Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Từ Di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Trí Quang nghĩ về chánh pháp

Tác giả Nguyễn Đức Sinh
05:22 | 13/11/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Di huấn của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang dường như làm cho chúng ta (những người con Phật) tỉnh thức, và vững vàng hơn trên lộ trình giác ngộ-giải thoát.

nguoiphattu_com_tu_di_huan_cua_co_truong_lao_hoa_thuong_tri_quang_nghi_ve_chanh_phap0.jpg

Chân dung cố Trưởng lão HT Thích Trí Quang lúc sinh thời.


Trí Quang tự truyện
Sơn hà khấp lệ
Cung thỉnh kim quan trà tỳ nhục thân Cố trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang
Hòa thượng Thích Trí Quang: Một cuộc đời không vẫn hoàn không


Trong  bối cảnh hiện nay, Phật giáo không sao tránh khỏi những tác động mạnh mẽ từ xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường. Để tiếp tục phát huy những giá trị tích cực của mình, Phật giáo phải biết tự giữ gìn, bồi đắp và đổi mới cho phù hợp với thời đại. Điều nêu trên là ý kiến của không ít các Trưởng lão Hòa thượng khi nhìn nhận đời sống xã hội và đạo Phật hiện nay.

Không cần phải nói thêm về những chướng duyên vừa qua mà Phật giáo gặp phải ở giai đoạn này. Nhưng sau những bất ổn ấy, mới đậy không chỉ riêng những người Phật tử mà không ít cư dân mạng quan tâm đến Phật giáo đều bày tỏ lòng tán thán về Di huấn cũng như việc làm của chùa Từ Đàm, Tp. Huế qua thông báo việc thực hiện di huấn của Cố Đại lão HT Trí Quang.

Như chúng ta đã biết,theo thông báo của chùa Từ Đàm về tang lễ Đại lão Hòa thượng Trí Quang - Di huấn gồm 6 điều, ở đây xin được nêu ngắn gọn điều 3 và điều cuối cùng mà Cố Đại lão HT căn dặn đó là: “Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu…không thông báo và mời ai dự cả”. Về lễ nghi Cố Đại lão HT cũng căn dặn: “chỉ tụng một trong các kinh: Địa tạng, Kim cương, Bồ tát giới, Pháp hoa và Thủy sám”.

Về phía chùa Từ Đàm: “Theo Di huấn của Cố Trưởng lão HT Trí Quang, chúng tôi (tức Ban tang lễ) xin Chư vị Tôn thiền đức và quý Phật tử chỉ đến viếng rồi về và xin miễn tất cả phúng điếu (kể cả vòng hoa). Xin chư Tôn thiền đức và quý Phật tử từ bi hoan hỷ” (trích nguyên văn di huấn).

Thưa đạo hữu và bạn đọc!

Đọc những lời Di huấn của Cố Trưởng lão HT Trí Quang qua thông báo của chùa Từ Đàm, không chỉ riêng người viết mà chắc không ít người cảm thấy một điều gì đó trống vắng nếu không muốn nói là hụt hẫng. Song,‘chính niệm’ suy ngẫm sâu đôi chút về giáo lý thì bỗng nhiên sự trống vắng ấy sau đó như được bù, bởi chánh Pháp đạo Phật vẫn luôn hằng còn.

Và Di huấn của cố Đại lão HT dường như làm cho chúng ta (những người con Phật) tỉnh thức, và vững vàng hơn trên lộ trình giác ngộ- giải thoát. Và cũng từ Di huấn này coi đây như một tấm gương phản chiếu giúp ta nghĩ sâu hơn về tự tánh “giác hạnh, giác tha” trong giáo lý đạo Phật để ta có thêm nghị lực và năng lượng gìn giữ và bảo tồn Chánh pháp của Như Lai.

