;
Bóc trần phép lạ Lòng Chúa thương xót, một thủ đoạn cải đạo mới
Đưa tín ngưỡng dân gian thần quyền vào việc chữa bệnh, giải vong là làm tổn thương chánh pháp
Mục tiêu của bài viết là cung cấp thêm thông tin đến lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam để sao cho giải quyết vụ tập kích truyền thông vào chùa Ba Vàng diễn tiến theo hướng giảm bớt sự khinh thường, đánh giá thấp và tiêu cực từ báo chí đối với Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng truyền thông tiếp theo.
Không loại trừ một vài ai đó trong giới báo chí thừa hành theo những chỉ đạo tiêu cực của những thế lực cải đạo tín đồ Phật giáo Việt Nam sang tôn giáo khác, muốn bôi đen hình ảnh Phật giáo Việt Nam, triệt hạ Phật giáo Việt Nam, bôi đen uy tín Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dìm Giáo hội Phật giáo Việt Nam xuống hết cuộc khủng hoảng truyền thông này đến hết cuộc khủng hoảng truyền thông khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn là nguyên nhân từ việc giới báo chí hết sức xem thường, thậm chí, khinh miệt Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đã từ lâu, tôi vẫn thường nhắc đến điều này, với sự lưu ý Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tìm một vị trí tích cực hơn trong quan hệ đối với xã hội và báo chí để cải thiện sự tôn trọng. Thế nhưng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất ít quan tâm.
Để trả lời câu hỏi, tại sao Phật giáo Việt Nam, chùa chiền Phật giáo cứ liên tục bị báo chí đem ra xoi mói, quằn lên quật xuống, tâm điểm điều tiếng nặng nhẹ, mà các tôn giáo khác đang phát triển tại Việt Nam, thậm chí đang trở thành đa số, không hề bị. Câu trả lời một phần ở chỗ đối với báo chí, làm những điều mạnh tay như trên đối với Phật giáo Việt Nam, với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không có gì đáng băn khoăn, lo ngại, cân nhắc hậu quả. Khi có việc, thì họ cứ thế mà đánh tới.
Tôi làm việc liên hệ ngành báo chí trong 23 năm, nhưng không phải nhà báo (không được cấp thẻ). Trường hợp làm việc của tôi rất đặc biệt. Ở cơ quan thứ nhất, do có đóng góp, tôi được mời về làm việc với chức vụ được đề nghị là phó giám đốc trung tâm thuộc một đài truyền hình địa phương. Tôi không nhận vì có cơ sở làm ăn riêng, nên thay vào chức vụ, tôi nhận được quyết định cộng tác viên thường trực, giúp việc cho giám đốc – Tổng biên tập, đúng ra là làm tư vấn.
Trong môi trường làm việc này, tôi cảm nhận thấy một sự khinh miệt Phật giáo rất nặng nề và… tự nhiên. Bên cạnh đó, là thái độ dè chừng, cẩn trọng và hết sức coi trọng Thiên Chúa giáo Ca tô La Mã.
Cả cơ quan hầu như chỉ có một số người theo Thiên Chúa giáo là nhận có tôn giáo, theo tinh thần tuyên xưng đức tin của họ. Phần còn lại đều được coi là “không tôn giáo”. Tức là không ai theo đạo Phật. Cả khu tập thể của cơ quan chỉ 1 – 2 nhà có bàn thờ Chúa, hầu như không ai thờ Phật, mà họ thờ ông bà, thờ Thần Tài, thờ… trống không (chỉ có bát nhang). Tôi đôi khi có nói mình theo đạo Phật, thì không ai quan tâm, thậm chí ngạc nhiên, cười cợt.
