Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Xuân về ngẫm chuyện thiền môn

Tác giả Nguyễn Đức Sinh
03:15 | 18/01/2023 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Nhân dịp xuân Quý Mão 2023, người viết muốn sẻ chia cùng bạn đọc và đạo hữu câu chuyện thiền môn giữa tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma với tổ Huệ Khả xem các ngài nói gì về bí quyết của pháp môn thiền tông mỗi khi tết đến xuân về.

xuan cua thien_nguoiphattu_com2.jpg

Nghĩ về tinh thần cầu đạo
Xuân bên cội Bồ Đề
Xuân chuyển hóa
Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

Trải qua những ngày lo toan sợ hãi của đại dịch Covid-19 hoành hành. Xuân Quý Mão cổ truyền lại tới. Sắc xuân ấm áp bừng lên tràn ngập lòng người, lòng đời và cả Dân tộc.

Đứng trước thềm xuân, tạo vật dường như hóa thân đổi khác, khiến lòng người xôn xao rạo rực. Cửa thiền xuân nay lại mở:

Nhân dịp xuân Quý Mão 2023, người viết muốn sẻ chia cùng bạn đọc và đạo hữu câu chuyện thiền môn giữa tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma với tổ Huệ Khả xem các ngài nói gì về bí quyết của pháp môn thiền tông mỗi khi tết đến xuân về.

Nhị tổ Huệ Khả (480-601) là tổ Thiền tông người (Trung Hoa). Một hôm đến trước Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma (470-543) bạch rằng: “Bạch HT tâm con chẳng an, xin thầy dạy cho con Pháp an tâm”. Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng Huệ Khả bảo: “Đem tâm ra đây, ta an cho”. Huệ Khả sửng sốt quay lại tìm tâm không thấy”. Liền đó,tổ Đạt Ma lại bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Ngang đây, Huệ Khả biết được đường vào.

Thời gian lâu sau, Huệ Khả lại bạch tổ: “Từ nay về sau con dứt bặt hết các duyên”. Tổ lại bảo: “Chớ rơi vào đoạn diệt”. Huệ Khả thưa: “Không rơi!”. Tổ hỏi: “làm thế nào?”. Huệ Khả thưa: “Con thường biết rõ ràng, nói không thể đến”. Tổ dạy: “Đây là chỗ giáo ngoại biệt truyền bất khả luận của chư Phật chớ nên hoài nghi”.

Thú vị đặc sắc của câu chuyện thiền này là ở chỗ ngài Huệ Khả “tìm tâm không thấy” mà lại biết được đường vào”. Và từ chỗ “dứt bặt hết các duyên” mà lại “thường biết rõ ràng, nói không thể đến” và “chỗ truyền bất khả luận của chư Phật, chớ hoài nghi”.

Theo duy thức học, cái “tâm không an” mà câu chuyện nêu trên của Huệ Khả chỉ là những pháp hữu vi, những nhân, những duyên, những chuyển biến và hiện khởi đủ dạng, đủ loại từ thô đến tế nơi tâm thức con người mà có huyễn hóa, điện chớp, mà có bóng trăng dưới nước với bao hình thể sắc mầu… (đây tạm gọi là “tướng có mà như không” nhưng chúng sinh thường mê lầm mà ham thích, chụp giật, thủ chấp và cho rằng đó là ta, là của ta.)

Nếu không còn bị khuất lấp bởi các chấp luyến nhiễm ô, phiền não này, tâm thức sẽ quay hướng về mà thấy lại cảnh giới Giác Thể thanh tịnh thường hằng nơi Như Lai Tàng và Chân Như (đây tạm gọi là “Tướng Không mà Như Có”. “Tướng Có mà Như Không” và “Như Không” mà “Như Có”. Đây đều chỉ một chữ “Như” trong duy thức Phật giáo. Điều này được HT Thích Phước Hậu (1866-1949) phản ánh nội dung được coi là rất thực tế và tế nhị qua bài kệ dưới đây:

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Đến nay tính lại đà quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như.”

