;
Am
Ngọa Vân là nơi tu hành và hoá phật của Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông,
tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm - điều này đã được sử sách ghi rõ.
Tuy nhiên, Ngọa Vân ở đâu thì lại là một câu hỏi chưa có câu trả lời
thống nhất. Một số ý kiến cho rằng Ngọa Vân nằm trong quần thể di tích
Yên Tử, nay thuộc hai xã Thượng Yên Công và Đông Phương thuộc thị xã
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; số khác lại cho rằng Ngọa Vân thuộc huyện Đông
Triều, cũng ở tỉnh Quảng Ninh.
Trên cơ sở những tài liệu minh
văn, tài liệu văn hoá dân gian, các nhà khảo cổ học đã tiến hành điều
tra, khảo sát tại di tích Ngọa Vân xã Bình Khê, Đông Triều, kết quả đã
tìm thấy những bằng chứng vật chất chứng minh và làm rõ các vấn đề như:
Vị trí của Ngọa Vân thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, Đông Triều,và một
phần thôn Trại Lốc xã An Sinh, Đông Triều; ngoài tên gọi Ngọa Vân quen
thuộc thì cả sử sách lẫn các tài liệu minh văn khác còn gọi Ngọa Vân với
một tên khác là Vân Phong, vừa để chỉ tên khu núi có chùa vừa là tên
chùa; các di tích, di vật tìm được ở khu di tích Ngọa Vân cho thấy, có
thể ngay từ thời Trần, Ngọa Vân đã là một quần thể các di tích mà Am
Ngọa Vân chỉ là một trong số các công trình trong quần thể này; các dấu
tích kiến trúc có quy mô lớn thời Lê Trung Hưng tìm được ở đây cho thấy
sự trỗi dậy của Phật giáo nói chung và Thiền Trúc Lâm nói riêng trong
giai đoạn thế kỷ 17-18.
Buổi thuyết trình đã tập trung vào hai nội dung chính: Quá trình nghiên
cứu và làm rõ về vị trí của am Ngọa Vân và giới thiệu sơ lược về các nơi
lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Theo: Tia Sáng