;
Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ có 1 chiếc dép.
“Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.
Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc dép đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc dép này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.
Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dép cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.
Đến đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 15, nhằm năm Đinh Mão (728, sau TC) môn đồ đòi chiếc dép về chùa Hoa Nghiêm, đến nay không biết còn mất ở đâu...
Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án “chiếc dép tổ sư” đã khiến cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ phân định được thị phi.
Trong một lần hội kiến, khi vua Lương Vũ Đế hỏi: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?". Tổ Đạt Ma đã trả lời: “Không có công đức”. Vua lại hỏi: “Vậy công đức chân thật là gì?”. Sư đáp: “Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức”. Vua lại hỏi: “Ai đang đối diện với trẫm đây?”. Sư đáp: “Tôi không biết”.
Hội kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi.
Tương truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".
Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của ta rồi".
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được bộ xương của ta rồi".
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta".
Trích Truyện cổ Phật
giáo
Nguồn: http://vntinnhanh.vn/tin-24h/vi-sao-to-bo-de-dat-ma-bi-mat-mot-chiec-dep-115494
“Đại
sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.
Đạt
Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt
Ma bỏ chiếc dép đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc
dép này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống
Vân từ giã Đạt Ma rồi trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.
Tống
Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng, nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của
Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin, cho lệnh
tống giam Tống Vân vào ngục tối. Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu
Trang mới cho gọi Tống Vấn đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem
chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để
kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một
chiếc dép cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc,
đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân
nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm
để thờ ở đó.
Đến
đời Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 15, nhằm năm Đinh Mão (728, sau TC) môn
đồ đòi chiếc dép về chùa Hoa Nghiêm, đến nay không biết còn mất ở đâu...
Bồ-đề-đạt-ma
(Bodhidharma) vị tổ thứ 28 sau Phật Thích Ca Mâu Ni và là Sư tổ của Thiền tông
Trung Quốc, đồng thời cũng là sư tổ võ phái Thiếu Lâm Tự ở Trung Quốc. Ngài
viên tịch năm 543, đến nay đã hơn ngàn năm. Nghi án “chiếc dép tổ sư” đã khiến
cho người đời tốn khá nhiều công sức để tranh luận và hình như chưa bao giờ
phân định được thị phi.
Trong
một lần hội kiến, khi vua Lương Vũ Đế hỏi: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay,
xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì
không?". Tổ Đạt Ma đã trả lời: “Không có công đức”. Vua lại hỏi: “Vậy công
đức chân thật là gì?”. Sư đáp: “Trí phải được Thanh Tịnh hoàn toàn. Thể phải được
trống không hoàn toàn, như vậy mới là công đức”. Vua lại hỏi: “Ai đang đối diện
với trẫm đây?”. Sư đáp: “Tôi không biết”.
Hội
kiến không thành Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền
con, rồi bỏ lên núi, ngồi quay mặt vào vách đá 9 năm, truyền y-bát cho Huệ Khả
xong thì viên tịch nhưng rồi có người lại gặp Ngài trên núi Hùng nhĩ, vai quảy
một chiếc gậy, đầu gậy có xỏ một chiếc dép. Rồi ngay cả chuyện ngài truyền tâm ấn
cho Huệ Khả, người thường cũng đâu dễ gì hiểu nổi.
Tương
truyền, trước khi về, gọi đệ tử trình bày sở đắc: "Giờ ta ra đi sắp tới, vậy
mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo
Phó bạch: "Theo chỗ thấy của con, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà
cũng chẳng lìa văn tự". Sư đáp: "Con được lớp da của ta rồi".
Ni
Tổng Trì nói: "Chỗ giải của con như cái mừng thấy Phật (tâm) bất động, thấy
được một lần, sau không thấy lại nữa". Sư nói: "Con được phần thịt của
ta rồi".
Đạo
Dục, một đệ tử khác, bạch: "Tứ đại vốn không, Ngũ uẩn chẳng phải thật có,
vậy chỗ thấy của con là không một Pháp nào khả được". Sư đáp: "Con được
bộ xương của ta rồi".
Cuối
cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch
không nói gì cả. Sư bảo: "Con đã được phần tuỷ của ta".
Trích Truyện cổ Phật giáo
Nghuồn:
http://vntinnhanh.vn/tin-24h/vi-sao-to-bo-de-dat-ma-bi-mat-mot-chiec-dep-115494
Quoc Thuan
"Ngài vượt sông Dương Tử mênh mông sóng dữ, chỉ với chiếc thuyền con, rồi bỏ lên núi"!! trước đây đọc các giai thoại về Tổ Đạt Ma thì luôn nói rằng ông phi thân trên một cành trúc rồi bơi qua sông, bây giờ bài viết nói ông qua sông bằng thuyền con thì chẳng biết thông tin nào là đúng, nếu dùng lý trí mà xem xét thì có lẽ chi tiết Đạt Ma qua sông bằng thuyền nhỏ là hợp lý hơn cả!!
Thích 2 Trả lời 7/11/2017 9:02:38 AM