
Nghe câu nào chúng tôi đều buồn, như trăm ngàn mũi dao đâm vào tim, làm cho Tôi cảm thấy thương Đức Phật, buồn và thương Chư Tổ và nhiều vị thầy khả kính, phẩm hạnh bị họ xúc phạm, buồn cho tương lai ngôi nhà Phật Pháp, buồn cho dân tộc ta vội vàng bất kính và thô lỗ, buồn cho xã hội ngày nay đang trên đà mất kiểm xoát về tư cách đạo đức xã hội khi cái xấu đang hoànhhoành,không biết bám vào đâu để giữ lại cái đạo đức tối thiểu đây chứ!
Tôi đi hỏi vài huynh đệ và đích thân đến tìm hiểu qua các phật tử lớn tuổi và thanh thiếu niên đang sinh hoạt tại chùa thì thấy rỏ bà hiểu chuyện một cách chuẩn xác. Tôi có chụp ảnh và quay video lưu lại khi đến khảo sát nơi này.
Căn cứ theo video sư Toàn nói “đó, con xin sám hối các Ngài làm tổn thất các Ngài mặc dù con bị cạm bẫy, con biết có cạm bẫy này sẽ có cạm bẫy khác, con nguyện đời đời kiếp kiếp hộ Pháp, tu sĩ cũng được mà cư sĩ cũng được, nhưng mà con xin quý Ngài là trang trại con quá lớn, tượng pháp cũng quá lớn, bây giờ bán cho ai, và chuyển thế nào, con cũng có nhiều chỗ ở chứ không phải không có chỗ, còn cái chùa 800m2 đó con vui vẻ trả cho các Ngài, còn tài sản trang trại con xin các Ngài.
Con cũng không làm gì cả, con cũng làm để trả nợ, nuôi các cháu ăn học, các người trong bệnh viện…đấy con xin các Ngài giúp cho con cái đó thôi vì nếu tính tài sản đó khoảng 2 đến 300 tỉ đó.
Còn các Ngài chỉ thế nào mà tốt cho Giáo hội, không mất cái gì cho Phật Pháp, cái đấy con sám hối ngàn lần, tỷ lần cũng không sám hối hết, con thưa quý Ngài, đây là một cạm bẫy, nhung mà không sao cả, mình làm mình chịu, đàn ông không sợ, còn nếu lấy vợ thì lấy vợ thoải mái không sợ gì cả, ăn chơi thoải mái không sợ gì cả, mặc áo cà sa này thì họ chơi mình, còn thành người bình thường rồi không ai nói được, con nói mình thanh niên mà sợ gì, không có bất cứ thế lực nào mình sợ cả, con xin quý ngài đời đời con nguyện hộ pháp, còn quý ngài chỉ dạy sao tốt cho quý ngài, tốt cho Giáo Hội, con chịu được hết” nguyên văn của thầy Toàn là gần như vậy.
Nếu dựa theo lời nói này mà nhiều người đã vội vàng nhìn vào con số 200 đến 300 tỷ để chửi bới sư giàu có thì chúng ta quên mang theo lý trí khi phát biểu, thứ 2 nhiều người không cần nghe những lời tốt đẹp đầy trượng phu của thầy ấy như là “sẵn sàng vì Giáo hội con sao cũng được, con xin giữ trang trại làm để trả nợ, để có điều kiện nuôi dạy các cháu và người nghèo ở bệnh viện…” mà chỉ cắt một phần câu nói không đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ để chửi sư Toàn.
Ví dụ; nhiều người và các bài báo giật tít câu view rẻ tiền như báo xã luận giật tít tiêu đề “sư gạ tình PV khoe tài sản 200-300 tỉ có thể cưới vợ, ăn chơi thoả mái, không sợ bất cứ thế lực nào” hoặc nhiều trang báo cố tình diễn tả theo chiều hướng tiêu cực với nhiều thêm thắt,ví dụ: họ bảo nhà sư có trang trại và tài sản 2 đến 300 tỷ.
Thế là nhiều người không cần xem hết video hoặc có xem nhưng lại không hiểu được lời nói của sư Toàn mà vì cái hiềm hận mà nhà báo trao cho họ nên hùa theo một cách vội vàng. Xin mạo muội phân tích lời sư Toàn nói và nhìn thực tế trang trại sư Toàn mua đất và diện tích chùa từ ngày xưa.
