;
Tôi chưa có dịp đến đất Nghệ An, nơi sản sinh ra
nhiều anh hùng hào kiệt , lẫm liệt uy phong, làm rạng danh cho đất nước.
Tôi chỉ biết vùng đất địa linh nhân kiệt này qua câu ca “Đường
vô xứ Nghệ loanh quanh, non xanh nước
biếc như tranh họa đồ” trong các tài
liệu , sách vở. Còn có một Nghệ An khác
nữa mà bao gian khổ, khó khăn đã
trở nên một phần quen thuộc trong đời sống :
Mời anh về xứ Nghệ
quê em
Để được nghe mô, tê,
răng, rứa
Cùng em đi bẩy chim
trưa hạ
Cơn gió Lào thổi rát cả
hàng tre.
. (nguồn: lamchame.com)
Nhưng người Nghệ An vẫn tự hào nơi vùng
đất mình sinh ra và không ngại ngần mời
gọi người thương về với mình:
Về làm dâu xứ Nghệ đi
em
Về để nghe câu gừng cay
muối mặn
Đất Thành Vinh quê anh
chất phác..
(nguồn:lamchame.com)
Đất và người Nghệ An là vậy đó. Nhưng có
lẽ tôi thương nhất là cái chất chân thật của người Nghệ An như nhà thơ Nguyễn
Bùi Vợi đã khắc họa, xin trích:
Nói giọng thì nặng
như bổ củi
Mô, tê, răng, rứa nghe
nhức đầu
Được cái trời cho tài chịu khó
Nhà tranh cơm độn chẵng kêu đâu!
Đã nói khi nào thì cũng
nói to
Đã nhìn ai thì nhìn
thẳng mặt
Biết bao nhiêu bận bị
mất lòng
Đánh chết cũng không
chừa thói thật
(Trích;Lấy chồng xứ Nghệ)
Địa danh Nghệ An (châu) đã xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm 1030 thay cho tên Hoan Châu (cùng Hà Tỉnh thời Bắc thuộc) từ mấy trăm năm về trước(năm 627). Tiếp theo sau đó là những thay đổi nhỏ từng thời như Xứ Nghệ (năm 1490 thời vua Lê Thánh tông); thời Tây Sơn còn có tên Nghĩa An trấn; rồi đến Trấn Nghệ An (năm 1831 vua Minh Mạng chia Trấn Nghệ An thành hai tỉnh là Nghệ An(bắc sông Lam) và Hà Tỉnh(nam Sông Lam). Hai tỉnh này tồn tại cho đến năm 1976 thì được sáp nhập thành NGhệ Tỉnh. Cho đến năm 1991 hai địa danh của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh mới được trã lại và tồn tại cho đến tận hôm nay.(theoWikipedia tiếng việt)
Nếu ngược dòng thời gian trước năm Thiện Thành thứ 3, đời Lý Thái Tông về trước, bao gồm cả các thời gian bắc thuộc cho đến tận thởi Hùng Vương thì Nghệ An còn có rất nhiều tên khác nữa, thậm chí từng là kinh đô của nước độc lập cổ đại Việt Thường ở chân núi Hồng Lĩnh.(theo cuocsongviet.com)
Những gì tôi biết về Nghệ An là thế đấy. Những cái biết qua văn thơ, qua sách sử nhưng cũng đủ đọng lại trong tâm khảm tôi những hình ảnh đẹp và thật vô cùng. Trong quá trình lịch sử dày đặc , hình thành nên địa danh Nghệ An đó, tất nhiên trong khía cãnh đời sống và lối sống con người Nghệ An nền đạo dức chuẩn mực chung của con cháu Lạc Hồng đã được định hình như bao vùng miền khác .
Từ trong tình cảm đó, tôi luôn ưu tư về tính chất quan trọng làm nên nhân cách con người Nghệ An là giá trị nhân bàn của nền đạo lý tam giáo mà trong đó Phật giáo luôn đóng vai trò chủ yêu, ít nhất cũng kể từ thời Lý, nền tảng đạo đức Phật giáo đã được chan hòa nơi này. Vai trò đó đã song hành chung cùng đất nước, dân tộc hơn hai ngàn năm qua. Riêng ở đất Nghệ An này điều đó chỉ còn được thể hiện qua nhiều di tích Phật giáo, tất cả hiện nay đều đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.
