;
Ca sĩ Sĩ Luân
Thậm chí anh đã vạch sẵn con đường đi của mình rằng “…nếu không ai bên mình thì mình đành chấp nhận. Nhưng Sỹ Luân vẫn còn một con đường lớn đó là xuất gia tại một ngôi chùa nào đó ở một vùng núi xa xôi hoặc mình tự mở. Không gieo duyên với cuộc sống nữa.Từ hồi bị tai nạn đập đầu xuống đường, trong tiềm thức Sỹ Luân thấy kiếp trước mình xuất gia. Sỹ Luân chỉ là một Phật tử rất nhỏ bé bình thường, đang tu tập nhưng có sức mạnh của lời nói, có hào quang của người nghệ sĩ đi theo con đường của Đức Phật”
Từ đó đến nay, Sỹ Luân luôn là hình mẫu tu học được đồng nghiệp và công chúng đề cao nhất.
Tuy nhiên, do không biết có phải vị thế đó đã tạo thành áp lực để anh phải thốt ra những lời phát biểu trong bài phỏng vấn của Phượng Hoàng đăng trên wedsite VTC New ngày 3 tháng 11/2011 vừa qua. Trong đó có một đoạn dài nói về Phật Pháp và về vụ án giết người cướp của ở Bắc Giang của hung thủ Lê Văn Luyện.
Bài phỏng vấn ấy có tựa ban đầu rất HOT là “Sỹ Luân Từng Tự Vẫn Ở Bến Bạch Đằng” . Sẽ chẵng có gì to tát khi những trãi nghiệm, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề trong một bài phỏng vấn, như đoạn trích ở trên, nếu như anh chàng ca sĩ Phật tử của chúng ta không phải là một Phật tử thì phát biểu sau đây sẽ được dễ dàng chấp nhận . Khi được hỏi “Ngoài âm nhạc và kinh Phật, Sỹ Luân quan tấm nhất điều gì ?”. Sỹ Luân trã lời rằng anh rát quan tâm đến giáo dục, lý giải nguyên do giới trẻ ngày nay đạo đức xuống cấp là do gia đình và nhả trường , xã hội giáo dục chưa tốt. Anh cho rằng “giới trẻ ngày nay không phải là họ không có đạo đức nhưng không ai nói cho họ biết đâu làđúng, sai…Từ đó tội phạm ngáy càng trẻ hóa, 15 tuổi nó đã thành quỷ rối chứ không đợi 18 tuổi. Luân phẩn nộ nhất là Lê Văn Luyện, đứa trẻ không biết gì mà nó cũng không tha.Cầm dao cắt cổ một đứa, chặt tay đứa kia, thật kinh khủng!
Nếu Sỹ Luân làm luật pháp thì trên 16 tuổi phạm tội nguy hiểm như thế là phải tử hình, để răn đe giới trẻ, để họ nhìn vào đó sẽ thấy cái giá phải trã. Nếu có thể thì thậm chí đem ra tử hình ở những nơi đông người và…, truyền hình trực tiếp. Không khoan hồng, nhân nhượng mà phải loại nó ngay ra khỏi xã hội loài người vì nó là quỷ rối.Đảm bảo coi xong không ai dám gây tội ác vậy nữa .
Rất tiếc, ở đây anh lại là một người Phật tử !
Có lẽ rồi cũng sẽ có ý kiến cho rằng dù sao anh cũng chưa phải là một thầy tu xuất gia, những lời phát biểu đó có thể thông cảm cho hạn chê` tư duy Phật học và kiến thức phổ thông (luật pháp).Nhưng đáng buồn hơn và khó biện bạch hơn khi anh trã lời câu hỏi “Quan điểm đó có gì mâu thuẩn với tư tưởng Phật Pháp mà Sỹ Luân đang theo không ?” một cách khẳng định rằng “Không có mâu thuẩn gì hết vì gieo nhân nào gặt quả nấy, giết người là phải đền mạng. Có như vậy mới bảo vệ được cái thiện và lọai trừ cái ác khỏi xã hội này.”