Đến khảo sát chùa Nga Hoàng nơi sư xảy ra sự việc, tôi cứ nghĩ đến nơi chắc gì gặp ai và chắc cũng không có ai để mở cổng. Nhưng bất ngờ khi đến nơi trong chùa rất nhièu người, Phật tử lớn tuổi 70 đến 80 cũng có, 35 đến 45 cũng có và đặc biệt có một gia đình Phật tử thanh thiếu niên đang sinh hoạt.
Họ thấy tôi đến tất cả ra xá chào rất đúng phép. Họ dẫn tôi đi tham quan và kể tôi nghe tất cả chuyện, từ khi sư Toàn về cho đến hôm nay.
Tất cả họ rất buồn và thương sư Toàn, họ nói “chúng con biết thầy con bị người ta hãm hại, nhưng không biết kêu cứu ở đâu, thầy con bỏ bao công sức tiền của để làm chùa này mà thầy có bắt dân làng chúng con đóng đồng nào đâu, thầy còn không bắt chúng con đóng tiền sớ cầu an và cầu siêu nữa kia mà…”
Chùa ngày xưa chỉ có 800m2 đất, đất đó có trong danh bạ của Giáo hội, sư Toàn có đề cập trả cho Giáo hội nguyên bản đất đó, Chùa ngày xưa nhỏ do dân xây nay được sư Toàn sửa thêm cho trang nghiêm, sư đã đổ đường nhựa từ đường chính vào chùa mà đường này cả làng cùng được đi nhờ, sư mua đất ruộng rồi đổ cát lên, xây nhiều hạng mục lớn, trong đó có Tam bảo lớn khoảng 2000 m2 và dãy nhà 3 tầng, cùng nhiều khu nhà ở, phòng khách…
Với khung cảnh khá đẹp. Các Phật tử cho biết, thầy xây là định mở khoá tu và nhà dưỡng lão, Tam Bảo mới chưa có tượng đầy đủ vì thầy đang đặt người ta làm 40 pho đến nay chưa xong.
Ai đến chùa cũng thấy nó rất đẹp và tương đối có quy củ, nhìn công trình này thì xin thưa; sư Toàn đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết chứ không phải bình thường được, nhiều người sẽ nói “tiền đó của thập phương bá tánh chứ tiền đâu mà sư Toàn xây” dạ vâng dĩ nhiên là của bá tánh.
Nhưng mà nếu không có sư Toàn thì có bá tánh xây không? Có ai mang tiền đến không? Nếu của bá tánh thì ngày trước chùa có 800m2 đất và Tam Bảo bé tý, khô cằn, nhang khói nguội lạnh đó bao nhiêu năm không có bá tánh nào về mà đứng ra hô hào và phát tâm xây dựng cho nó trang nghiêm quy củ? Các vị thử đặt câu hỏi! nếu một người dân đứng ra xây chùa thì họ có làm được không? Chắc chắn là không. Vì sao !?
Thứ nhất, họ không đủ niềm tin để người ta đưa tiền cho anh làm. Ví dụ; các vị đặt vị trí của mình là người mang tiền đến cúng chùa để xây dựng. Các vị thấy an tâm khi cúng tiền cho sư xây chùa hơn hay đưa tiền cho người dân đứng ra xây? Các vị trả lời được câu này thì biết được không có Sư thì khó mà xây được chùa.
Thứ 2, nếu chỉ chờ bá tánh đưa tiền để xây, thì tôi đảm bảo quý vị không bao giờ có tiền và ai mang tiền đến cho mà làm. Vị sư trụ trì phải đi cúng, lễ cho người ta khắp nơi khắp chốn, ngoại giao…“có qua có lại mới toại lòng nhau” thì người ta mới mang tiền đến cúng mà xây chùa, thậm chí những tiền người ta cúng riêng cho Sư, Sư cũng đổ vào đó nữa….nói chung là phải có nhiều nguồn từ vị sư đó tạo ra thậm chí là phải nghĩ ra trồng cái này, làm cái kia….để bán, để làm kinh tế…kiếm tiền mới có mà xây chứ không phải ngồi nhờ người dân đó mang tiền đến cúng để xây đâu thưa các vị.
Thứ 3, sư Toàn có nói “xin quý Ngài là trang trại con quá lớn, tượng pháp cũng quá lớn, bây giờ bán cho ai, và chuyển thế nào….còn tài sản trang trại con xin các ngài, con cũng không làm gì cả, con cũng làm trả nợ và nuôi các cháu ăn học, các người trong bệnh viện…” nghe lời này các vị nghĩ thế nào?
