;
Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.
Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió. Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.
Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.
Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên.
Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.
Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.
Người Ăn Mày
Khi Thái tử Sĩ Đạt Ta vừa mới sanh ở Lâm Tỳ Ni, là một vị Hoàng tử được sanh ra bình thường như mọi em bé khác chào đời theo cặp mắt nhục nhãn của loài người, thế nhưng Thiên Nhãn của chư Thiên thì có khác, đó là thấy biết như thật một vị Bồ Tát Lâm Phàm và sẽ thành vị Phật sau nầy. Thái tử Sĩ Đạt Ta ra đời với nhiều truyền thuyết khác nhau thêm bớt hay thêu dệt đã dẫn tới một trong quá nhiều huyền thoại đi xa CHÁNH TÍN, rồi trở thành các câu chuyện huyển hoặc như thần thoại, thậm chí là dẫn tới MÊ TÍN do những CON NẬU TÔN GIÁO biết dàn dựng để đầu tư lắm cách vì lợi nhuận và danh lợi. Do vì không hiểu tường SỰ và LÝ NGHĨA của 7 BƯỚC TRÊN 7 HOA SEN, là nghĩa của 7 Thánh vị mà một vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ ra đời, sẽ chứng thất quả từ Nhập Lưu "Sotapan" Nhất Lai, Bất Lai, Vô Sanh "Alahán" Độc Giác Phật, Thánh Bồ Tát và quả vị Như Lai Chánh Đẳng - Chánh Giác "Phật". Là một vị Tăng nhân hay Phật tử biết sống với ĐẠO BÁT CHÁNH thì hiểu NHƯ THẬT là đức Sĩ Đạt Ta sanh ra giữa cuộc đời nầy "Giữa Trời Đất = Thiên Thượng - Thiên Hạ - Duy Ngã "Cái Ta" Độc Tôn, chớ không phải TỪ NÁCH bước ra và không có RỒNG phun nước tắm rửa, bởi khi Rồng phun nước là bị LŨ LỤT, thế nhưng với Thiên Nhãn của chư Thiên thì cái thấy về VÂN LONG là nói về LÝ, chứ Sự thì NẾU thấy Thái tử vừa sanh ra mà bước đi trên 7 Hoa Sen hay được Rồng phun nước rửa thân Ngài, thì thời ấy tưởng là...Ai cũng sợ bỏ chạy và Thái tử khỏi phải trốn thành Xuất Gia, hay khỏi phải trả cái giá 6 năm tìm cầu học Đạo ở Khổ Hạnh Lâm, bởi nếu sanh ra mà biết bước đi và có những thần thông thì NÓI GÌ AI CŨNG PHẢI NGHE. Tóm lại ngày Phật Đản là ngày Giác Ngộ, chúng ta hướng về đấng cha lành của chư Thiên và loài người để Thiền Quán Thập Nhị Nhân Duyên, và nhân ngày trọng đại nầy Phật tử tại gia nên tìm các vị Giới Sư trọn đời không Ăn Phi Thời, để cầu xin thọ giới Bát Quan Trai Giới và sống trọn ngày đêm trong tỉnh thức nhằm Ly Dục - Ly Ác Pháp. Còn chư Tăng Ni thì ngồi dưới chân dung đức Từ Tôn hay Gốc Cây với lời nguyện giữ gìn GIỚI LUẬT là Di Bảo trân quý hơn tất cả mà Phật đã truyền trao và lưu lại vị Thầy "Giới" để Y PHÁP PHỤNG HÀNH hầu đạt tới Định Huệ, cũng để nhắc nhở tới sự XẢ THÂN CẦU ĐẠO của bậc Đạo Sư với lời nguyện: Nếu Không thành Đạo không rời chỗ ngồi dưới cội Bồ Đề, "Tức là cho dù XẢ THÂN". Thế kỷ 21 là thế kỷ của Tín Học và Kỷ Thuật cao siêu như lắm thần thông, vị Thần Vật Chất và Tham Vọng đang lấn chiếm tinh thần, do vậy chúng ta phải thắng phục LÒNG THAM, nhờ vậy mới phát nguyện nương theo tinh thần BI TRÍ DŨNG nhằm phát huy NGUYÊN LỰC của tinh thần VÔ UÝ cho công cuộc Canh Tân và Chấn Hưng Đạo Đức, mới là ngày ý nghĩa cho lòng biết ơn và báo ơn công hạnh Giác Ngộ độ sanh của đức Thế Tôn.
Thích 1 Trả lời 5/4/2015 5:58:29 AM