Theo dòng lịch sử hình thành đất Nghệ An nói trên, sự đấu tranh, hy sinh và cống hiến cho dân tộc và cho bản sở quả là điều không thể nghĩ bàn. Trong bao nguồn cơn chiến đấu và dựng xây, Phật giáo Nghệ An (PGNA) luôn chia sớt phận mình trong vận mệnh chung , không từ nan bất kể tài sản (chùa chiền), con người (tu sĩ). Thế nhưng đã bao phen hưng thịnh, PGNA chỉ còn lại là vô vàn mất mác, nếu có chăng là các phế tích đìu hiu theo năm tháng.
Đáng chú ý nhất là giai đoạn dừng chân và tuyển mộ binh sĩ của hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ cuối năm 1788 tại Nghệ An, cho đến thời gian sau khi lên ngôi trị vì của vị hoàng đế tài ba này, PGNA bị tổn thất và mất mác không nhỏ. Dường như từ đây, PGNA đành chịu số phận hẩm hiu, lui dần vào một góc làng thôn , để mặc gió bụi thời gian phũ đầy trong quên lãng (?)
Tuy nhiên, cho dù trong hoàn cảnh nào, con người và PGNA luôn gắn mình vào trong quỷ đạo thương yêu hết lòng và bảo vệ tổ quốc triệt để. Nhìn vào những trang sử ố vàng theo năm tháng ấy, Nghệ An và PGNA nằm giữa hai trục Nam-Bắc Thanh Hóa và Quảng Bình. Đáng chú ý nhất phía bắc –tình Thanh Hóa, với chiến lũy Ba Đình tại huyện Nga Sơn do anh hùng dân tộc Đinh Công Tráng cùng một số văn thân , thổ hào yêu nước như Phạm Bành, Nguyễn Khế, Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước… dựng nên năm 1886. Nhưng chỉ một năm sau đó chiến lũy bị thất thủ không bời do 2250 tên lính Phú Lang Sa với 25 đại bác và 4 chiến hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metzinger, mà do chính 5000 con người xứ sở này vong quốc giúp sức (1).
Tác giả tham gia hội thảo khoa học trong Tuần lễ văn hoá Phật giáo Nghệ an
Ở Quảng Bình có lẽ do địa bàn không rộng nên việc kiểm sóat và áp đặt thề chế cầm quyền dễ dàng thành công , nhất là sự thuần phục các họ đạo rất nhanh chóng. Ngô Đình Diệm cũng là con dân đất này.
So với hai nơi trên, Nghệ An chưa có một vết tỳ đen nào lớn trong việc tiếp sức cho thực dâm xâm lược trong quá trình viết sử của mình. Dù vậy, với hai gọng kềm đó, tinh thần và nếp sống văn hóa con người xứ Nghệ cũng không tránh khỏi chao đão bởi nơi này cũng là trục lộ nối liền các vùng miền của đất nước. Tất cả cũng sẽ dễ dàng theo gió cuốn bay đi .
Trong hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc vừa qua, đặc biệt giai đọc chống Mỹ cứu nước. Nghệ An luôn là đầu mối tạo nên các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Lương không thiếu một câm, quân không thiếu một người”, “xe chưa qua , nhà không tiếc”v…v…thì PGNA ngoài ý chí xuật trần cao cả của tăng chúng trong việc “Cởi áo cà sa khoát chiến bào”còn có những hy sinh , cơ sở chùa chiền cho kháng chiến, cho dù một giai đoạn dài PGNA vốn luôn èo ọt, ốm yếu.
Những gì còn lại của PGNA như đã thưa, chỉ là phế tích và dấu xưa tàn phai. Văn hóa PGNA cũng không ngoài dòng chảy khắc nghiệt đó. Tất cả như chững lại , nhường cho những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nói một cách khác, PGNA dần âm thầm vắng bóng . Tất cả chỉ còn đọng lại trong ký ức nếu như các ngôi chùa , dù có ngôi chùa chỉ là phế tích, được đếm vừa đù trên một bàn tay . Đó là chùa Đại Tuệ, chùa Phổ Nghiêm, chùa Cần Linh, chùa Chung Linh, chùa Cổ Am, chùa Ân Hậu, chùa Tập Phúc.
