;
Hình người đàn ông được cho là do ma quỷ nhập cắt từ video clip
Tin nhắn Noel và trách nhiệm người Phật tử
Tổ chức mừng giáng sinh trong trường học là vi phạm luật giáo dục
Âm mưu phá bỏ Phật giáo của Pháp Luân Công
Qua facebook, bạn đọc ký tên “Noi Que” đề nghị tôi viết bài về đề tài thể hiện qua địa chỉ (https://www.facebook.com/LoanTruyenLongThuongXot/videos/515059928938628/?hc_location=ufi)
Dưới đây là ý kiến bình luận của tôi.
1. Trước tiên, cảm ơn bạn đọc đã gửi cho tôi một ví dụ rất điển hình cho thuyết cải đạo của tôi.
Hiện nay, trong Phật giáo Việt Nam rất nhiều tăng ni Phật tử không đồng ý với “thuyết” cải đạo của tôi vốn cho rằng Phật giáo Việt Nam nói riêng, Phật giáo thế giới nói chung đang chịu áp lực cải đạo rất lớn, cần phải ý thức về điều này để bảo vệ Phật giáo, để giữ gìn môi trường hóa đạo, giác tha, giúp mọi người giữ đạo cũng là tu học.
Những video và bình luận trên mạng như bạn đọc đã gửi góp phần chứng tỏ mũi nhọn cải đạo đang thọc sâu vào Phật giáo Việt Nam với những hình thức phương tiện rất tinh vi, khéo léo, hiểm độc, đã được dày công nghiên cứu, thử nghiệm. Tôi mừng vì có thêm căn cứ để hoàn thiện “thuyết” cải đạo.
2. Ma quỷ hóa Phật giáo bằng nhiều phương cách, chiêu thức là một trong những mục tiêu để phục vụ cho hoạt động cải đạo.
Ở đó, người theo đạo Phật, với sự tác động của nhiều phương thức, sẽ được dẫn dắt đến việc kết luận Phật giáo chỉ là mê tín dị đoan, tà đạo quỷ, tôn thờ ngẫu tượng hỗn tạp, đầu độc tín đồ. Tín đồ Phật giáo được thể hiện như những người bị ma ám, quỷ nhập, gây bệnh tật cần được Chúa cứu, dĩ nhiên hết bệnh thì sẽ cải đạo, từ bỏ đạo Phật sang Ca tô La Mã hay Tin Lành.
Song song với việc ma quỷ hóa đạo Phật, thể hiện như một tôn giáo lệch hướng, mông muội, người ta sẽ thể hiện hiện Ca tô La Mã hay Tin Lành là các tôn giáo chân lý, theo Chúa là được cứu rỗi.
Chúng ta sẽ thấy nguyên tắc lý luận như trên được ứng dụng ở video và lời bình luận cụ thể mà chúng ta đang tìm hiểu. “Ma quỷ” được cho là đang nhập vào người bệnh tụng kinh A Di Đà, kinh Phổ Môn, kinh Địa Tạng và cả thực hiện Thiền Minh Sát. Người bệnh chỉ được linh mục chữa cho hết bệnh sau khi tống khứ được ma quỷ tụng các bộ kinh Phật ra ngoài thân thể người bệnh.
Người ta không nói đạo Phật là ma quỷ, mà diễn đạt ý muốn nói bằng một cách khác. Họ nói Kinh Phật là môi trường cho ma quỷ xâm nhập. Người ta gắn những bộ Kinh Phật vào ma quỷ. Thật là một cách ma quỷ hóa đạo Phật một cách hiểm độc và mục tiêu cao nhất là làm Phật tử bỏ đạo Phật, theo đạo Ki tô
Bài trừ đạo Phật, như vậy những người xông lên trong công việc đó tự phong cho mình một nhiệm vụ rất thiêng liêng, rất cao quý, rất đạo đức, là chiến đấu chống ma quỷ. Trong cuộc chiến đấu đó, ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài, người theo đạo Phật là đối tượng vừa được sử dụng như một nạn nhân, vừa được sử dụng như một công cụ, chúng ta thấy qua video. Người theo đạo Phật từ đạo Phật rước ma quỷ vào mình, nên đồng nhất với ma quỷ, hại mình, hại người. Để hết bệnh, chỉ cần tin chúa trục xuất ma quỷ.
Ấy vậy mà, phần lớn tăng ni Phật tử Phật giáo Việt Nam đều không hề biết đến kế hoạch quy mô coi họ là ma quỷ, là nạn nhân của ma quỷ đó, cũng như coi tôn giáo họ đang theo là một thứ mê tín dị đoan, ma quỷ tập thể.
Việc đó gián tiếp tạo thuận lợi hơn nữa cho việc cải đạo tín đồ Phật giáo sang các tôn giáo phương Tây bằng cách ma quỷ hóa Phật giáo.
Vì vậy, mục tiêu của bài viết này là chỉ ra và thúc đẩy tín đồ Phật giáo thức tỉnh trước thủ đoạn ma quỷ hóa Phật giáo để cải đạo. Không nên tìm đến những cách chữa bệnh như video nói trên miêu tả.
