;
Từ chuyện cá chết, Phật giáo cần làm gì trước thảm hoạ môi trường
Hoằng pháp với môi trường là gì?
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
PV: Thượng tọa đánh giá thế nào về sự vào cuộc của Chính phủ và các cơ quan chức năng sau sự cố hải sản chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung?
Thượng tọa Thích Đức Thiện: Trước tình hình xảy ra sự cố môi trường, gây ra hiện tượng hải sản chết bất thường hàng loạt tại vùng biển các tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế làm ảnh hưởng tới đời sống của đồng bào ngư dân, gây hoang mang, làm xáo trộn đời sống nhân dân trong xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, và các Bộ trưởng các Bộ ngành chức năng, lãnh đạo các địa phương, các nhà khoa học đã vào cuộc một cách rất tích cực và nỗ lực tìm kiếm nguyên nhân và đã đưa ra những quyết sách kịp thời nhằm ổn định đời sống ngư dân và đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương tránh tâm lý hoang mang trước thảm họa môi trường lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ mặc dù mới nhận nhiệm vụ trong ít tháng mà đã có những quyết liệt trong ứng phó với thảm họa bảo vệ người dân như vậy là rất tin tưởng vào cái tâm, tầm và trí tuệ của Chính phủ.
Về kết quả công bố của các cơ quan chức năng và thái độ cũng như mức bồi thường thiệt hại của Formosa?
- Việc Chính phủ đã chỉ ra thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung là do Công ty Fomosa Hà tĩnh đã xả thải độc hại vào nước biển làm cho cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung đã đem lại niềm tin cho nhân dân cả nước nói chung, đặc biệt là nhân dân vùng biển các tỉnh miền Trung. Đó là kết quả của những nỗ lực của Chính phủ chỉ ra đúng người, đúng tội một cách khoa học. Cương quyết đấu tranh với hành vi sai trái phá hủy môi trường của Fomosa Hà Tĩnh.
Về mức độ bồi thường được thông báo là 500 triệu Đô la Mỹ, theo tôi con số cụ thể không thể nói hết lên được các vấn đề của sự cố ô nhiễm môi trường biển của chúng ta. Dẫu sao thì con số đó cũng thể hiện sự nhận lỗi của thủ phạm gây ra sự cố cá chết hàng loạt là Fomosa Hà Tĩnh. Nhưng con số mà Fomosa có cam kết tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa hệ thống xả thải, xử lý các độc tố tại Formosa Hà Tĩnh khi đi vào vận hành hay không là con số mà chúng ta cần tiếp tục quan tâm.
Theo Thượng tọa Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải làm gì để tránh được sự việc tương tự xảy ra trong tương lai?
-Tôi mong muốn Chính phủ, các cơ quan chức năng, cụ thể là Bộ TN&MT, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần phải nhận trách nhiệm trong sự cố này một cách thực tâm, bởi các cơ quan đó chính là những người dễ dãi để Fomosa Hà Tĩnh gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sự nhìn nhận rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc vì nhân dân, vì đất nước, đừng vì thành tích cục bộ, lợi ích cục bộ gắn với cá nhân mà chấp nhận sự đầu tư coi nhẹ, lỏng lẻo trong thẩm định đánh giá tác động môi trường.
Trân trọng cảm ơn Thượng tọa!
Quốc Định (thực hiện)
* Tựa đề do BBT Người Phật tử đặt lại.
Nguồn: http://daidoanket.vn/cong-tac-mat-tran/thuong-toa-thich-duc-thien-can-quan-tam-den-cam-ket-tiep-tuc-dau-tu-hien-dai-hoa-he-thong-xa-thai-ta/108834
{widget = w_poll|poll_id=9}