-Có thể xem chữ “Như” này chính là sự tương ứng với tính “chẳng vọng tưởng” được nêu trong kinh. Tính này là chỗ tâm thức đã vượt qua, đã không còn chịu tác động của vọng tưởng, của chủng tử, của bát thức tâm vương cùng 51 tâm sở của Sắc pháp…

Nên đây là chỗ tuyệt nhiên vắng bóng Nhân-Ngã-chúng sinh thọ giả; cũng vắng bóng tứ cú (Có-Không-vừa Có cũng vừa Không, Không Có cũng Không Không) và cũng vắng bóng cả chứng đắc, mạng căn, chứng đồng phận…cho đến vắng bóng cả thời gian, không gian, số lượng, hòa hợp và bất hòa hợp nữa…

Do vậy, chỉ là do vọng tưởng mà lại có thọ dụng, chấp trước từ nơi tự tâm con người sau đó sinh ra đủ loại tư tưởng, cộng tướng, ngoại tính, phi tính lần lượi sinh khởi. (theo kinh Kim Cang)

Nói đến Thiền tông, tức (thiền Như Lai thanh tịnh) là chúng ta nghĩ đến giáo lý (tinh hoa-minh triết) của kinh Kim Cang. Trong dòng thiền này, người ta biết đến tổ Huệ Năng chỉ nghe một câu kinh Kim Cang do tổ Hoàng Nhẫn giảng ở thiền viện Hoàng Mai với câu: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc pháp sanh tâm, ương vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ngài Huệ Năng liền Đại ngộ và thốt lên: “đâu ngờ tánh mình xưa nay thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn không sinh diệt…

Ngang đó, Ngũ tổ Hoàng Nhẫn biết Huệ Năng ngộ đạo. Theo dòng thiền Như Lai thanh tịnh, tổ Huệ Năng (638-713) chỉ là người đốn củi, không biết chữ mà ngộ “Bí mật” thiền tông. Đây là nét kỳ đặc của dòng thiền này, bởi chỉ do “biện tâm” kiến tánh mà thấy Chân Pháp.

Chân pháp theo dòng thiền Như Lai thanh tịnh là “vô trụ tam giới” hay còn gọi là “nhất tự thiền”. Đó là bí kíp của giác ngộ-giải thoát rốt ráo toàn triệt, (khác với giác ngộ-giải thoát hoàn cảnh) thành tựu trong tam giới).

Từ câu chuyện trên cho ta thấy: “Tâm” vừa là đối tượng, vừa là nội dung, đồng thời vừa là mục đích cuối cùng của giác ngộ-giải thoát mà các thiền sư hướng tới trên bước đường tu. Do vậy mà ta thấy góc nhìn khác biệt về mùa xuân giữa người giác ngộ toàn triệt với người giác ngộ hoàn cảnh trong tam giới.

Thế nên, với tư duy và cái nhìn của người Đại ngộ chân pháp, mùa xuân của cuộc thế là mùa xuân đoạn trường sinh diệt luân hồi (âm dương). Còn xuân của người đạt đạo là xuân miên viễn (trường tồn) không còn bị chi phối bởi vòng xoáy sinh diệt trong tam giới.

Vậy nên, mỗi khi xuân về trước cửa thiền môn, kẻ sĩ (từ cổ chí kim) người có tu, hay không tu đều suy ngẫm và nghĩ tới bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư đời Lý có nội dung thâm hậu, ẩn áo dưới đây:

“Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa nở

Sự việc thì đi mãi…

Trên đầu tuổi đã già.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua sân trước “nảy” nhành mai.

(Xuân Quý Mão 2023 –PL 2567)

Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh

(Hội văn học Tp. Uông Bí-Quảng Ninh)

xuân thiền môn xuân quý mão tổ bồ đề đạt ma tổ huệ khả tổ sư thiền tông thiền tông kinh kim cang lục tổ huệ năng tổ hoàng nhẫn

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Chiêm tinh 12 con giáp năm Quý Mão - 2023

Chiêm tinh 12 con giáp năm Quý Mão - 2023

Ý nghĩa phước họa ngày đưa ông Táo về trời

Ý nghĩa phước họa ngày đưa ông Táo về trời

Có phải lớn rồi nên Tết chẳng còn vui ?

Có phải lớn rồi nên Tết chẳng còn vui ?

Bài cúng ngày ông Công - ông Táo

Bài cúng ngày ông Công - ông Táo

Xuân Quý Mão

Xuân Quý Mão

Xuân thành Đạo

Xuân thành Đạo

Xuân chuyển hóa

Xuân chuyển hóa

Đón tết kiểu Phật tử

Đón tết kiểu Phật tử

Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say...

Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say...

Xuân tâm sắc màu

Xuân tâm sắc màu

Để mùa xuân không tàn phai theo tháng ngày

Để mùa xuân không tàn phai theo tháng ngày

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937496 s