Ma quỷ hóa đạo Phật có tác động tạo nên tâm lý sợ đạo Phật, nhưng ngoài ra còn dẫn đến việc ghét đạo Phật, thù đạo Phật, khinh miệt đạo Phật. Bên cạnh đó, những thế lực cải đạo còn dùng nhiều phương thức khác như coi Phật giáo Việt Nam là nô lệ văn hóa Trung Quốc, miêu tả Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo dơ dáy, ngu đần, quê mùa…, để từ đó, phối hợp với phương thức ma quỷ hóa Phật giáo nhằm cải đạo tín đồ Phật giáo.
3. Cần chú ý ở video được phân tích ở đây kỹ thuật “sử dụng lời chứng”.
Về kỹ thuật “sử dụng lời chứng” để cải đạo xin đọc lại bài “Cải đạo: Trên sân Mỹ Đình và sóng truyền hình quốc gia” (http://www.phattuvietnam.net/nick-vujicic-cai-dao-tren-san-my-dinh-va-song-truyen-hinh-quoc-gia/).
Ở đây, cũng vẫn là kỹ thuật sử dụng lời chứng. Linh mục hầu như không nói gì về Phật giáo, chỉ có người bị cho là ma quỷ nhập nói. Linh mục chỉ hỏi và lặp lại câu được trả lời. Thật là một sự dàn dựng khéo léo.
Ma quỷ hóa Phật giáo và kỹ thuật sử dụng lời chứng nhằm mục tiêu cải đạo tín đồ Phật giáo đều đã được dùng rất lâu. Tư duy coi các tôn giáo khác với Ca tô La Mã đều là tà đạo của ma quỷ là tư duy cố hữu của đạo Ca tô La Mã thời trung cổ và ngày nay vẫn là một nguyên tắc lớn để tiến hành hoạt động cải đạo như chúng ta đã thấy. Một trong những cách để thể hiện đối tượng bị cải đạo, bị ma quỷ hại là dùng các lời chứng của những người đã được cải đạo để tạo sự kết quả. Hiện nay, cả hai phương thức này được kết hợp ở mức độ cao chưa từng thấy.
Kỹ thuật cải đạo thật ra là một kỹ thuật quảng cáo. Hiện nay chúng ta thấy đầy đủ kiểu quảng cáo đó trên mạng, đặc biệt là trong quảng cáo thuốc chữa bệnh, thuốc kích thích tình dục, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, như lời cảm ơn, lời chia sẻ, lời tâm sự về trải nghiệm các sản phẩm đó. Trong điều kiện các hình thức quảng cáo khác không thuận lợi, hay bị cấm, thì người ta sẽ quay sang dùng phương thức này. Đạo diễn cho một tiểu phẩm lời chứng không khó.
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=-kHhefOpJKA|500|500}
4. Video cho thấy đạo Ca tô La Mã, hơn bất cứ tôn giáo nào khác, rất mê tín dị đoan. Linh mục làm phép trừ tà như thời Trung Cổ. Cái kiểu chữa bệnh đồng bóng trừ ma, đuổi quỷ không chỉ có ở các miếu phủ, mà lên cả truyền thông nhà thờ nhưng tránh mặt. Còn người trục quỷ đuổi ma không chỉ là một cô đồng cậu bóng quê mùa ở làng xã, mà còn là những linh mục khoa bảng, sang cả ở nước ngoài. Cô đồng, cậu bóng thì đôi khi lảm nhảm một thứ chữ Hán Việt cóp nhặt, còn linh mục trong video thì đuổi quỷ bằng song ngữ Việt Anh. Đây vẫn có màu sắc tâm linh, nhưng rất hạ cấp, quê mùa, xét ra không khác gì nhau trong việc đuổi quỷ trừ tà, bản chất thì y như nhau, chỉ có y phục, động tác, lời nói là khác nhau thôi.
5. Video linh mục trừ ma quỷ, trong đó người bị nhập tự khai là tụng kinh Di Đà, Phổ Môn… vốn chỉ ở mức một tiểu phẩm sân khấu đơn giản mà một diễn viên kịch câm hạng xoàng cũng có thể đóng được với động tác hình thể đơn giản.
Trong trường hợp tác phẩm sân khấu này mang nhiều tính chất kịch câm này, thì phương pháp Stanislapski (tên một đạo diễn người Nga, người đưa ra lý luận phương pháp sân khấu thể nghiệm) đã được áp dụng.
Đạo diễn là vị linh mục sẽ hướng dẫn diễn viên (người được giới thiệu là cựu đại đức, bệnh nhân ma nhập, một số động tác hình thể và kích thích ở diễn viên sự tưởng tượng).
Thể hệ Stanislapski là một thể hệ dùng cho sân khấu, có nghĩa là người diễn viên phải vào vai đúng phương pháp trong từng đêm diễn, còn đối với quay video, thì dễ dàng vô cùng. Vì diễn viên có thể diễn rất nhiều lần để thu hình nháp, mỗi lần vài phút, cho đến khi nào có được video mà đạo diễn ưng ý nhất.
6. Theo tôi, việc quảng bá video này cũng tốt cho Phật giáo, nếu đi kèm là lời phê bình xác đáng. Nó cho thấy một tôn giáo tự coi là văn minh phương Tây đã tìm cách cải đạo tín đồ Phật giáo bằng cách rất thấp kém, bẩn thỉu, hạ lưu và xen lẫn quê kệch. Đồng bóng trừ tà lấy tiền còn đáng trọng hơn là một linh mục trừ tà như một thủ đoạn cải đạo mang tính sân khấu.
MT
___________________________________________________________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.