;
Đức Đạt-lai Lạt-ma
1- Tình thương yêu
2- Tiền bạc
3- Hạnh phúc
4- Lòng tốt
5- Sự đổi thay
6- Sự giận dữ và xung đột
7- Lòng từ bi
8- Các thể dạng tâm thần
9- Nhân loại
10- Sự u mê
11- Thế giới nội tâm
12- Hòa bình
13- Sự liên hệ giữa con người.
14- Tôn giáo
15- Trí tuệ
16- Tự biến cải chính mình
17- Khổ đau
18- Tâm linh
19- Sự sống
20- Bạo lực
21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma
Bài 4
Câu 60 đến 93
6) Các câu trích dẫn của Đức Đạt lai Lạt-ma về sự giận dữ và xung đột
Câu 60
Không nên để cho một sự cãi vã nhỏ nhặt tàn phá tình bạn hữu thâm giao.
Câu 61
Sự giận dữ bùng lên từ một tâm thức thô thiển,
thế nhưng chính tâm thức cũng có thể làm cho nó lắng xuống
bằng tình thương yêu.
Câu 62
Phương pháp hữu hiệu nhất có thể biến cải được tâm thức kẻ khác
là tình thương yêu nhưng không hề là sự giận dữ.
Câu 63
.
Mỗi khi nhận thấy mình phạm vào sai lầm,
thì tức khắc phải tìm cách sửa chữa.
Câu 64
Kẻ thù của mình nằm bên trong chính mình.
Các xúc cảm xung đột, các sự kiêu hãnh, giận dữ, ganh ghét...
là kẻ thù đích thật của mình.
Câu 65
Phương pháp tốt đẹp nhất để giải quyết bất cứ một khó khăn nào trong thế giới con người,
là giúp cho tất cả mọi bên biết ngồi xuống với nhau để thảo luận.
Câu 66
Luôn luôn nên đặt mình vào vị trí của kẻ khác.
Hãy tạm gác sang một bên các quan điểm và các sự phán đoán của mình,
hầu giúp mình hiểu được kẻ khác.
Đấy là cách tránh được vô số những sự xung đột.
Câu 67
Chúng ta không thể vượt lên trên sự giận dữ và hận thù
bằng cách đơn giản là xóa bỏ chúng.
Chúng ta cần phải vun xới thật tích cực các liều thuốc hóa giải
là sự kiên nhẫn và tha thứ.
(Chúng ta tìm cách gạt bỏ sự giận dữ,
thế nhưng thật ra sự giận dữ cũng chỉ tạm thời bị che đậy hay vùi lấp
kín đáo trong tâm thức mình.
Chỉ có tình thương mới hóa giải được
nguyên nhân sâu xa tạo ra sự giận dữ đó).
Câu 68
Sự giận dữ, ganh ghét và các cảm tính tiêu cực khác
ngự trị bên trong tâm thức mình,
thế nhưng mình thì lại không hề ý thức được là các cảm tính ấy
không hề phù hợp với niềm hân hoan và sự an bình bên trong nội tâm mình.
Câu 69
Sự giận dữ và hận thù là các nguyên nhân chủ yếu
tạo ra vô số những điều bất hạnh trong thế giới này,
từ những sự cãi vã trong gia đình đến các các cuộc xung đột to lớn hơn.
(trích tronng quyển 365 Méditations quotidiennes, id)
Câu 70
Sư giận dữ không khác gì như một cái thắng
làm ngăn chận lại sự thăng tiến tâm linh của mình.
Một phút giận dữ tàn phá những điều đạo hạnh mà mình tạo được
đôi khi với thật nhiều cố gắng
qua những năm tháng dài, kể cả một chuỗi tái sinh.
Sự giận dữ là một trong số các kẻ thù khiếp đảm nhất của tâm thức mình.
(trích trong quyển Sages paroles du Dalai-Lama, id)
7) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về lòng từ bi
Câu 71
Nếu muốn thiết lập sự an bình chung quanh mình
và hành động trong thế giới,
thì trước hết phải hành động hướng vào con người của mình
và tạo lập sự an bình bên trong chính mình.
Câu 72
Tình thương yêu và lòng từ bi là những gì cần thiết, không phải là những thứ xa xỉ.
Thiếu tình thương yêu và lòng từ bi thì nhân loại sẽ không sao tồn tại được.
(trích trong quyển L'Art du bonheur, id)
Câu 73
Hãy trau dồi tình thương yêu và lòng từ bi,
hai thứ ấy sẽ mang lại ý nghĩa đích thật cho sự sống.
Ngoài ra tất cả những thứ khác đều là phụ thuộc.
Câu 74
Nếu chỉ duy nhất trông cậy vào giáo dục thì không đủ,
phải cần đến một phẩm tính căn bản nơi con người là lòng từ bi
hầu giúp con người biết quan tâm đến nhau.
Câu 75
.
Cung cách hành xử của mỗi người trong từng ngày
thật ra cũng là sự thử thách đúng nghĩa của nó
đối với lòng từ bi nơi con người của mình.
Câu 76
.
Cảm thấy lòng từ bi dâng lên
có nghĩa là cảm thấy một cái gì đó
không kham nổi, không chịu đựng nổi,
cũng không thể làm ngơ được,
trước sự khổ đau của kẻ khác.
Câu 77
Tôi tin thật vững chắc là bản chất con người luôn là một cái gì đó thật tốt và từ bi.
Và đấy cũng chính là nét độc đáo nhất nơi con người
Câu 78
Niềm tin thật sâu xa nơi tôi là lòng từ bi
là khía cạnh chủ yếu nhất thuộc bản chất của chúng ta,
thế nhưng đồng thời nó cũng là nền tảng
giúp chúng ta bồi đắp hạnh phúc cho chính mình
Câu 79