Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Về nghĩa của bốn chữ Hán 'Pháp trung lương kiệt'

Tác giả Quần Anh
11:19 | 14/03/2020 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Vậy, nghĩa của “Pháp trung lương kiệt” được hiểu là “bậc anh tài kiệt xuất hết lòng bảo vệ chánh pháp”, hoặc “bậc tài ba xuất chúng luôn trung thành với đạo pháp”.

phap_trung_luong_huu.jpg

Tác giả Phước Nguyên có đạo văn hay không?

Hiện tượng Phước Nguyên, trách nhiệm thuộc về ai?

Bốn chữ 'Pháp trung lương kiệt' trong tang lễ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, thực sự là những chữ gì?

Trong bài viết của mình “Thượng nhân Tăng thống Quảng Độ: Từ THÍ VÔ UÝ GIẢ đến PHÁP TRUNG LƯƠNG KIỆT” đăng trên website Thư Viện Hoa Sen, thầy Thích Phước Nguyên viết:

“Về băng rôn số 7, treo 4 chữ Nho: “Pháp trung lương kiệt - 法 中 樑 傑”, do một bậc Đại Trưởng lão đồng hàng đồng kiến với đức Tăng thống, một thời quý Ngài chung tay dựng cơ đồ Phật giáo Đại Việt, bái chúc cho đức Tăng thống, trước khi ngài dự tri thời chí.”

- Theo từ điển Thiều Chửu, nghĩa chữ pháp - 法 là nhà Phật gọi đạo là pháp, cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp 說法, tôn xưng các sư giảng đạo là pháp sư 法師, v.v.

- Theo từ điển Trần Văn Chánh, nghĩa chữ trung - 中: là giữa, ở giữa, trong, trên, dưới v.v tùy theo văn cảnh.

- Theo từ điển Thiều Chửu và Trần Văn Chánh, nghĩa chữ lương - 樑 là tục dùng như chữ lương 梁, nghĩa là cái cầu, cái xà nhà v.v.

- Theo từ điển Thiều Chửu và Trần Văn Chánh,  nghĩa chữ kiệt - 傑 là giỏi lạ, trí khôn gấp mười người gọi là kiệt, xuất sắc, kiệt xuất, lỗi lạc v.v.

Thầy Thích Phước Nguyên dịch nghĩa “Pháp trung lương kiệt” là “BẬC ĐỐNG LƯƠNG KIỆT XUẤT TRONG CHÁNH PHÁP” và giải thích thêm “ bậc đống lương kiệt xuất trong chánh pháp” là bậc thượng thủ lãnh đạo, chèo chống ngôi nhà Phật giáo anh tài, trước sau thuỷ chung như nhất với lý tưởng, dù trải qua bao thăng trầm vẫn không đổi dời”.

Như đã trích dẫn từ điển Thiều Chửu và Trần Văn Chánh, nghĩa của chữ lương- 樑 là một danh từ chỉ đồ vật cụ thể, đó là cái cầu, cái xà nhà. Còn chữ kiệt - 傑 một danh từ trừu tượng chỉ cho ai đó có phẩm chất, tính chất: giỏi lạ, xuất sắc, kiệt xuất, lỗi lạc.

Vậy, chữ lương- 樑 sao có thể đi chung với chữ kiệt - 傑 để hỗ trợ, bổ sung cho cách hiểu “ bậc đống lương kiệt xuất” của thầy Phước Nguyên được? Và “trước sau thuỷ chung như nhất” sao có thể viết là chữ trung - 中, có nghĩa là giữa, ở giữa, trong, trên, dưới?

Qua phân tích về chữ nghĩa ở trên, có thể nhận thấy, chỉ với 04 chữ “Pháp trung lương kiệt” được thầy Thích Phước Nguyên chuyển từ âm Hán Việt sang chính văn Hán ngữ đã sai 02 từ: trung - 中 và lương- 樑. Từ đó viết sai chính văn Hán ngữ của “Pháp trung lương kiệt” mà “một bậc Đại Trưởng lão đồng hàng đồng kiến với đức Tăng thống”, tức cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang viết tặng cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Trong bài “Bốn chữ 'Pháp trung lương kiệt' trong tang lễ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, thực sự là những chữ gì?” cũng được đăng trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen, tác giả Nguyên Dũng viết: “4 chữ mà Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang tặng Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là gồm những chữ gì? Đó là “法忠良傑”.”

nguoiphattu_com_chu_han_phap_trung_luong_kiet_0.jpg

Chân dung Cố HT. Thích Trí Quang và HT.Thích Quảng Độ

- Theo từ điển Thiều Chửu và Trần Văn Chánh, nghĩa chữ trung 忠 là thực, dốc lòng, hết bổn phận mình là trung, trung thành, trung, hết lòng v.v.

- Theo từ điển Thiều Chửu và Trần Văn Chánh, nghĩa chữ lương - 良 là lành, tính chất thuần tốt bền giữ không đổi gọi là lương, tốt, vật gì hoàn toàn tốt đẹp gọi là lương, lương thiện, hiền lương, tài v.v.

Trong văn phạm Hán văn thì 4 chữ “Pháp trung lương kiệt” có kết cấu là một ngữ danh từ. Trong đó, “pháp trung” là định ngữ bổ trợ cho từ trung tâm là “lương kiệt”.

Vậy, nghĩa của “Pháp trung lương kiệt” được hiểu là “bậc anh tài kiệt xuất hết lòng bảo vệ chánh pháp”, hoặc “bậc tài ba xuất chúng luôn trung thành với đạo pháp”.

Thiết nghĩa, chỉ với 04 từ “Pháp trung lương kiệt” mà thầy Thích Phước Nguyên đã khôi phục từ âm Hán Việt sang chính văn Hán ngữ đã sai 02 từ.

Từ đó lộ ra trình độ Hán văn của thầy Thích Phước Nguyên còn hạn chế, non kém. Và mọi người có quyền nghi ngờ đặt dấu chấm hỏi, rằng với trình độ Hán văn còn non nớt như vậy, làm sao thầy Thích Phước Nguyên có thể đủ năng lực, trình độ dịch từ Hán văn sang Việt văn các bộ luận như: A-Tỳ-Đạt-Ma Pháp Uẩn Túc Luận, A-Tỳ-Đạt-Ma Tập Dị Môn Túc Luận v.v?

pháp trung lương kiệt thích phước nguyên ht thích quảng độ thiều chửu thí vô uý giả chùa phước duyên ht thích tuệ sỹ học viện phật giáo việt nam a-tì-đạt-ma pháp uẩn túc luận

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Ông Võ Hoàng Yên có lừa đảo hay không ? (P.1)

Giá trị Đạo Phật (bài1)

Giá trị Đạo Phật (bài1)

Giá trị Đạo Phật (bài 2)

Giá trị Đạo Phật (bài 2)

Về tôn xưng 'Pháp vương'

Về tôn xưng 'Pháp vương'

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Nên chăng thần tài trong Phật giáo ?

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Giáng Sinh trong chùa?

Giáng Sinh trong chùa?

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Suy ngẫm nhân ngày lễ Noel năm 2017

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

Trĩu nặng bên lòng với Phật giáo Hà Tĩnh

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

HT.Thích Gia Quang: ‘Truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự’

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937497 s