Chùa Đại Tuệ. Ngôi chùa này nay chỉ còn là phế
tích, thuộc địa phận huyện
- Đây là ngôi chùa duy nhất trên đất
nước ta có thờ Phật Bà Đại Tuệ.
-Trước chùa có một “Thạch Ngai”(tảng đá lớn rất giống ngai vàng) không ai dám ngồi vì cho rằng
đây chính là nơi xưa kia Hồ Quý Ly và vua Quang Trung từng
ngồi.
- Thế kỳ XV, chùa được Hồ Vương xây thành Đại Huệ làm căn cứ
chống giặc Minh.
- Thời Quang Trung Nguyễn Huệ, trên
đường tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh(1789) đã dừng chân tại đây , chiêu mộ
thêm binh sĩ và luyện tập võ nghệ. Bãi đất trước chùa hiện nay có tên Bãi Tập là từ sự kiện này.
Quang trung Nguyễn Huệ còn được sư
thầy chùa đại tuệ hiến kế, chỉa mách đường đi theo lối thượng đạo Nộn Băng, vừa
tránh được tai mắt kẻ địch , vừa rút ngắn đáng kể hành trình tiến đánh Thăng
Long. Sau này khi hoàn thành đại nghiệp
và lên ngôi, Quang Trung xuống chiếu cắt
hai mươi mẫu ruộng giao cho chùa để dân làng có điều kiệnm chăm lo hương khói,
lễ bái quanh năm. Cánh đồng dưới chân núi Đại Huệ hiện nay vẫn còn đó tên gọi
ruộng Chùa.
Trong khuôn viên chùa Đại Tuệ,
cách trung tâm bốn mươi mét về hướng Đông hiện vẫn còn hai mợ lớn được ghép
bằng đá, người dân cho rằng ngôi mộ nằm
cạnh chùa nhất là của sư thầy, ngôi mộ nằm ngoài là của Hoiàng đế Cảnh Thịnh –
Nguyễn Quang Toản (?).
Từ các nguồn sử liệu quý giá này, khẳng định giá trị văn hóa lịch sử tâm linh Nghệ An, và thể theo nguyện vọng của tăng ni Phật tử xứ Nghệ, UBND tỉnh nghệ An quyết định chủ trương phục dựng lại chùa Đại Tuệ. Ban Vận Động xây chùa Đại Tuệ được thành lập ngày 16/6/2010 do trung tướng Đòan Sinh Hưởng (nguyên tư lệnh Quân Khu bốn) làm trưởng ban.(2)
Chùa
Phổ Nghiêm : Chùa còn có tên là Hoàng
Lao hay Trung kiên, tọa lạc ở làng Trung Kien, xã Nghi Thiết, Huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An.
Chùa được dựng vào thế kỷ XVII
(1690), đã được trùng tu nhiều lần.
Chùa có một phiến đá to cao 107 có hình dáng giống một
vị sư nên dân gian thường gọi là Tượng Sư
Đá. Chùa còn có bia cổ, giếng cổ.
Chùa đã được Bộ VH-TT công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Chùa Chung Linh: Theo chứng tích lịch sử, chùa này
đã có trên 500 năm, tọa lạc trên núi Chùa, xóm Liên Chung, xã Phong Thịnh,
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Trãi quan bao dâu bể và sự vô tâm của
con người, chùa Chung Linh xưa không còn nữa, chỉ còn lại tấm bia đá và cụ rùa
tồn tại, ghi dấu tích trên mãnh đất xưa. Trong tâm tưởng người dân, Chung Linh
cổ tự vẫn còn đọng lại trên một vùng quê với tên gọi thân thương : Chợ Chùa.
Trước sự hoài vọng về một quá khứ tốt đẹp của PGNA nói chung và chùa Chung Linh nói riêng, ngày 20/12/2010 UBND Tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định phục dựng lại ngôi chùa này. Ngày 17/4/2011 đã làm lễ động thổ. GHPGVN đã bổ nhiệm Đại Đức Thích Quảng Bảo đảm nhiệm chức trụ trì chùa Chung Linh.(3).
