;
Kỳ 1: Trước khi “Giọt nước làm tràn ly”
Những ấn phẩm có màu sắc Phật giáo của Nguyễn Nhân khiến cho Tăng Ni, Phật tử hoài nghi về chủ trương
trong thẩm định về nội dung tôn giáo của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản - Ảnh: G.H
“Việc lạm dụng bìa không ăn nhập với nội dung, để thu hút các đối tượng độc giả nào đó, là việc làm hết sức nguy hại cho tôn giáo nói riêng và độc giả nói chung”. Bà Dương Ngọc Hân,Saigon Books |
Trong năm 2016, Cục Xuất bản, In và Phát hành, thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông (TTTT), đã xác nhận: trong số 64.588 xuất bản phẩm (XBP), Cục phát hiện và xử lý 179 XBP vi phạm, trong đó có đến 114 XBP vi phạm về nội dung, XBP mạo danh nhà xuất bản (NXB), in lậu, nhập lậu và lưu hành bất hợp pháp chỉ có 6 XBP và 59 XBP vi phạm khác.
Qua đó có thể thấy, tuy số lượng XBP vi phạm là không cao, nhưng, xét riêng con số các XBP vi phạm, thì vi phạm về nội dung ấn phẩm lại chiếm đến gần 64%, vượt hơn một nửa trong số các lý do khiến “sách bị buộc tội”. Vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây, vì sao sách vi phạm về “nội dung” nhưng vẫn được bày bán trên thị trường, trước khi bị phản ánh và thu hồi? Trong khi, tất cả các đầu sách đều phải được kiểm duyệt thông qua các NXB, và được Bộ TTTT, Cục Xuất bản cấp phép cho lưu hành, mà vẫn vi phạm về nội dung, thì trách nhiệm thuộc về ai? Từ đó, cần phải xét tiếp đến việc phạt NXB, thu hồi và tiêu hủy các sách cho là vi phạm. Thực chất, việc làm này chỉ có thể được xem là những biện pháp nhằm trấn an dư luận, thậm chí là có phần thoái thác trách nhiệm của những người trực tiếp quản lý công tác xuất bản. Bởi lẽ, sẽ không thể có sự vi phạm này, đặc biệt là về nội dung sách, nếu không có sự phê duyệt từ Cục Xuất bản, đơn vị trực tiếp cấp giấy phép lưu hành các ấn phẩm. Nguồn: Cục Xuất bản
|