Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tất cả các pháp môn không có pháp cao, pháp thấp

06:58 | 17/09/2023 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Vì tâm nguyện từ bi của chư Phật nên mỗi pháp môn tu tập đều có những công dụng hiệu lực khác nhau.

tat ca cac phap mon tu hoc_nguoiphattu_com 5.jpg

Pháp Phật là thuốc trị tâm bệnh của chúng sanh
Người Phật tử tu pháp gì để chánh pháp hưng thịnh?
Dùng chánh pháp làm ngọn đèn
Sau thời Chánh pháp
Thế nào là thính pháp như chánh pháp ?
Nói năng như chánh Pháp


Có khi một pháp đơn giản nhất lại hiệu lực nhất bởi vì phù hợp nhất với căn cơ của hành giả. Nếu không tìm ra được pháp môn phù hợp sẽ không lợi ích. Điều này cũng ví như chúng ta bị đau đầu thì phải tìm thuốc chữa đau đầu để uống. Nếu lúc đó chúng ta uống thuốc đau bụng thì lại bị khổ khổ, hai trận đau liên tục.

Vì tâm nguyện từ bi của chư Phật nên mỗi pháp môn tu tập đều có những công dụng hiệu lực khác nhau. Người thiếu hạnh phúc phải tu tập về Đức Quan Âm để trưởng dưỡng hạnh phúc bên trong và sau đó thì sẽ giúp đỡ người khác bằng hạnh phúc bên ngoài.

Người thiếu trí tuệ chắc chắn phải trưởng dưỡng trí tuệ bằng cách trì tụng Đức Văn Thù, quán chiếu tu tập về hình ảnh, biểu tượng Đức Văn Thù. Chính vì vậy mỗi chân ngôn, mỗi Mật ấn, mỗi hình sắc biểu tượng tu tập Mật thừa đều giúp viên mãn tâm nguyện cảm ứng không thể nghĩ bàn.

Các pháp môn cũng như chân với tay, tay phải và tay trái. Chúng ta không thể chê bai Nguyên thủy Phật giáo và Đại thừa, Thiền Tông hay Mật Tông. Việc chê bai đó cũng giống như cùng hai tay một thân mà chúng ta cứ dùng tay này đánh tay kia. Giáo pháp của Đức Phật là do bi nguyện của chư Phật cho nên nếu chúng ta phân biệt chê bai là hủy báng, phủ nhận lòng từ bi của Phật.

Tịnh Độ Tông:

Trong pháp môn tu tập Tịnh độ, các Ngài chú trọng về sự thanh tịnh của vạn Pháp, thanh tịnh của tự tính Phật cho nên các Ngài phải niệm Phật, Tam muội niệm Phật nhất tâm và nghĩ về cảnh giới Tịnh Độ để tâm mình thanh tịnh, cầu xin vãng sinh Tịnh Độ để khi xả báo thân này có thể tiếp tục con đường tâm linh thành tựu giác ngộ.

Cõi Tịnh Độ không phải là nơi chỉ có ăn uống, ngủ nghỉ mà đấy là trường học để rèn luyện tâm linh, trường học hoàn hảo có Đức Phật giảng pháp, có những công đức chúng ta tích lũy bằng cách cúng dàng, bằng cách nghe pháp để đạt được giác ngộ.

Nhiều người cho rằng đấy là yếm thế, tự nhiên trốn cảnh vào cõi Tịnh Độ. Suy nghĩ như vậy là chưa thấu đáo, những người đó chưa thấu được nguồn gốc của đau khổ, chưa hiểu được mất thân này rồi chúng ta sẽ đi đâu?

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa có dạy: “Tôi thấy ngày nay người ta dễ dàng tin vào ma quỷ nhưng lại không tin Phật hiện diện. Đấy là một điều phi lý, ma quỷ có thì chắc chắn là Phật có. Tại sao lại chỉ tin ma quỷ thôi? Tại sao lại bài bác cõi Tịnh Độ như vậy khi mà không hiểu Tịnh Độ là gì?”.

