Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tiền công đức nào không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04?

05:18 | 12/03/2023 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Thông tư số 04 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội (khoản 1 Điều 1 Thông tư số 04).

thong-tu-so-04-tien cong duc.jpg

Công văn: Về Thông tư 04 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tiền công đức
TS. Bùi Hoài Sơn: Tiền công đức là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo..
Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành
Suy nghĩ về Thông tư quản lý tiền công đức
Quản lý tốt hơn nguồn tiền công đức, đừng nên bắt buộc phải làm theo

Theo đó, Thông tư 04 quy định:

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

2. Lễ hội, di tích quy định tại Thông tư này bao gồm:

a) Lễ hội theo Điều 3 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài;

b) Di tích theo Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, gồm: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh.

3. Thông tư này không điều chỉnh:

a) Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ đối với cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa;

b) Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Điều 3: Giải thích từ ngữ.

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức:

a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản;

b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Quần thể danh lam thắng cảnh Tam Chúc mới được xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Ảnh minh hoạ.

Các quy định nói trên cần được hiểu vắn tắt như sau:

1. Thông tư số 04 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội (khoản 1 Điều 1 Thông tư số 04). Lễ hội quy định tại Thông tư số 04 là lễ hội theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29-8-2018 của Chính phủ về quản lý và tổ chức lễ hội, gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài (điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 04). Vì vậy, các chùa, cơ sở tự viện không tổ chức một trong 04 loại hình lễ hội nói trên thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04.

2. Thông tư số 04 hướng dẫn quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích (khoản 1 Điều 1 Thông tư số 04). Vì vậy, các chùa, cơ sở tự viện chưa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Thủ tướng Chính phủ cấp bằng xếp hạng di tích hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04 (điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04).

3. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội bao gồm các khoản hiến, tặng cho, tài trợ của tổ chức, cá nhân cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội dưới hình thức: a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản; b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, tổ chức, cá nhân khi phát tâm thực hiện công đức, tài trợ mà không nhằm mục đích cụ thể “cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội”thì tiền công đức, tài trợ đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04.

4. Thông tư số 04 không điều chỉnh quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư số 04). Theo quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, hoạt động tôn giáo gồm hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo; trong đó sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Vì vậy, việc quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo nói trên tại tất cả các chùa, cơ sở tự viện, tổ chức trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 04.

Trụ trì các các chùa, cơ sở tự viện, người đứng đầu các tổ chức trực thuộc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và áp dụng các phương pháp cần thiết để phân định, tách bạch, minh bạch tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo với các loại tiền công đức, tài trợ khác như: tiền công đức, tài trợ cho di tích; tiền công đức tài trợ cho hoạt động lễ hội; và tiền công đức, tài trợ cho nhà tu hành. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo, tiền công đức, tài trợ cho nhà tu hành phải đúng mục đích theo quy định của Giáo hội, phù hợp với Giáo lý, Giáo luật và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Trường hợp Thông tư số 04 quy định tổ chức trực thuộc, cá nhân thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội thì không bắt buộc thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 5 và Điều 9 (*) Thông tư số 04. Tổ chức trực thuộc, cá nhân thành viên có liên quan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể vận dụng những quy định phù hợp của Điều 5 và Điều 9 Thông tư số 04 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội, tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội một cách an toàn và minh bạch.

------------

Điều 5. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức

1. Ban tổ chức lễ hội khi ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ, phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội.

2. Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm:

a) Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử;

b) Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội đã tiếp nhận;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành viên Ban tổ chức lễ hội lập kế hoạch thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Kế hoạch thu, chi được lập căn cứ vào chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, khả năng các nguồn tài chính và nội dung chi có liên quan cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

d) Sử dụng kinh phí cho lễ hội theo kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt; các khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định;

đ) Mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành;

e) Kết thúc năm tài chính, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Đối với số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng cho công tác tổ chức lễ hội năm sau; trường hợp năm sau không tổ chức lễ hội thì báo cáo Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội xem xét, quyết định.

3. Đối với lễ hội truyền thống được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 9:

Điều 9. Tiếp nhận tiền công đức, tài trợ

1. Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.

2. Tiếp nhận tiền mặt:

Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.

Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.

3. Tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

4. Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).

(Còn tiếp).

Theo:https://phatgiao.org.vn

quản lý tiền công đức di tích tiền công đức tính như thế nào thu chi tiền công đức thông tư 04 thông tư số 04 điều 3 nghị định số 110 tiền công đức

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn (mệ Trí Huệ) qua đời

Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn (mệ Trí Huệ) qua đời

Hà Tĩnh: Phát hiện chuông đồng cổ của chùa Yên Nhân thời Tây Sơn

Hà Tĩnh: Phát hiện chuông đồng cổ của chùa Yên Nhân thời Tây Sơn

Hà Tĩnh: Đi chùa lễ Phật phải bỏ tiền mua vé vào cổng

Hà Tĩnh: Đi chùa lễ Phật phải bỏ tiền mua vé vào cổng

Hà Tĩnh: Bắt đối tượng giả sư bán nhang, quyên góp tiền

Hà Tĩnh: Bắt đối tượng giả sư bán nhang, quyên góp tiền

Hà Tĩnh: Khởi tố hai đối tượng trộm tiền công đức tại chùa Khánh Lưu

Hà Tĩnh: Khởi tố hai đối tượng trộm tiền công đức tại chùa Khánh Lưu

Hà Tĩnh: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật, công tác bầu cử

Hà Tĩnh: Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật, công tác bầu cử

Hà Tĩnh: Lửa bén đến cửa chùa, dân tình khua chuông nổi trống

Hà Tĩnh: Lửa bén đến cửa chùa, dân tình khua chuông nổi trống

Hà Tĩnh: Hàng chục người dân góp tiền “chuộc” cá chình khủng thả về sông

Hà Tĩnh: Hàng chục người dân góp tiền “chuộc” cá chình khủng thả về sông

Hà Tĩnh: Chùa Hương Tích đang bị doanh nghiệp thao túng

Hà Tĩnh: Chùa Hương Tích đang bị doanh nghiệp thao túng

Bài luận về thiền của nam sinh Hà Tĩnh giành học bổng Mỹ hơn 5 tỷ

Bài luận về thiền của nam sinh Hà Tĩnh giành học bổng Mỹ hơn 5 tỷ

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết các cơ quan ban ngành

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết các cơ quan ban ngành

Thông tư 04 điều chỉnh những loại lễ hội nào

Thông tư 04 điều chỉnh những loại lễ hội nào

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,15625 s