Nói về Tổ thầy, những bậc sáng đạo đã để lại công hạnh và di huấn cho đời sau của hàng thánh tăng ở nước ta chắc nhiều người đã rõ. Nhưng trong tháng năm này, Di huấn của cố Đại lão HT Trí Quang đến với chúng ta thật sự có ý nghĩa về việc tiếp nối sự biểu hiện giữ gìn của chánh pháp.

Nhắc nhớ về công hạnh của cố Đại lão HT trong những ngày này đã có nhiều bài viết nêu đầy đủ về sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của cố HT Trí Quang. Ở đây người viết chỉ xin bày tỏ cảm xúc của mình khi nhìn vào bức ảnh chụp năm 1963 đi theo bài viết của tác giả Hoàng Hải Vân trên (phatgiao.org.vn) có lời chú thích tại bức ảnh, đó là tấm hình chụp (1/9/1963) khi ấy Thượng tọa đang trong giai đoạn tuyệt thực 100 ngày, với tâm thân gầy guộc nhưng đôi mắt thì ngời sáng đủ thấy đạo lực của Thầy Trí Quang lúc đó trong giai đoạn của cuộc “Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam” cũng như  “lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ Diệm” thời pháp nạn thật rõ ràng.

Để minh định cho tinh thần bảo vệ và giữ gìn chánh pháp của đạo Phật, chúng ta hãy đọc đôi dòng dưới đây của cố Đại lão HT Trí Quang trong giai đoạn này sẽ rõ: “Chúng tôi nguyện đem xương máu trang trải cho PHẬT GIÁO và nếu chết là chết như cái chết của CHÂN LÝ trước Bạo-lực, chứ không phải bạo lực nầy chết vì kém bạo lực khác” (nguyên văn).

Chứng kiến và đi qua gần một thế kỷ với biết bao biến động, đổi thay trên quê hương, thế mà phần cuối tự truyện của mình cố Đại lão HT- Trí Quang chỉ viết những dòng tâm tư ngắn gọn ôm chứa tinh thần vô ngã theo giáo lý như thế này (xin dẫn nguyên văn) “Rốt cuộc tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời “không vẫn hoàn không”, không có gì đáng nhớ, đáng nói. Ngay cả như truyện này, vì không thể không có nên phải viết và phải in ra thôi. “Không vẫn hoàn không” là Phật cho, tôi tôi mới được như vậy”.

Thấu tỏ Pháp không, cố Đại lão HT-Trí Quang triệt ngộ pháp Không bằng Di huấn, theo thiển nghĩ của người viết thì đây cũng là bản nguyện của Thầy trước thiền môn cũng như tất cả chúng ta hãy vì chánh Pháp của Phật giáo mà hành trì.

Nhân nói đến điều này, người viết bỗng nhớ tới bốn câu thơ (kệ) của Nhị Tổ Trúc lâm Yên Tử. Đó là ngài Pháp Loa lúc sắp Viên tịch đêm (mồng 1 tháng 3 năm 1330) khi đó, môn đệ thấy ngài bất động các đệ tử bạch:

-“Bạch thầy, người xưa lúc sắp về đều có lời kệ để lại chỉ bảo, sao chỉ có riêng thầy là không có?

Nghe vậy, ngài mới xua tay chỉ cho đệ tử rời khỏi phòng, gượng dậy vê bút viết:

“Muôn duyên cắt bỏ được thân nhàn

Hơn bốn chục năm mộng ảo gian

Nhắn nhủ mọi người đừng viếng hỏi

Bên này, trăng gió cũng mênh mang.

Viết xong ngài ngồi nguyên thế kiết già rồi tịch (thọ thế 46 tuổi)

Theo bài kệ trên, ta thấy cuộc sống thế gian đối với bậc đạt đạo giải thoát ra đi thật nhẹ nhàng không luyến tiếc. Nói như thế không có nghĩa là Tổ có ý mếch lòng gì với thế gian (nếu hiểu theo cách đó là hiểu lầm).

