;
Khi viết những dòng này thì trên mạng bán lẻ online đã thông báo "ngưng bán" khi gõ thử để mua quyển truyện tranh “Ngao Sò Ốc Hến”.
Với chúng tôi việc này không quan trọng lắm vì những gì muốn nói đều đã được nhiều vị cao kiến trình bày đầy đủ, bên cạnh đó tài liệu về câu chuyện này với chúng tôi không khó để tìm cũng như đã sở hữu từ lâu.
Có chăng là qua đó, muốn thấy thiện chí cầu thị, biết lắng nghe của nhà xuất bản, các vị biên tập, họa sĩ liên quan đang ở cấp độ nào trước những phàn ứng của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử cả nước.
Cụ thề đó là nhà xuất bản Mỹ Thuật, các họa sĩ vả tác giả Minh Châu, Đặng Hồng Quân và Hoàng Khắc Nguyên. Về mặt luật pháp cũng như các quy định xuất bản, hằn quý vị này đã thừa hiểu rõ hơn chúng tôi rất nhiều.
Vì vậy, bài viết ngắn ngủi này chỉ xin tập trung vào câu chuyện “Ngao Sò Ốc Hến” mà trong đó có một chi tiết về nhân vật “Sư Nghiêu” đã khiến những tư tưởng chống phá Phật giáo nhanh nhẩu chộp lấy để vin vào đó phóng xa, vẽ vời theo trình độ hiểu biết lịch sử nghệ thuật, dân gian hạn hẹp của mình.
Trước hết, câu chuyện “Ngao Sò Ốc hến” không phải là chuyện cổ tích, mà đó chỉ là câu chuyện dân gian trong nghệ thuật tuồng, thuộc thể loại “tuồng đồ” mang chất hài hước vui vẻ. Loại tuồng sản sinh, sáng tác không phải của nước ngoài (Hát Bội) của Việt Nam, giống như chuyện Quan Âm Thị Kính vậy. Câu chuyện xuất phát từ giới bình dân trong chốn dân gian và được chính nơi sản sinh ra nó nuôi giữ cho đến khi phát triển thành tuồng hát kinh điển của nghệ thuật tuồng.
“Ngao Sò Ốc hến” còn có tên gọi khác là “Di Tình”, được nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký (1921 – 2008) sưu tầm. Trong một số vở thể lọai tuồng hài có vở này từ bản gốc Di Tình của Đoàn Nồng, có tham khảo bản in của nhà xuất bản Đào Tấn ở Sài Gòn, đây là bản tương đối xưa nhất, và có kết hợp từ cách diễn trò của các nghệ nhân đóng vai Lữ Ngao, Mụ Huyện do văn Phước Khôi và Ngô Thị Liễu thủ diễn.
Qua bản này chúng ta thấy tất cả chín nhân vật, trong đó có thầy Bói Lữ Ngao và Sư Nghiêu. Thầy bói Lữ Ngao ai cũng biết qua nhưng còn Sư Nghiêu thì có phần lạ, trước hết do nhân vật này xuất hiện rất ít trong kịch bản và không có một vai trò quan trọng nào trong vụ án mất đồ của nhà Trùm Sò.
Có chăng là đến thăm Thị hến để có lời hỏi thăm về vụ án và bị chính Thị Hến giăng bẩy vào đúng cái đêm cô ta cố tình hẹn hết Quan Huyện Trì, thầy Đề Hầu..vv..đến để các bà vợ đến đánh ghen!
Xem qua kịch bản, chúng ta thấy nhân vật sư Nghiêu này chỉ xuất hiện trong một lớp 15 (Màn) và cho đến lớp 19 – tức lớp cuối của vở như vừa nói trên. Ngay cả trong phần “Khảo Dị” (theo bản Khảo Dị của Hoàng Trọng Miêu sưu tầm, NXB Đào tấn ở sài gòn 1967) có 6 lớp bổ sung dự phòng, cũng không thấy sự xuất hiện của nhân vật Sư Nghiêu.
Như vậy tại sao từ khi nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký nổ lực đưa vở hát này trở lại sân khấu, tiếp tục hồi sinh mà hoàn toàn không hề thấy có nhân vật Sư Nghiêu như văn bản cổ ?
Trước hết, như đã nói, sự xuất hiện của Sư Nghiêu rất thừa thải, không mang một gút thắt mở nào thêm cho đường dây câu chuyện của vở diễn sân khấu, trong khi một thầy bói Lữ Ngao cũng đủ khoanh vùng mâu chốt lúc ban đầu, và chỉ cần như vậy thôi.
Vì vậy trong đoạn cuối lúc Thị Hến bày mưu cho các bà vợ đến bắt ghen cũng hoàn toàn không có bóng dáng thầy bói Lữ Ngao. Vậy một Sư Nghiêu liệu có hợp lý gì không ở hoàn cảnh đó và còn có ý nghĩa gì ?