Ông giám đốc – Tổng biên tập là một người rất tin tưởng tâm linh. Ở nhà, ông thờ Quan Công trang nghiêm, cung kính thắp hương mỗi tối. Còn ở đài ông rất ưa cúng, nhưng không rõ cúng ai, cúng nội dung gì. Đưa một máy phát, một phim trường, thậm chí một hệ thống bàn dựng hậu kỳ vào sử dụng, ông cũng cúng. Có một dạo ông giải thích là “cúng liệt sỹ”. Mỗi lần thấy khói cúng đốt vàng mã bay mù mịt, là biết cơ quan có thiết bị mới đưa vào sử dụng.
Dù cúng kiến như vậy, với đạo Phật, ông coi như đứng ngoài và còn hơn thế nữa, ông rất xem thường. Khi phê bình cấp dưới, ông có những cụm từ đặc biệt: ngu như Đường Tăng (người bị phê bình thấm thía cụ thể qua nhân vật Đường Tăng trong phim Tây Du Ký), “đầu bả tàu hủ” và nặng hơn “khờ như sư thiến”, thậm chí đôi lúc đến mức khờ như “Phật thiến”
Đối với các thầy Phật giáo chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì ông cũng không thích tiếp xúc do từ cách nhìn khinh thường, thương hại, không xứng tầm trong quan hệ. Đôi lần đề cập đến lãnh đạo Giáo hội tỉnh, thì nhiều người dung danh xưng thầy chùa phía trước tên gọi Pháp danh.
Tôi cảm thấy cả đài: lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên đến kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, lái xe, bảo vệ, công nhân… đều nhìn Phật giáo như ông giám đốc. Tết có một vài người rủ tôi đi “chùa”, nhưng chùa thờ Thiên Hậu (không phải thờ Phật).
Còn đối với Thiên Chúa (Ca tô La Mã), thì trong những cuộc nói chuyện từ lãnh đạo đến cán bộ các phòng ban đều hết sức tránh đề cập đến. Ông Phó Giám đốc kiêng húy Đạo Thiên Chúa đến mức không dám nhắc đến cả tên, mà gọi Đạo Thiên Chúa thành “đạo quốc tế”.
Ông Giám đốc khinh thường lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao nhiêu, cho rằng thầy chùa ngu dốt, lơ ngơ, khờ khạo, nông cạn… bao nhiêu, thì lại có vẻ nể trọng, khâm phục giám mục và các linh mục bấy nhiêu (ông Giám đốc là thành viên Hội đồng Nhân dân tỉnh, tham gia Mặt trận tỉnh nên phải có một ít giao tiếp nhất định). Có lần ông vừa than phiền lại vừa nể phục giám mục và linh mục nói cái gì đó về đoàn Mặt trận tỉnh khi họp đông người bằng cách… dùng tiếng Pháp nói riêng với nhau, chỉ mấy ông cha hiểu.
Hồi đó, chưa có phong trào soi đánh Phật giáo như mới đây, nhưng với não trạng, thái độ, quan điểm, cách đối xử như thế đối với Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì nếu phải bị thúc câu view như bây giờ, thì các nhà báo không ngại nhằm vào Phật giáo. Còn đối với đạo Ca tô La Mã chẳng hạn trước sau họ vẫn kiêng dè, kính nể không thể hình dung có chuyện dám động phạm tới.
Ở cơ quan báo chí thứ hai của tôi là một tờ báo giấy, lúc đó xác định mục tiêu xây dựng kênh truyền hình. Họ mời tôi về tương tự như ở trường hợp cơ quan đầu. Tôi cũng được trả thù lao, nhưng không hẳn biên chế nhà báo, không phải chịu sự quản lý như các biên tập viên, phóng viên, mà được bố trí một dạng nghiên cứu cho đơn vị Nghiên cứu phát triển.