Qua sử liệu nói về Nhị tổ Pháp Loa chúng ta thấy hành trạng của ngài đối với Trúc lâm Yên Tử nói riêng và Phật giáo nước nhà thật to lớn. Và khi nguyện hạnh của ngài đã mãn (tức xong việc) thì ngài về bên kia “nhắn nhủ mọi người đừng viếng hỏi / Bên này, trăng gió cũng mênh mang”.

Đọc hành trạng của Nhị Tổ Pháp Loa ta thấy rất rõ công lao to lớn toàn diện của ngài đối với Phật giáo. Chính vì điều này mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã trao y bát cho ngài nối dòng Thiền tông mà ta vẫn gọi là dòng thiền Nhập thế Trúc lâm Yên Tử, hay còn có tên khác là Như Lai Thanh tịnh thiền; hoặc dòng Thiền Thích Ca Văn. Pháp Loa là tổ thứ 35 tiếp nối Huyền Quang là Tổ cuối cùng nối dòng thiền này.

Nói thế để thấy, trước sự ra đi (giải thoát giới) của các Tổ thầy, chúng ta thấy không ít thì nhiều, các bậc giải thoát đều có Di huấn, có điều chúng ta cảm nhận về di huấn và thực hiện nó như thế nào.

Với Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông ngài chỉ nhắc nhở trong câu thơ thiền nhập thế như thế này,“Muôn việc nước chảy theo nước / trăm năm lòng tự hỏi lòng”. Thế thôi mà câu thơ nhập thế ấy cứ luôn văng vẳng bên lòng.

Trở lại với vấn đề thực hiện chánh Pháp theo Công văn 31 của Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và những tín ngưỡng khác không phải của Phật giáo, chúng ta là người Phật tử nên thao thức. Đó là sự thao thức, là câu hỏi mà mỗi người Phật tử chúng ta đều phải có trách nhiệm để bảo vệ ngôi nhà Chánh Pháp của Như Lai.

Ở đây xin được nhắc lại, từ thế kỷ 13 Tam tổ Trúc lâm đã ra sức dẹp bỏ những gì không phải của Phật giáo làm mê hoặc quân dân Đại Việt đã được các ngài thực thi có hiệu quả trong việc chống mê tín dị đoan.

Và hôm nay, với Di huấn của cố đại lão HT-Trí Quang ta lại thấy sự tiếp nối biểu hiện của tinh thần giữ gìn chánh pháp. Điều đó, như nhắc nhở chúng ta những người con Phật, cũng như những ai quan tâm đến tinh hoa của Phật giáo tiếp tục phát huy trí tuệ của đạo Phật, để tỏ lòng tri ân đến các Tổ thầy đã có công xả thân vì Đạo Pháp và Dân tộc.

Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh

pháp nạn 1963 thích trí quang di huấn của cố trưởng lão hòa thượng trí quang chùa từ đàm tam tổ trúc lâm trúc lâm yên tử tang lễ ht thích trí quang di huấn ht trí quang Chánh Pháp

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nghĩ về tinh thần cầu đạo

Nghĩ về tinh thần cầu đạo

Ba La Đề Mộc Xoa

Ba La Đề Mộc Xoa

Đạo làm trụ trì

Đạo làm trụ trì

Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một cuộc đời không vẫn hoàn không'

Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một cuộc đời không vẫn hoàn không'

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 5)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 5)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 4)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 4)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 3)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 3)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 2)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 2)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 1)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 1)

Vấn đề tự sát trong Tăng đoàn thời Phật

Vấn đề tự sát trong Tăng đoàn thời Phật

Hạnh của người xuất gia

Hạnh của người xuất gia

Tại sao người xuất gia phải trải qua giai đoạn làm chú tiểu?

Tại sao người xuất gia phải trải qua giai đoạn làm chú tiểu?

Bài viết xem nhiều

Hòa thượng Thích Chân Tính thuyết giảng tại các tỉnh miền Bắc

Hòa thượng Thích Chân Tính thuyết giảng tại các tỉnh miền Bắc

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0825814 s