Chùa Cổ Am : Chùa nằm trên địa bàn xã Diễn Minh,
huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An. (Lèn Hồ Lĩnh- nằm trong quần thể di tích lịch sử
văn hóa Lèn Hai Vai). Chùa có niên đại 600 năm, Nhu vậy ngay từ rất lâu người
dân Diễn Châu đã nhận thức sâu sắc về đạo Phật “Một tôn giáo cao đẹp nhất toàn
cầu”. Cho nên, người xưa xây chùa là để truyền bá nền văn hóa tâm linh của đạo
Phật đến với cộng đồng dân cư, giáo dục con người hoàn thiện cả về, Chân,
Thiện, Mỹ.
Trãi qua thời gian , chùa Cổ Am cũng
chung cùng số phận tan hoang, chỉ còn lại dấu tích nền móng và bia đá, lư hương
đá, cùng chuông đồng bị vùi lấp trong
lẩn khuất bụi cây.
Bộ VH-TT công nhận di tích lịch sử quốc gia theo QĐ số 3211/QĐ/BT ngày 12/12/1994. Năm 2010 UBND trỉnh Nghệ An ban hành quyết định phục dựng chùa Cổ Am số 2802/QĐ.UBND-NC ngày 30/6/2010. UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định côngn nhận trụ trì chùa Cổ Am cho Đại Đức Thích Tâm Thành (van bản số 5255/UBND-NC ngày 08/09/2011).( 4)
Chùa Ân Hậu: thuộc xã Nghi Đức, thành phố Vinh.
Được biết, ngôi chùa này đã có bề dảy lịch sử 700 năm, khơi nguồn từ một nhũ
mẫu của hoàng đế trần duệ tông. Sai khi rời kinh thành bà đã về quê cùng nhân
dân địa phương xây dựng nên ngôi chùa này vào thế kỷ thứ XIV tại làng Ơn, xã Ân
Hậu, huyện Châu Phúc (nay thuộc xã Nghi Đức, thành phố Vinh).
Đây cũng là nơi hai cận thần của vua
Trùng Quang đế (thời nhà Trần) Trương Quốc Điển, Trần Văn Định lánh nạn vào
chùa xuống tóc đi tiếp duyên nghiệp tu hành.
Chùa đã
bị hư hoại theo thời gian , chì còn lại vài thảo am lụp sụp thờ Phật và
hơn một ha đất trồng tỉa hoa màu.
Ngày 27/10/2009 (mùng 10/09/âl) đã diễn ra lễ công bố Quyết Định phục hồi và bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Trí trụ trì chùa Ân Hậu.(5)
Chùa tập Phúc: Ngôi chùa này được xây dựng trong
nữa đầu thế kỳ XX(1926) do các nhà hảo tâm và Phật tử có lòng mộ đạo quyên góp. Tuy thuộc hàng sinh sau đẻ muộn nhất nhưng chùa
Tập Phúc không được may mắn bình
yên như các ngôi chùa trên. Cho đến nay lòng mong mõi được phục dựng ngôi chùa nàycủa tăng ni Phật tử chưa được tròn vẹn .
Đây là ngôi chùa diễn ra nhiều sự kiện lịch sử rất cần được phục dựng và tôn xưng xứng tầm giá trị đóng góp cho Nghệ An và PGNA.(6)
Chùa Cần Linh: Còn được gọi là Chùa Sư Nữ ,. Chùa có quy mô lớn và đẹp
nhất tỉnh Nghệ An, được Bộ VH-TT &DL chứng nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Chùa được xây dựng từ thời tiền Lê(năm
886) trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên Tường, huyện Hưng
Nguyên.( Nay thuộc phường Cửa
Theo những dòng sự liệu gần nhất, ngôi
chùa từng có sự ghé thăm của hai vị vua Tự Đức và Bảo Đại. Trong đó, Tự Đức
được coi là người đã có ý tưởng đổi tên chùa thành Cần linh như ngày nay với ý
nghĩa mong muốn ngôi chùa linh thiêng
này gần gũi hơn với nhân dân địa phương trong nhu cẩu
sinh hoạt văn hóa tâm linh. Vì vậy vua Tự Đức trao tặng bức trướng “Cần Linh” cho chùa để bắt đầu từ đó
trở thành tên gọi thay cho Linh
Vân Tự.(7).
