;
Thầy dùng pháp danh giả ?
Ngày 19.10, tiếp xúc với PV Thanh Niên, đại diện Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh Quảng Bình cho biết vì đó là bức tượng Phật Di Lặc rất quý nên sau khi có thông tin tượng mang đi ngoại tỉnh, hội đã yêu cầu ông Đặng Ngọc Tám (pháp danh Lê Chánh, thành viên ban quản tự chùa và làm nhiệm vụ bảo vệ) báo cáo sự việc. Trong bản tường trình, ông Tám viết: “Sau khi tôi đi chơi về thấy có tượng vị Phật Di Lặc mới để ở chánh điện. Tôi hỏi trong gia đình thì vợ bảo thầy (ông Mẫn, pháp danh Siêu Minh) cùng với thầy chùa ở Đông Hà mang ra. Lúc đó, tôi nhìn lại thì tượng vị Phật Di Lặc cũ không còn. Tôi tin chắc thầy tôi đã cho thầy ở Đông Hà thỉnh đi vì trước thầy Siêu Minh có nói sơ là đưa vào trong đó để tu sửa lại… Tóm lại, ý đồ của thầy ở Đông Hà là buôn bán đồ cổ, còn thầy Siêu Minh thì tin vào sự tân trang lại vị Phật đó”.
|
GHPG tỉnh đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đề nghị xác minh sự việc và thu hồi bức tượng. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng rằng tượng đã bị bán cho giới buôn đồ cổ, hiện không biết lưu lạc ở đâu, cũng có thể đã bị bán ra nước ngoài và khả năng thu hồi là rất thấp. Ông Hoàng Gia Hy - thư ký của GHPG tỉnh Quảng Bình, cho biết: “Theo xác minh ban đầu, vị thầy ở Đông Hà đã lấy tên, địa chỉ giả. Như lời ông Mẫn nói thì thầy đó là Thích Tâm Thuận, ở chùa Phước Tuệ, nhưng chúng tôi liên lạc với GHPG Quảng Trị thì được biết chỉ có chùa Phước Huệ và không có thầy nào tên như vậy ở chùa cả”.
Bà Liên (nhà ở gần chùa Phổ Minh, người chứng kiến sự việc) kể lại: “Lúc đó tôi đang tụng kinh nên không để ý, nghĩ trong bụng tụng rồi sẽ tới xem nhưng khi xong thì họ lấy tượng đi mất. Tôi cứ nghĩ chắc thầy đã bàn bạc, hỏi ý kiến mọi người, chứ ai ngờ ra vậy; bán tượng Phật đi thì phải tội lắm”.
Nhiều tượng cổ không còn
Chùa Phổ Minh lưu giữ khá nhiều pho tượng Phật cổ trong đó có các pho tượng của tổ đình sắc tứ Minh Đức - một ngôi cổ tự do 12 dòng họ làng Đức Phổ đứng ra thành lập từ đầu thế kỷ 17. Anh M.Q, người từng làm luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài về chùa Phổ Minh, cho biết đến năm 1998, chùa vẫn còn lưu giữ nhiều tượng cổ bằng đồng, sứ, gỗ như: A Di Đà, Thế Chí Bồ Tát, Thích Ca Mâu Ni, Di Lặc, Quan Âm, Ngọc Hoàng, Hộ Pháp, Quan Bình.
Thế nhưng, theo ghi nhận của ông Hoàng Gia Hy cũng như ông Đặng Ngọc Tám thì hiện chùa chỉ còn duy nhất pho tượng Hộ Pháp cổ. Ông Tám nói: “Số tượng cổ kia đều do ông thầy ở Đông Hà lấy đi. Nếu vụ tượng Phật Di Lặc không bị lộ thì ông đó chắc cũng lấy nốt cái còn lại. Bình lục giác cổ tôi đã giấu sau chánh điện nhưng ông cũng lấy. Chắc chắn ông đó buôn đồ cổ vì có lần tìm đến nhà bà Liên hỏi đồ”.
Ông Hy cho hay sắp tới sẽ bàn cách giao chùa cho địa phương quản lý, tránh những mất mát tương tự.
Cuốn Địa chí Đồng Hới ghi chùa Phổ Minh được xây dựng khoảng từ năm 1920 - 1927 (không phải những năm 1883 như thông tin ban đầu), do sư thầy Phổ Minh (1889 - 1962) trụ trì. Theo một số tư liệu khác, từ năm 1948 - 1952, chùa Phổ Minh được chọn làm nơi đặt trụ sở của Chi hội Phật giáo và Hội Phật học Quảng Bình. |