;
QUY Y TỪ XA – CHUYỆN LÀ CÓ THẬT! |
HỎI:
Sau một thời gian tìm hiểu và học tập giáo pháp, tôi phát tâm quy y Tam bảo. Chỉ có điều vị thầy hướng đạo, khai mở tuệ giác cho tôi mà tôi muốn quy y, nương tựa tinh thần lại ở rất xa. Vì điều kiện sinh sống làm ăn nên không thể đến quy y trực tiếp với thầy tại chùa được, vậy tôi có thể "quy y từ xa" hay có cách nào tương đương không? Mới đây, một số bạn bè cho tôi biết đã quy y chư Sư qua Internet. Kính hỏi quý Báo, quan điểm của Phật giáo về vấn đề này thế nào? Xin được chỉ bày và cho chúng tôi những lời khuyên.
(NGUYỄN PHÁT TÀI, TP Cần Thơ, phungthi20... @yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Nguyễn Phát Tài và phungthi20… thân mến!
Trong thời đại số hóa, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, những thành tựu của khoa học và công nghệ đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống đưa đến nhiều tiện ích, nhanh chóng và tiết kiệm. Giờ đây, các hoạt động có tính chất "từ xa" không còn xa lạ đối với mọi người. Từ mua bán, học tập, dạy dỗ, họp hành, cho đến trị liệu v.v và v.v đều có thể thực hiện được từ xa.
Riêng vấn đề "quy y từ xa" là một ảo kiến thật bất ngờ và khôi hài. Sở dĩ gọi là ảo kiến chứ không phải sáng kiến vì tính chất hư ảo, tà kiến, phá lệ của nó và hoàn toàn phi kinh điển. Bất ngờ là vì hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có trong Phật giáo bao giờ. Khôi hài bởi ứng dụng công nghệ cao một cách lố bịch và khập khiễng vào một lĩnh vực rất cần sự đối diện, tiếp xúc và trao truyền trực tiếp. Trong thế giới ảo (Internet), trao đổi thông tin là sự thật. Nhưng pháp thức quy y của Phật giáo thì không đơn thuần chỉ trao đổi thông tin mà là sự thành tâm đối trước Tam bảo phát nguyện quay về nương tựa Ba ngôi báu trong sự hiện diện và chứng minh của Phật, Pháp và Tăng đồng thời tiếp nhận từ chư Tăng năm giới quý báu để hoàn thiện tự thân.
Quy y Tam bảo là một bước ngoặt rất quan trọng của một đời người. Quyết định bỏ tà quy chánh, sống theo ánh sáng Tam bảo được thể hiện bằng hành động cụ thể. Đích thân người quy y thành tâm quy kính trước Phật, Pháp, Tăng dũng mãnh phát thệ nguyện trở về sống trong chánh pháp. Sự trang nghiêm của buổi lễ cùng với niềm xúc động mãnh liệt tràn ngập thân tâm của người quy y là dấu hiệu cho thấy pháp quy y thành tựu. Sau khi quy y, người Phật tử cảm nhận được một nguồn năng lượng mới từ Tam bảo truyền vào thân tâm, khiến họ hân hoan, tịnh tín và bình an… Kinh nghiệm nội tại này là một dấu ấn đậm nét, khó phai mờ trong tâm thức đồng thời có khả năng hộ trì người Phật tử giữ vững niềm tin, nỗ lực tu học.
Khi "quy y từ xa" qua Internet, thì đối trước chúng ta là màn hình máy vi tính: Không Phật, không Pháp cũng không Tăng; không kính lễ, không hoa hương, không trang nghiêm, hoàn toàn nhạt nhẽo, vô vị và bất kính. Dù nghe được tiếng nói nhưng những âm thanh ấy chỉ là một phần rất nhỏ của pháp thức quy y, chưa đủ các yếu tố cần để tạo ra sự rung động, giao cảm với Tam bảo như quy y đúng Chánh pháp. Nếu đối trước Tam bảo phát nguyện quy y thì gọi là quy y Tam bảo, còn trong trường hợp đối trước máy vi tính quy y này chẳng lẽ gọi là Quy y máy vi tính sao? Sự phá lệ (quy y từ xa) này nếu không kịp thời ngăn chặn thì sẽ dẫn đến di họa phá vỡ các định pháp có tính truyền thống trong Phật giáo. Mặt khác, rồi đây ai dám chắc là không có chuyện quy y qua điện thoại, quy y qua video, VCD… và vô vàn cách quy y nhảm nhí, phi pháp khác?
Vì thế, pháp quy y chỉ được thực hành trực tiếp và tất nhiên không thể "quy y từ xa" đồng thời cũng không có pháp quy y nào tương đương, có tính cách gián tiếp được. Ngay cả trường hợp quy y khi tuổi còn nhỏ (chưa ý thức được ý nghĩa quy y) thì cha mẹ phải đích thân mang đứa trẻ đến đối trước Tam bảo thành tâm kính lễ thì pháp quy y mới thành tựu. Tất cả những trường hợp đã đăng ký tên tuổi nhưng vắng mặt tại buổi lễ quy y hoặc "nghe quy y" qua trực tuyến (online) đều đồng nghĩa với chưa quy y.
Ai cũng muốn quy y làm đệ tử của vị minh sư mà mình kính ngưỡng. Trong trường hợp không đủ duyên lành để gặp thầy thì ta có thể quy y Tam bảo tại ngôi chùa gần nhất rồi sau đó học pháp "từ xa" nơi vị thầy quý kính của mình. Đạo Phật là đạo trí tuệ, do đó sử dụng phương tiện cũng phải có trí tuệ mới đem đến an vui và lợi ích đích thực.
Chúc các bạn tu học thành công!
Nguồn: chuyenphapluan
Vu Thanh
Vợ chồng tôi không may trước đó vợ tôi có thai nhưng không may thai không có phôi và bị lưu. tôi có chốn cất. không may tiếp theo là vợ tôi mang thai lần nữa nhưng vẫn bị lưu. tôi sống ở nơi xứ người vậy cho tôi hỏi tôi có thể chôn thai lần thứ 2 này chung với lần trước được không. xin cảm ơn
Truong Thi Hong Nho
Thưa thầy! Con ở bắc nhưng vào nam lập nghiệp năm 23t. Năm con 46t thì con rất muốn tìm hiểu về Phật Pháp nhưng không ai đi cùng con không dám vào ngôi chùa gần nhà và không dám gặp Tăng Ni. Mẹ con thấy con tâm sự vậy nên nhân dịp ở quê hương có khoá quy và hỏi con đồng ý ngay.con quy y Tam bảo cũng không được có Phật Pháp Tăng, không có vị thầy truyền đạo. Kể từ khi có pháp danh con luôn tự sửa mình từ lời nói,cách cư xử và kìm chế được bản tính nóng nảy. Con thường xuyên tìm đọc kinh Phật,tìm hiểu về kinh, luật,luận. Con học thuộc nhiều bài chú,sám thường dùng,khi đã tự tin rồi con đến ngôi chùa gần nhà bạch thầy trụ trì và xin được sinh hoạt tâm linh và thầy đồng ý. Con thường xuyên vào làm công quả và các dịp lễ lớn trong chùa con làm mọi việc có thể. Bạch thầy cho con xin hỏi con có phải quy y để xin ban lại pháp danh mới hay con vẫn giữ pháp danh mẹ con xin cho con quy ở ngoài bắc. Xin thầy hoan hi chỉ giúp.A Di Đà Phật !
To thi nga
Thưa thầy cho con hỏi. Hon trc con có ra đường thấy hai con gà. Con bắt một con về nuôi thì phát hiện nó bj đâm mấy cái kim tren người. Con ngi do họ yểm. Vậy con nuoi nó có bj sao k ạ.co phai dem về xe bj xui xẻo k ạ
Thích 1 Trả lời 3/11/2020 10:53:47 AM