Quản lý trực tiếp tôi trong một thời gian dài là người đứng đầu đơn vị Nghiên cứu Phát triển. Là một người từng học trường do nhà dòng quản lý, nên hiểu biết nhiều về đạo Thiên Chúa và rất tôn trọng đạo Thiên Chúa dù là không theo đạo. Ông này rất Tây, thông thạo nhiều ngoại ngữ, du học về, bằng cấp cao. Cái nhìn ông đối với đạo Phật có phần đối lập Tây/Ta) (trong đó đạo Phật là một thứ đạo ta nhà quê và ít nhiều không có chỗ đứng trong tư duy hiện đại).
Thủ trưởng thứ nhất của tôi không “tây”, không hiện đại, nhưng vẫn nhìn đạo Phật theo kiểu nhìn xuống. Cấp trên thứ hai của tôi xuất thân nhà báo viết và biên tập trang Quốc tế, phiên dịch cho ban biên tập rất tây, cũng nhìn xuống đạo Phật. Dù theo một kiểu khác nhưng họ đều cũng vẫn nhìn xuống, cùng khinh thường, xa lánh.
Cơ quan báo chí thứ hai của tôi, ngoài rất ít người theo đạo Thiên Chúa, được coi là có tôn giáo, còn hầu hết cũng “tôn giáo: không”. Không tiếp xúc rộng ở cơ quan thứ hai, nhưng khi tôi nói chuyện qua về tôn giáo khi có dịp, thì đối với họ, đạo Phật cũng chỉ ở dưới chân, là một tôn giáo cúng bái, mê muội, đèn nhang, phi học thức, quê mùa thô kệch, đồng bóng.
Do vậy, khi báo chí lên cơn sốt săm soi Phật giáo Việt Nam, thì điều chắc chắn, không ít nhà báo nhìn Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo chiều từ trên nghiêng ngó xuống với có lẽ chỉ nửa con mắt như vậy.
Mỗi lần nhìn Phật giáo bị báo chí đánh, tôi lại nhớ đến những câu ví von “khờ như sư thiến”, “ngu như Đường Tăng” mà thủ trưởng cơ quan báo chí của tôi 20 năm trước hay dùng thấy vô cùng thấm thía, cay đắng, tủi hổ.
Phải chăng, bây giờ, vì người ta cũng coi Phật giáo “khờ”, “ngu” như vậy nên đánh hết cái tát này đến đạp cái đạp khác, chẳng một chút e dè, bận tâm. Điều đó là cái kiểu bắt nạt như của những học sinh cao to, mạnh mẽ hơn đối với bạn học yếu ớt, bị coi là “ngu”, “khờ” trong lớp.
Hơn nữa, mới đây, trong Phật giáo Việt Nam lại còn có hiện tượng nội ứng. Sư tăng làm nội ứng tay trong như thế cho báo chí, một số người trong giới báo chí có thể vỗ tay khen tặng, tán thưởng, nhưng trong lòng giới báo chí lại càng khinh Phật giáo hơn, mà trước hết là khinh kẻ làm nội ứng, giáo gian đó.
Nội ứng, nội gian, giáo gian Phật giáo càng làm việc tích cực cho một số nhà báo nào đó thì dưới mắt họ, Phật giáo Việt Nam càng hạ cấp hơn nữa.
Vì vậy, trường hợp đối phó có kết quả với chiến dịch tập kích truyền thông lần ba đầu năm 2019 này là cơ hội để Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chứng tỏ đẳng cấp, bản lĩnh của Phật giáo Việt Nam, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Còn không, thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ có nước hạ mình phủ phục trước báo chí để cầu xin lòng thương hại, ban ơn để mỗi khi họ soi ra có việc thì họ thương tình xá tội cho Phật giáo Việt Nam, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
MT
__________________________________________
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com,
vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
Vô Thường
Bài viết nói rất đúng, tuy tôi không phải là phật tử của chùa Ba Vàng. Nhưng sự việc vừa rồi làm tôi rất xót xa. Tất cả cũng là phương tiện để Thầy Thái Minh độ chúng sinh, giúp chúng sinh bớt khổ mà thôi
Thích 25 Trả lời 3/27/2019 6:45:50 AM