Nếu đứng về pháp lý thì nếu là tên đời của thầy ấy thì khó mà chuyển cho ai được, mà chùa cũng không biết làm gì được khi không có sư khi mà diện tích gần 6.000m2 mà thầy xin cái đó cũng chỉ làm để nuôi các cháu ăn học, các người ở bệnh viện, như vậy thầy ấy cũng xin để nghĩ cho người khác chứ chẳng nghĩ cái gì cá nhân cả, chúng ta nghĩ xem, ở đời nay có mấy người biết nghĩ như thế, họ có trăm nghìn tỷ họ cũng chỉ nghĩ cho riêng họ khi rời khỏi vị trí họ đang đứng,
Thứ 4, về tài sản, như trong video sư Toàn nói thầy định giá khoảng 2 đến 300 tỷ, xin thưa riêng vấn đề này báo Dân Việt có chụp và ghi lại cụ thể thì xin thửa đất mà sư Toàn nói là trang trại đó là đất ruộng và ao, đất nông nghiệp sản xuất, đất đó các Phật tử cho biết sư Toàn thoả thuận với dân giá các đây khoảng 8 năm về trước là 58 triệu/1 sào Bắc bộ (1 sào = 360m2) như vậy nếu diện tích đó với giá 58 triệu/1 sào thì nó có giá cao nhất là 920 triệu, cộng với mấy căn nhà bạt sư Toàn che trồng rau nữa thì tính hết khoản 1tỷ 100 triệu đồng.
Đó là đất mà tự sư Toàn định giá chứ trong video sư Toàn không có nói các khoản tiền nào khác. Đó là đất, còn tài sản khác thì nếu quy đổi những công trình thầy xây mới cũng như đổ đường nhựa vào chùa thì có thể lên đến 5 tỷ.
Nhưng nhiều trang báo thêm thông tin sai lệnh họ nói là đất đai và tài sản 2 đến 300 tỷ, chữ “và” đó thêm vào đã mang một ý nghĩa là 2 khoản tài sản, trong khi sư Toàn nói trong video không có từ đó, thế là dân chúng ta cứ bổ vào là nhà Sư có trang trại và tài sản 300 tỷ…
Trong video sư nói xin trang trại làm để trả nợ, thế tôi xin mạn phép hỏi các vị, các vị phản đối và không cho phép nhà sư sau khi hoàn tục không nên mang bất cứ thứ gì về, tất cả trả về cho Giáo hội, điều đó cũng đúng nếu như chúng ta bắt buộc, thế nếu ngược lại vị sư ấy mượn tiền để mua đất, mở rộng diện tích chùa và vay tiền các Phật tử và bà con để xây dựng, các khoản nợ đó sau khi sư hoàn tục thì Giáo hội và người dân có trách nhiệm trả nợ thay hay không? Hãy suy nghĩ việc này!
Thứ nữa, khi Giáo hội bổ nhiệm trụ trì chỉ bổ nhiệm trên pháp lý giấy tờ, như là một điều kiện để sinh hoạt chung với Giáo hội chứ Giáo hội không cấp tiền xây dựng cũng như mua sắm những nhu cầu chủ yếu của chùa, tất cả do vị trụ trì đó tự lo liệu từ việc nhỏ đến việc to, thậm chí nhiều vị sư họ xây chùa xong hết rồi mới đăng ký sinh hoạt bắt họ phải cúng chùa cho Giáo hội để được họp thức hoá pháp lý, mà nói đúng hơn nó chỉ là tờ giấy họp thức hoá mà tính thực tế của nó lại không được hợp lý thì chúng ta đứng trên phương diện nào để tịch thu vào Giáo hội? Đó là lỗ hổng lớn nhất mà khó có sự giải quyết nào thoả đáng.
Thứ 5, sư Toàn có nói đoạn cuối video “…con thưa quý ngài, đây là một cạm bẫy, nhưng mà không sao cả, mình làm mình chịu, đàn ông không sợ, không có bất cứ thế lực nào mình sợ cả…” chúng ta thử nghĩ một chút về câu này.
- Sư đề cập đây là cạm bẫy.
- Biết bị bẫy nhưng mình làm mình chịu đàn ông không sợ gì.. cũng có khí chất trượng phu, nhiều người đã lén làm mà còn không dám nhận trách nhiệm và hổ thẹn mà.
Sư Toàn dám chấp nhận như vậy thì những ai đang lớn tiếng chửi sư Toàn thì cũng nên đặt lại câu hỏi. Mình có dám làm dám chịu những việc xảy ra trong đời mình chưa? hay mình chuyển sang đổ lỗi cho người khác và tìm mọi cách để bảo vệ cái hèn hạ của mình?
