Có lần đội mưa đi học về, có con cá rạch lên miệng cống, tôi vồ lấy đem về khoe mẹ. Tưởng mẹ vui mừng đem cá nấu riêu nào ngờ bà mắng: “Sao con lại bắt nó? Trời ơi! Chim sa cá nhẩy là độc lắm. Đem thả ngay ra!” Tôi vội vàng đem cá thả xuống ao.
Sau khi thủ đao chém lợn, dân làng chen chúc nhau lấy tiền quệt một chút huyết lợn để cầu may. |
Những bài học đầu đời ấy khiến tôi say mê tự nhiên, có lòng yêu cỏ
cây chim bướm và sau này theo đuổi ngành Sinh học và Văn hóa học. Càng
ngày càng thấu hiểu cái văn minh của con người phải hướng tới sự hài
hòa với tự nhiên. Hướng đến cái thiện. Chém giết hủy diệt loài khác là
dã man.
Đương nhiên, trong chuỗi sinh học, trong muôn loài thì loài này là thức
ăn của loài kia là một vòng tuần hoàn. Càng văn minh, con người càng
hiểu rằng con người không phải là chúa tể của muôn loài. Không nên gây
những nỗi đau đớn cho kẻ khác. Nhiều nước có những bộ luật sát sinh rất
chặt chẽ. Người ta không cho phép giết bò giết lợn bằng lối đâm chém
mà phải dùng xung điện…
Đầu năm mới, biết tôi có hướng dẫn cho một số sinh viên ngành Văn hóa
học làm các luận văn tốt nghiệp về một số lễ hội như chọi trâu, chém.
lợn … Anh bạn trẻ đến chúc tết nhân tiện xin hỏi đôi điều. Anh thắc mắc
sao lại nuôi trâu, luyện trâu cho khỏe rồi đem chọi? Cuối cùng, chọi
xong, trâu thắng, trâu thua, trâu vô địch đều ngả ra thịt hết. Lẽ ra
phải giữ những con trâu ấy đem nhân giống lên để tạo ra đàn trâu khỏe
chứ?
Người ta thịt trâu như vậy họ có cái lí của họ. Riêng tôi, tôi nghĩ hình
như các cụ xưa còn gửi lại một thông điệp rằng: Hai con trâu to xác
chẳng thù hằn, tranh giành gì với nhau, bị loài người xô đẩy tới chỗ
đánh nhau trí mạng lòi ruột, mù mắt để thiên hạ hả hê. Thế là cái nghĩa
gì? Vì thế dù thắng hay thua thì rốt cục cả hai đều đáng phải lên thớt
cả. Chớ dại khờ đẻ cho kẻ khác xúi giục mà lao vào đâm chém.lẫn nhau”.
Tiện thể, cậu bảo rằm này em định dẫn cô người yêu lên Tiên Du xem hội
chém lợn. Tôi khuyên không nên đưa người yêu đến chốn ấy. Trong cái
luận án mà sinh viên của tôi khảo sát năm xưa đã chỉ ra rất nhiều hành
vi phản cảm man rợ mà người ta diễn ra trong lễ hội ấy. Quả là cái lễ
hội ấy nó dã có từ lâu đời để nhắc lại chiến công của những người lính
vì đóng trong rừng thiếu lương thực thực phẩm đã săn lợn rừng để bảo
toàn lực lương đánh giặc. Tục ấy đã tự biến mất sau cánh mạng và bị coi
như hủ tục. Nó mới phục hồi lại hơn chục năm nay thôi.
Luận án đã kiến nghị nên xóa bỏ cái hủ tục đâm chém,
phanh thây lợn một cách dã man trước công chúng mà thay bằng những hình
thức khác để sao vẫn giữ được lòng tôn kính tổ tiên, gìn giữ truyền
thống và tôn vinh các chiến công của tiền nhân. Kiến nghị ấy đã được cả
hội đồng đánh giá cao. Tôi đưa cho xem những tấm ảnh con lợn đang sống
bị phanh thây trước đám đông. Trẻ con người lớn chen lấn xô đẩy xông
vào bôi máu lên tay lên tiền cầu may…Anh chàng sởn gai ốc vã mồ hôi:
“May quá! Em định đến lễ hội đẻ ngỏ lời cầu hôn. Đưa cô ấy đến đây thì
“Hỏng hết xôi chè bánh kẹo” là cầm chắc!”
Tiếc thay! Nhiều ý kiến phê phán đã được nêu lên nhưng hủ tục ấy vẫn
tiếp diễn năm này qua năm khác. Có ý kiến cho rằng lễ hội là của nhân
dân. Nó là tâm nguyện của nhân dân, cần tôn trọng để nhân dân quyết
định. Tôi đồng ý một phần với ý kiến đó thôi. Với những thứ hủ tục ấy,
ta cần thuyết phục sao cho mọi người đều hiểu đó là dã man, là phản văn
hóa. Một khi kiểu lễ hội như vậy bị tẩy chay thì chẳng ai tiếp diễn
nữa.
Trong lịch sử loài người đã có tồn tại nhiều hủ tục dã man. Có cả những
tục giết người để lấy máu hiến tế, tục ăn thịt bố mẹ khi về già… Chẳng
lẽ chỉ vì “Tôn trọng tục lệ xưa’ mà ta nhân loại cho phép giữ lại cái
tục giết người hiến tế, tục ăn thịt người chăng?
Tiếc thay ngành Văn hóa chưa có những hướng dẫn uốn nắn cần thiết. Thâm
chí một vài tờ báo còn chạy theo thói giật gân câu khách tung ra nhiều
hình ảnh và lời bình rất phản cảm.
Đã đến lúc cần chấm dứt ngay cái hủ tục phanh thây xé xác tàn bạo này
trong lễ hội vì nó phản văn hóa và kích thích bạo lực rất nguy hiểm.
Hà Nội ngày 14/2/2012