Một yếu tố nữa, trong bối cảnh xã hội thời bầy giờ, tức đầu thế kỷ 20, làn gió chấn hưng Phật giáo khắp ba kỳ đã tạo được tiếng vang và vị thế đáng kể, góp phần thoát ra rất xa các mưu đồ biến Phật giáo suy tà từ trong ra của các thế lực đen tối, nhất là mưu đồ ngu dân hóa An Nam chúng ta.
Như đã thưa, sau khi nhà nghiên cứu Hoàng Châu Ký sưu tầm và đưa vở “Ngao Sò Ốc Hến” trở lại sân khấu với bàn tay biên tập, chỉnh lý tài tình, có tâm với nghể; vở diễn đã thu hút quần chúng rất đáng kể , dù đất nước khi ấy còn chiến tranh, miền Bắc vẫn đang chắt chiu từng hạt gạo cũ khoai trong cuộc sống. Do đó vào cuối năm 1958, xưởng phim truyện Hà Nội đã tổ chức ghi hình, sản xuất phim đen trắng vở diễn này với sự góp mặt của các nghệ sĩ gốc Quảng Nam và Bình Định qua loại hình nghệ thuật tuồng của đoàn tuồng Liên Khu 5. Với bàn tay hai đạo diễn Bắc Xuyên và Trúc Lâm.
Sau năm 1975 người viết có nghe nhiều anh chị kể lại phim này những năm sau đó được tổ chức chiếu khắp nơi trong các chiến trường Miền Nam.
Đầu thập niên 1980, Đoàn cải lương Sai gòn 1 đã công diễn vở “Ngao Sò Ốc hến “ của NSND Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) (1906 – 1977) đây là kịch bản ông chuyển thể và giữ nguyên nội dung từ kịch bản trên và có biến cải vai Phù Thủy thành Cô Bóng Năm cho phù hợp văn hóa miền Nam. Còn lại tất cả tác giả Nguyễn Thành Châu vẫn trung thành với đường dậy câu chuyện của bộ phim vừa kể.
Cố NSUT Trường Xuân rất thành công trong vai Thầy Bói Ngao cặp đôi vợ chồng NSUT Thanh Điền-Thanh kim Huệ cũng gây được dấu ấn trong hai vai đinh của vở là Huyện Trìa và Thị Hến với sự sáng tạo riêng của tài nghệ biểu diễn của mình.
Đặc biệt nói về độ sáng tạo phải nhắc đến cố NSUT Giang Châu ( 1952 – 2019 ) quá xuất sắc trong vai Trùm Sò.Và như là tất yếu, vở “Ngao sò Ốc hến’ mọi người biết đến chỉ có ngần ấy nhân vật, không hề có bóng dáng “Thầy Sải Nghiêu”.
Nếu NXB Mỹ Thuật và các tác giả, họa sỉ truyện tranh cùng tên, lý luận là vẫn “trung thành” với kịch bản cổ xưa như đã nêu phần trên trước hết nên cho biết sự xuất hiện của “Thầy Sải Nghiêu” ở đây ngoài ra còn có dụng ý gì khi nét vẻ một “thầy sải Nghiêu ” y chang hình dáng một vị Tăng thời hiện đại.
Cũng như xin hỏi ngược lại rằng các vị như Đào Tấn, Hoàng Châu Ký hay cố soạn giả Năm Châu soạn vở này thiếu bóng dáng ông “thầy sải” của quý vị là vô ích , là thiếu sót thậm chí vô nghĩa chăng ? Nếu nói về lịch sử thì còn rất nhiều đề tài để các vị viết, vẽ tung hoành, những đề tài lịch sử ấy của dân tộc đau thương hay hân hoan như thế nào chắc chắn sẽ là kho tàng bao la cho quý vị khai thác, ngoài Phật giáo chúng tôi.
Chỉ e rằng với tư tưởng thiên vị, cực đoan như quý vị khó mà tiếp cận hay mở mắt ra để đọc, để chia ngọt sẽ bùi cùng quê hương đất nước trong những ngày tăm tối dưới ách nô lệ thực dân.
Ngày nay, vai trò Phật giáo cũng được gìn giữ và nâng cao thêm hơn nhờ vào tính chân lý bất biến và giá trị lịch sử đối với dân tộc. Một nhà văn, nhà báo hay nhà biên lịch sân khấu nếu có chút tư duy lịch sử cũng dễ dàng nhận ra điều đó, chứ chưa cần đến kiến thức, tư duy Phật học.
Họ biết trân quý những giá trị đích thực Phật giáo đem lại cho con người , và suốt chiều dài lịch sử dân tộc này. Chỉ cần như vậy thôi ngòi bút của họ cũng đủ rộng đường đi đến mục đích mình đang muốn tới.
Từ đây mới thấy việc làm của NXB Mỹ Thuật và các BTV, họa sĩ cố tình đưa “thầy Sãi Nghiêu” vào truyện tranh “Ngao Sò Ốc Hến” rất thiền cận và lộ rõ ý đồ , mục đích xuyên tạc hình ảnh Tăng Ni của Phật giáo.