Hành giả tu Kim cương thừa nhưng đừng bám chấp cho rằng mình đang ở cấp độ cao mà sinh tâm kiêu mạn. Bạn đang tu gộp một lúc mấy pháp môn nên chúng ta phải biết mình là ai, đang ở căn cơ nào, đừng cao ngạo, vì sự cao ngạo đấy phá hủy tất cả công đức trí tuệ rồi chúng ta sai lạc, tu lạc đạo không cứu được.

Thiền Tông:

Thiền tông chú trọng vào tính không của sự giác ngộ, coi sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp như tro nguội. Thiền tông chú trọng vào sự bất động của tính Phật, đó là khía cạnh của tính không.

Mật Thừa:

Mật thừa hợp nhất sự hỷ lạc với tính không, lấy sáu trần làm đại sự giải thoát. Hành giả Mật thừa tu tập không chỉ an trụ tự tính tâm mà dùng sáu giải thoát qua các giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,… cũng để tịnh hóa nghiệp chướng, sử dụng các giác quan để trải nghiệm tự tính của cảm xúc. Ví dụ trong khóa lễ cúng dàng, các Phật tử phải nhìn hình ảnh chư Phật, Mandala, tai phải nghe âm nhạc, cùng lúc các vị sư sẻ chia đồ uống để chúng ta nếm, tay chúng ta chạm vào các biểu tượng công đức,…

Tất cả điều này là sự kích hoạt và tịnh hóa một lúc sáu căn, giúp hành giả trải nghiệm pháp vị giải thoát. Mật thừa như vậy không chỉ hướng nội mà nhấn mạnh vào sự hợp nhất năng động diệu dụng của vạn pháp. Đấy cũng là lý do tại sao tu tập Mật thừa có thể thành tựu nhanh chóng.

Nhưng nếu không có sự hướng đạo một cách chuẩn mực, người tu Mật thừa rất dễ lạc vào thế giới của huyền thuật, thần thông sai lạc. Bởi vì những năng lượng bên trong của cơ thể nếu không được hướng dẫn thực hành đúng cách sẽ dễ khiến chúng ta bị tẩu hỏa nhập ma. Tẩu hỏa nhập ma chính là sự rối loạn thân tâm, không biết đường tu tập để tiến bước tiếp trên con đường giác ngộ.

Hành giả Mật thừa bên ngoài phải trì giữ giới luật nghiêm cẩn, bên trong phải xả bỏ tất cả những sự phân biệt nhị nguyên. Người tu Mật thừa là người tu mật hạnh, sự thành tựu của mình không được nói ra, kể cả với bạn đạo, trừ những bậc Giáo thọ hay bậc Thượng sư giác ngộ của mình. Nếu đem chuyện tu tập của mình ra nói khoe khoang thì phạm Tam muội da vì đã kích động tâm bản ngã.

Cre: Drukpa Vietnam

thiền tông mật tông phật giáo đại thừa tịnh độ là gì pháp môn tu tập có mấy pháp môn pháp môn hành thiền pháp môn niệm phật pháp môn mật thừa kim cang thừa tinh độ tông

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Quan điểm của Phật giáo về các nhà tiên tri như thế nào ?

Quan điểm của Phật giáo về các nhà tiên tri như thế nào ?

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Phật dạy Tôn giả Ma Ha Ca Diếp về Xá Lợi như thế nào

Phật dạy Tôn giả Ma Ha Ca Diếp về Xá Lợi như thế nào

Ý nghĩa và mục đích của tụng kinh

Ý nghĩa và mục đích của tụng kinh

Lời Phật dạy: Con Rùa và Dã Can

Lời Phật dạy: Con Rùa và Dã Can

Ý nghĩa của chú biến thực biến thủy

Ý nghĩa của chú biến thực biến thủy

Phật tử tại gia có được mặc áo tràng tay thụng?

Phật tử tại gia có được mặc áo tràng tay thụng?

Cách phân biệt Xá Lợi Phật thật

Cách phân biệt Xá Lợi Phật thật

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Đẹp nết thì sẽ đẹp người

Đẹp nết thì sẽ đẹp người

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là...

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là... "mật vụ", "tình báo"?

Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng chỉ lỗi với lòng biết ơn vui vẻ

Tự tứ: Thỉnh cầu đại chúng chỉ lỗi với lòng biết ơn vui vẻ

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN