;
Đôi lời cùng tác giả Thành Nguyên, phóng viên báo Người Cao Tuổi
Người Phật tử trước thực trạng truyền thông đưa tin tiêu cực về Phật giáo
Văn hóa thể hiện qua nhiều lãnh vực khác nhau, mỗi lãnh vực thể hiện một trình độ văn hóa nhất định; Người cầm bút là một trong những
loại văn hóa cao cấp, thể hiện tầm nhìn, nhận xét qua văn phong để định hướng độc giả theo quan điểm khách quan có chuẩn mực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không thiếu những tờ báo lá cải dùng lãnh địa riêng để tung ra những ngôn từ thiếu văn hóa,mục đích mạt sát đối tượng, trong đó có báo “người cao tuổi”.
Trước đây và cho đến bây giờ, báo này luôn có những bài bươi móc xỉa xói nặng lời những tu sĩ Phật giáo.Báo mạng ngày 26/12/2014 qua chủ đề :
Khánh Hòa:Thêm một ông “sư hổ mang” phơi mặt.
Nội dung không có gì mới khi mà vấn đề được báo mạng , báo giấy tung lên hàng loạt về nhà sư Chúc Minh ở Khánh Hòa bị phơi bày những hình ảnh đồi trụy; Việc nầy chưa có kết luận chính xác khi Giáo hội đang xác minh. Báo Khánh Hòa cũng đã bị phạt 10 triệu về vấn đề tung tin thiếu kiểm chứng và đưa hình ảnh thiếu văn hóa, vì vậy báo Khánh Hòa đã xếp hồ sơ chờ kết luận của Phật giáo và cơ quan chức năng. Thế nhưng, vấn đề tưởng chừng im ắng, báo người “Cao tuổi” lại dậy lên sự kiện với lời lẽ hết sức vô văn hóa:
Bài III: Trả lại danh thắng quốc gia và đuổi những “sư hổ mang” ra khỏi chốn tu hành
Chùa chiền là chốn linh thiêng. Ở đó, thầy chùa có vai trò hết sức quan trọng và nhạy cảm. Không ai khác mà chính thầy chùa là tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi, xỉ hả của Đức Phật. Ngoài trách nhiệm là người truyền dạy giáo lí, đạo pháp, thầy chùa còn là một công dân, luôn được tôn kính và ngưỡng mộ. Bởi vậy, ở nơi cửa Phật không có chỗ cho “sư hổ mang” nương thân!…
“thầy chùa và sư Hổ Mang” là ngôn từ của giới thất học ám chỉ về hành vi của một tu sĩ, loại văn nói dân giả khinh miệt đối tượng; người cầm bút có lối văn tao nhã hơn mà vẫn lột tả được ý tưởng tương tự như thế. Đồng ý tổ chức nào cũng có “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng không có nghĩa những con sâu đó đại diện cho một tập thể được gọi chung là “thầy chùa-sư hổ mang”. Một cá nhân dù mang danh hiệu nào, hàm tước nào, hình thức nào một khi đã đi ra khỏi giới điều, quy phạm thì không còn xứng đáng với chức danh của tập thể đó, nếu phạm pháp chưa xác định thì gọi là “nghi can”, đã xác định gọi là “can phạm”, được tòa kết tội gọi là “phạm nhân”; luật thế gian đã phân biệt rõ như thế huống nữa là một tôn giáo, không thể gọi một tu sĩ phạm giới gọi là thầy tu, thầy chùa mà gọi là phạm Tăng, tùy tội năng nhẹ tác pháp Yết Ma để luận tội hoặc tẩn xuất hoặc biệt trú...Khi sự vụ chưa được xác minh rõ ràng, dùng từ “thầy chùa-sư hổ mang” gán ghép cho một đối tượng cho dù nhân cách đối tượng đó không xứng đáng, thì liệu người cầm bút có xứng đáng để bình phẩm đối tượng như thế chăng?
Bài III: Trả lại danh thắng quốc gia và đuổi những “sư hổ mang” ra khỏi chốn tu hành
Chùa chiền là chốn linh thiêng. Ở đó, thầy chùa có vai trò hết sức quan trọng và nhạy cảm. Không ai khác mà chính thầy chùa là tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi, xỉ hả của Đức Phật. Ngoài trách nhiệm là người truyền dạy giáo lí, đạo pháp, thầy chùa còn là một công dân, luôn được tôn kính và ngưỡng mộ. Bởi vậy, ở nơi cửa Phật không có chỗ cho “sư hổ mang” nương thân!…
Cho dù thiện ý của báo “người cao tuổi” muốn trong sạch hóa Phật giáo, nhưng cách ăn nói như thế, bản thân mình chưa đủ nhân cách thì làm trong sạch ai?
Báo giới không phải là mãnh đất vô chủ để dương oai diễu võ, múa gậy vườn hoang, xem thường hàng triệu độc giả. Nhất là báo: người cao tuổi” cũng đã từng có những bài báo nhục mạ tu sĩ, nhất là HT Thiện Nhơn, quyền Chủ Tịch HĐTS PGTW hiện nay, thiết nghĩ, Bộ văn hóa, Thông tin truyền thông nên xét lại khả năng và nhân cách của người cầm bút trong báo giới, Ban biên tập cho đăng những loại bài như thế cũng đồng nghĩa khả năng nhận thức của BBT ngang tầm của người viết bài báo.
Thừa nhận Phật giáo không hoàn toàn có những tu sĩ trong sạch, nhưng cũng không có nghĩa Phật giáo toàn là tập thể ô hợp, và bất cứ tôn giáo nào cũng thế , vì thế gian là thế; người có tinh thần xây dựng, hãy nhìn cái tốt của kẻ khác, rác nhà người không phải rác nhà mình, chỉ nhìn thấy rác chứng tỏ tầm nhìn và tâm địa của mình cũng chỉ là rác, những loại rác như thế liệu có làm sạch được ai? Vì vậy không thể xem đó là lối xây dựng mà là cách ăn nói giữa chợ cá.
Mong báo “người cao tuổi” sẽ không tiếp tục đi vào con đường nhục mạ kẻ khác bằng văn phong hạ cấp như vậy. Riêng Phật giáo, không những kịp thời phát hiện những tệ nạn nội bộ để sửa sai, cần liên lạc với báo giới để giải trình và nắm vững vấn đề tránh làm tổn thương tập thể chỉ vì một vài thành phần bất hảo tạo ra.
27/12/2014
tuan anh
Theo con nghĩ vì từ lâu các báo chí vn luôn đăng tin không được kiểm chứng rõ ràng mà không bị xử lý nên họ làm càng vì vậy Giáo hội cần phải đấu tranh tới cùng nếu các bài báo này đăng tin giật gân này vừa đăng tin thì Giáo hội nên cử phóng viên liên lạc ngay với chủ nhiệm bài báo yêu cầu đưa bằng chứng rõ ràng và yêu cầu người đăng báo phải chịu trách nhiệm về bài báo đã đăng và nhờ cơ quan CA điều tra độc lập nếu không đúng thì phải kiện phóng viên báo đó ra tòa luôn phải làm tới nơi chứ không để họ xin lỗi rồi bỏ qua .Phải lên báo chí nhằm làm cho mọi người đều biết cho báo đó đóng cửa luôn bên đạo khác mà đăng tầm bậy chắc là họ biểu tình đốt tòa báo.
Thích 17 Trả lời 12/28/2014 2:07:49 PM