Có câu chuyện thế này “có một phụ nữ đi ngoại tình và bị dân chúng bắt được, chiếu theo luật mose thì người đàn bà đó phải bị người dân ném đá đến khi chết mới thôi, trước cảnh giả mang đó Jesu bảo rằng “những ai cho mình là trong sạch thì hãy bước đến mà ném đá bà ấy trước” tất cả mọi người tự thấy xấu hổ bỏ đi hết và Jesu nói “ta cũng vậy ta không trách chị đâu” may là những người định ném đó họ có liêm sỉ vì biết mình không trong sạch, vậy chúng ta hãy suy xét lại mình dám làm dám nhận chịu trách nhiệm chính hành động của mình chưa?
Thứ 6, sư Toàn bảo “..còn nếu lấy vợ thì lấy vợ thoả mái, không sợ gì cả, ăn chơi thoải mái không sợ gì cả, mặc áo cà sa này thì họ chơi mình còn thành người bình thường rồi không ai nói được, con nói mình thanh niên mà sợ gì..” đây là tâm điểm thứ 2 của mấy bài báo gần đây.
Sư nói rõ là “còn nếu” đứng về quyền công dân thì bất cứ ai cũng có quyền lập gia thất khi họ là người công dân bình thường đó là điều tất nhiên Sư nói không sai tý nào.
Sư có nói “mặc áo cà sa này thì họ chơi mình còn người bình thường thì không ai nói được” nghĩa là buồn vì họ bắt nạt mấy ông Thầy Tu khi họ cứ vin vào cái suy nghĩ “ vì mấy ông Thầy Tu có quy tắc, giới luật nên cứ nói gì liên quan đến cái giới luật thì ông đó tiêu đời, nên cứ bắt nạt họ, còn người đời thì ai nói được.
Vô hình chung ông Sư là như kẻ tôi mọi muốn hành hạ thế nào là hành hạ hay sao, muốn bắt nạt lúc nào là bắt nạt hay sao? không bắt nạt được người đời vì người đời họ có sợ gì về quy tắc, giới luật đâu chứ. Nếu kiểu nghĩ đó thì đáng buồn vì tri thức chúng ta hạn chế mà bản năng ích kỷ chúng ta quá lớn, thì hi vọng gì sự tốt đẹp tương lai cho dân tộc khi mà các nhà báo là đại diện cho ngôn luận để làm tốt đẹp cho dân tộc thì giờ họ lại mang cái ích kỷ bản năng gieo vào lòng của những thế hệ trẻ để cái ích kỷ đó thêm lớn thì họ đang huỷ hoại một dân tộc tự hào là con rồng cháu tiên rồi.
Bên cạnh đó nhiều người sống bằng cơ hội, họ nhân sự kiện sư Toàn họ đòi quyền kiểm toán các nơi thờ tự, đòi quản lý tài chính và hòm công đức các chùa…..làm cho giới tu sĩ của chúng tôi cảm nhận như mình là một đối tượng mà người ta muốn hạch sách thế nào thì hoạch sách và chúng tôi như là người mất đi cái quyền sống và tôn trọng trong đời sống của mình.
Chúng ta hãy suy nghĩ, bề dày lịch sử xưa nay, dù cho thời kỳ Phật giáo hoạn nạn nhất năm 1963, Phật giáo còn chưa bị quản lý tài chính và hòm công đức thì nhẽ nào thời này được gọi là độc lập, tự do lại kiếm tiền, đào tiền ngay cả chốn linh thiêng hay sao?
Nếu không có các vị sư, ai đã tạo ra và giữ gìn văn hoá kiến trúc nghệ thuật cho dân tộc? Nếu không có các vị sư thì ai đứng ra xây dựng những ngôi chùa để ngày nay chúng ta muốn kiểm toán ?
Nhưng trên thực tế nếu kiểm toán nhà nước muốn quản lý thì chúng tôi cũng sẵn lòng bàn giao nhưng phải đi đôi với trách nhiệm mà các vị nhận quản lý.
Ví dụ, chịu trách nhiệm trả các chi phí sinh hoạt của chùa, từ việc lớn như xây dựng, mua sắm….đến việc nhỏ ăn uống của chùa…và trả lương cho các vị sư ở trông coi chùa….nếu ai dám đảm nhận được mọi việc đó thì người tu sĩ của chúng ta cũng nên giao cho họ vì chúng ta thảnh thơi lo tu học mà không lo chuyện cơm, áo, gạo, tiền cũng như xây dựng nữa, được như vậy quả là tốt.