Trong nhiều biến động thời cuộc , chùa Cần Linh cũng lắm phen đứng trước cơn sóng vô thường vùi dập. Thế nhưng. tưởng rằng mất hết dấu tích Phật giáo nơi xứ Nghệ, song cũng như sức sống bền bỉ của con người Nghệ An, chùa Cần Linh tại thành phố Vinh còn lại tương đối nguyên vẹn và là ngôi chùa duy nhất tại Nghệ An có sư trụ trì. Tiếng chuông, tiếng mõ đã lại được khơi lên, dù chỉ như một cánh én nhỏ chờ mùa xuân Phật pháp. Phật tử xứ Nghệ lại vân tập về đây củng cố đạo lực sau bao năm chiến tranh gian khổ, từng bước khôi phục phát triển lan tõa về những phế tích Phật giáo vùng quê. (8)
Như vậy, với một chuỗi dài quá khứ của PGNA, nhiều buồn hơn vui như thế; một vài ngôi chùa dù còn tồn tại với những mãnh vá chấp vá`, thiếu sinh khí hóa đạo, liệu có đủ sức giữ gìn hay níu kéo nếp sống tâm linh cho cộng đồng , thì thử hỏi cái chất văn hóa Phật giáo liệu có tồn tại độc lập trên mãnh đất này ? Trã lời được thắc mắc nầy chúng ta mới có thể nói đền sự ảnh hưởng và phát triển được.
Đất nước đã thống nhất 37 năm rồi, và Giáo Hội Phật Giáo Việt
Có lẽ trước nhất chúng ta cũng nên nghiêng mình khâm phục chư tăng ni và Phật tử ít ỏi, đã sông , tu dưởng và hóa đạo trong điều kiện Phật giáo có mà như không Ở Nghệ An này trong khoảng thời gian dài vừa qua.
May mắn thay! Những thực tế không vui đó nay đã hoàn toàn chấm dứt. Mặt trời hồng đã mĩm cười đáp lại với PGNA . nơi có những Tăng Ni Phật hiền hậu mà chịu thương chịu khó bao đời nay. Từ đây PGNA có thể, ngẩng đầu, tiếp tục sứ mệnh được chư tiền bối hàng ngàn năm trước gầy dựng cho ngôi nhà PGNA., cho nguồn cội tâm linh con người xứ Nghệ.
Lịch sừ quá khứ sẽ luôn là biện chứng
hùng hồn cho tinh thần PGNA.
DƯƠNG KINH THÀNH
Ban Phật Giáo Việt nam Viện Nghiên Cứu Phật Học việt nam
Những chú thích:
1)
-…Cuộc khánh cự mạnh nhất xảy ra tại Thanh Hóa, dưới
sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành
căn cứ, được lũy tre bảo vệ có thành, đường hầm và hệ thống giao thông hào được
bố trí rất thông minh. Tinh thần chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm “bình định”cứ
điểm này, quân Pháp đã gời tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4
pháo hạm dưới quyền chỉ huy của trung tá Metzingger. Cuộc tấn công ngày
16/12/1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật
mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre(sau này là thống chế
Pháp trong chiến tranh Thế Giới Lần Thứ Nhất) nghĩ ra tới việc nhờ Linh mục
Trần Lục, quản xứ Phát diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ an và Hà Tỉnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám
mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5000 giáo dân. Ba Đình đã thất
thủ.( F, Rouvie, Loin du Pays, Paris 1896, tr 103-104 –
Linh Mục Trần Tam Tĩnh “Dieu et Cesar”(Thập Giá và Lưỡi Gươm) Laq Mã 10/5/1975,
do NXB Sudestasie, {aris 10-1978, tr 41-42).
Tháng 3 năm Bính Tuất (4/1884),
Nguyễn Hữu Độ cử Trần Lục làm Tuyên Phủ Sứ Thanh Hóa, hàm Tham tri Bộ Lễ, lo
việc đánh dẹp quân Cần Vương vì họ đạo của Trần Lục nằm giữa ranh giới Ninh
Bình và Thanh Hóa . VI, 37:153- Vũ Ngự Chiêu “ Các Vua
Cuối Nhà Nguyễn 1883 – 1945” Tập I:Đại Nam Mất Tự Chủ, 1858-1884 NXB Văn Hóa,
Houston,1999, tr 343 và 361)
*********
Bài viết có sử
dụng một số tư liệu của các
trang Phật giáo