Ở đây có lẽ không cần thiết để diễn bày những tư tưởng Phật học để nhận định về một hành vi giết người của Lê Văn Luyện cũng như nhận định của ca sĩ Sỹ Luân . Nhưng điều đáng nói ở đây trước hết, có lẽ lỗi này không chỉ riêng Sỹ Luân mà hình như cũng có phần của báo giới , wedsite Phật giáo chúng ta , khi mà một sự kiện, một vụ án gây chấn động dư luận như vậy mà thông tin Phật giáo không sớm vào cuộc , hướng dẫn và định an dư luận. Đêm 31/8/2011 khi Lê Văn Luyện bị bắt và đưa về đồn Biên Phòng Na Hinh, Huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn , thì ngay sáng hôm sau thôi , một tờ báo Phật giáo nhanh nhẩu “vào cuộc” bằng cách đăng lại một bài của trang mạng khác có tựa đề “Nhân Quả Hiện Tiền” mà nội dung cũng chỉ nói việc chạy trốn của Lê văn Luyện không khỏi như bao bài báo khác ngoài xã hội.
Để rồi, có cảm thấy ngại ngùng không khi mà một tuần sau đó , chính tôi cũng phải nghiêng mình trước một bài báo mà lẽ ra phải là của Phật giáo chúng ta .Đó là bài “Đòi Lê Văn Luyện chết để làm gì ?” đăng trên báo Người Lao Động ngày 6/9/2011. Tác giả Tiến Thông đã đưa người đọc dừng lại ở điểm nhận định trong tỉnh thức , không còn xôn xao, bàng hoàng nhất quyết đòi mạng phải đền mạng ! Từ góc độ luật pháp hiện hành cho đến quy chế chung của công pháp quốc tế , tác giả đã giúp chúng ta có cái nhìn thông thoáng hơn và kính phục hơn các nhà làm luật khi mà tại sao chưa đủ 18 tuổi chưa thể thi hành bản án tử hình. Tức nhiên trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, tác giả bài bào cũng nhận không ít lời chỉ trích nhưng rối cuối cùng cũng nhận được rất nhiều chia sẻ. Chúng ta nê tìm đọc lại bài này sẽ hay hơn.
Đối với con nhà Phật chúng ta, trước hết phải nhận chân cái giá trị thật của cuộc sống này .Tất cả đều không thật, ngay cả cái thân này cũng chỉ giã huyễn mà thôi .Một tội ác phát sinh, lỡi không chỉ riêng người thủ ác và khi đã bị trừng trị thì cái ác có thật sự chấm dứt hay chưa . Nếu thất chấm dứt thì lời Phật dạy cái thế giơi này chỉ toàn đau khổ chỉ là lời nói lỗi thời.
Luật pháp dù ở quốc độ nào cũng chỉ hoàn thiện một cách tương đối , và trong sự tương đối ấy là có cả một nổ lực không ngừng , hết sức mình để pháp luật sở tại được thưc thi . Nói theo quán tính , cảm tính rằng “ác quá “, hay “Giết người phải đền tội”. “Mạng đền mạng” cuối cùng rồi cũng chỉ là quán tính. Hảy để luật pháp làm công việc của luật pháp .Theo tôi đó là thế gian pháp. Còn Phật pháp ? Cái Trí Tuệ nó luôn đi theo sau Từ Bi và Dũng Chí để nhìn nhận sự việc.
Dẫu biết rằng ca sĩ Sỹ Luân dù sao cũng chỉ mới quy y Phật pháp chưa lâu, một vài nhận định , phát biểu có thể sẽ gặp nhiều khói khăn và va vấp, nhưng đáng quý là ở chổ tuổi trẻ , có danh vọng mà sớm biết tìm nương dực Phật pháp như thế thì không còn gì quý giá hơn. Mong Sỹ Luân kềm chế. Bởi vì phát biểu của anh thuộc dạng gây “sốc” ,đã có nhiều phản hồi không có lợi cho anh như một bạn có nickname Anh Lê viết rằng “Theo Phật mà không theo được tâm Phật : Trước những tội ác khủng khiềp rtrong xã hội như vụ Lê Văn Luyện giết người cướp vàng ở Bắc Giang, Sỹ Luân cho rằng cần phải loại bỏ cái ác để bảo vệ cái thiện, giết người phải đền mạng. Mất thiện cảm trầm trọng với ca sĩ nhạc sị này.(nguồn:VTC New ngày 3.11.2011).
Lê Văn Luyện trong trại giam
Lê Văn Luyện rồi sẽ phải trã giá cho hành động tàn ác của mình , bằng cách nào thì đã có luật pháp thực thi. Dù là bằng hình thức nào nhưng những tháng ngày ngồi trong lao ngục, đối diện với chính mình, và như chính Lê Văn Luyện từng thú nhận đêm nào cũng thấy hình ảnh cháu bé mình giết than khóc ; thì đó chính là hình phạt nặng nề nhất mà mình phải một mình gánh chịu.
Dương Thái Bằng