Nhưng tôi lo là “cha chung chẳng ai chịu khóc” rồi cứ làng nhàng như kiểu bao cấp ngày xưa thì chờ mong gì nó phát triển.
Nguyên nhân xảy ra sự việc.
Theo như các Phật tử lớn tuổi ở chùa nói, có 2 nguyên nhân chính.
1. Là từ chuyện nội bộ chùa, lúc trước sư Toàn giao cho 1 vị Phật tử quản lý tiền và hòm công đức, một thời gian sau sư Toàn phát hiện có sự thất thoát nên sư Toàn đã không giao cho vị ấy nữa, vị Phật tử đó tức giận đã lôi kéo một số người tìm cách quấy rối và chống phá.
2. Sư Toàn có một số người hiềm hận vì mấy năm trước có vụ việc kiện tụng ra toà giữa sư Toàn và một Phật tử về việc sư Toàn đưa tiền và làm mồ mả cho một người và đổi lại người đó phải làm thủ tục hợp thức hoá số đất sư Toàn mua. Nhưng sư Toàn đã đưa tiền và làm xong việc của mình thì người kia không làm được thủ tục cho sư Toàn, sư Toàn đòi tiền thì người kia không trả thế là kiện nhau ra toà, cuối cùng toà tuyên sư Toàn thắng kiện.
3. Còn nhiều chuyện khác nữa, có thể một trong những cái bẫy dành cho sư Toàn là từ những vụ việc trên, khi người ta oán hận thì đồng tiền sẽ giúp họ thoả mãn sự bực tức thông qua báo chí.
Hệ luỵ từ những thông tin và cách tiếp cận không tốt?
Sự kiện của sư Toàn chắc chắn gây ra nhiều huệ luỵ khôn lường,
1.Đánh mất niềm tin chân chính của bà con phật tử, họ hoang mang về việc tu học của người tu sĩ.
2.Cơ hội cho các tôn giáo khác mà từ lâu họ muốn thay thế địa vị của họ và muốn thay đổi nền văn hoá của dân tộc Việt.
3.Làm cho người dân hiểu sai về việc xuất gia tu học là để làm giàu, chứ không phải người xuất gia là hi sinh thiên chức làm cha, làm mẹ để dấn thân vì đạo và đời, khi mà người dân hiểu sai vấn đề này thì rất khó để các ngôi chùa khác được kiến tạo khi mà nhiều ngôi chùa đang xuống cấp trầm trọng, và càng khó hơn để có điều kiện cho các vị tu sĩ trẻ có cơ hội đi học trong và ngoài nước thì làm sao nguồn nguyên khí của quốc gia và nhân tài trong đạo có được.
4. Một điều quan trọng nữa là nó tạo sự cực đoan thêm cho người việt và chắc chắn sẽ hiếm và ít có người bước vào con đường xuất gia nữa, cha mẹ và người thân của họ sẽ thêm lo lắng về sự an toàn và danh dự cho con cháu và chính bản thân họ, điều đó có nghĩa dễ mất đi sự truyền thừa….đáng để suy nghĩ.
Tóm lại, với tư cách người xuất gia và tư cách công dân đơn thuần, bản thân con chỉ có một ý duy nhất là mong mọi người hãy bình tâm suy nghĩ lại trên mọi góc cạnh để chúng ta nuôi dưỡng được lòng vị tha, tâm tha thứ, nhằm giảm bớt đi sự hiềm hận bởi những suy nghĩ, thấy, biết vội vàng mà các nhà báo mang đến. bản thân con luôn nhớ câu nói này “muốn tiêu diệt kẻ thù hoàn toàn không có cách nào tốt hơn bằng cách kết bằng hữu với họ”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma có thời gian bị chính quyền Trung Quốc giam tù, khi người ta hỏi ngài. Điều đáng sợ nhất
Nguyễn Thị Khôi
A di đà Phật ! Thời đức Phật con bị Ma Đăng Già hãm hại nữa là, cho nên con xin GHPGVN xem xét lại trường hợp của thầy Toàn nếu có thể cho thầy hoàn tục lại được không, cái này là lỗi của cô phóng viên đã bội nhọ Phật giáo của nước nhà và ha nhục chư Tăng thì chúng ta cần phải lên án Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật Nam mô A Di đà Phật.
Thích 1 Trả lời 10/19/2019 9:56:16 AM