;
I . Tượng Phật ở Chùa
Tùy theo tập quán từng quốc gia, tông phái, pháp môn nên sự thờ phượng bài trí có đôi phần khác biệt, nhưng tựu trung cũng chỉ có mục đích chiêm bái hàng ngày. Ở Việt Nam xưa kia thờ tự khá rườm rà. Các chùa thường thờ Phật, thờ Tổ (Đạt Ma, Lâm Tế. . .hiện tiền Tổ Sư), thờ Thánh (Quan Vân Trường, Hưng Đạo Vương. . .) Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, có thứ lớp và ý nghĩa rõ ràng. Dưới đây chỉ trình bày cách thờ Phật, thờ Tổ, không giải thích về sự thờ Thánh của một số chùa. Phần nhiều các chùa bài trí theo nguyên tắc: Tiền Phật, hậu linh. Ở trước chánh điện thờ Phật, hậu liêu thờ linh: Án giữa thờ Tổ, án tả hữu dành cho những ân nhân nhà chùa và vong linh cư tự; có nơi v́ chật hẹp không có phía sau phải thờ hai bên căn trước.
Phật có tam thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.
Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây :
A)-Tượng Tam Thế Phật.- Lớp trên cùng tột ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, h́ình dáng giống nhau, tức là tượng "Thường trụ tam thế diệu pháp thân", người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.
B)-Tượng Di-Đà tam tôn.- Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A-Di-Đà Phật, tức là Thụ-dụng Trí-tuệ thân “Báo thân”, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan-Thế-Âm Bồ Tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế-Chí Bồ-Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây-phương Cực-lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cơi Sa-bà qua cơi Cực lac.
C)-Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh.-Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng- thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn-Thù Bồ-Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ-Hiền Bồ-Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thich Ca Mầu-Ni ngồi cầm hoa-sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh-Thứu-Sơn; bên tả là tượng Ca-Diếp Tôn-Giả, vẻ mặt già, bên hữu là tượng A-Nan-Đà tôn giả, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-Ca khi ngài c̣n ở thế-gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, h́nh dáng hai người tỳ khưu.
D)-Tượng Cửu Long.- Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mâu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất và ở trên
những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật lúc sơ sanh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngôi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo kinh điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ-tế ở cơi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trrì Đức Thích Ca khi ngài chưa thành Phật.
Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có thế mà thôi. c̣n những chùa rộng lớn th́ bầy thêm hai lớp tượng nữa là:
E)- Tượng Tứ Thiên - Vương.- Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ-Thiên-Vương mạc áo Vương-phục, bày làm hai dẫy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế.
F)-Tượng tứ Bồ Tát.- Có chùa bỏ tượng Tư-Thiên-Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-Tát, tạc h́nh Thiên-thần gọi là Ái-Bồ-Tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ-Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ-Tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ-Tát tay nắm lại và để vào ngực.
G)- Tượng Bát-Bộ Kim-Cương.- Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim-Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát-bộ Kim-Cương gồm có :
1)-Thanh Trừ Tài Kim-Cương.
2)-Tích-Độc-Thần Kim-Cương.
3)-Hoàng-Tuỳ-Cầu Kim-Cương.
4)-Bạch-Tĩnh-Thủy Kim-Cương.
5)-Xích-Thanh-Hoả Kim-Cương.
6)-Định-Trừ-Tai Kim-Cương.
7)-Tử-Hiền Kim-Cương.
8)-Đại-Thần-Lực Kim-Cương.
Bốn vị Bồ-Tát và Tám vị Kim-Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thi có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ư là nói những bậc thần đă phát Bồ-Đề Tâm, đem thần lực mà hộ-tŕ Phật Pháp.
BỒ TÁT (Bodhisattva) Các vị đại Bồ Tát đối với trên th́ cầu được đạo Phật, đối với dưới th́ cầu giáo hoá chúng sinh.
Đối với tâm thân ḿnh, chư Bồ Tát phát bốn điều nguyện lớn sau đây :
1)- Tâm như đại địa. 2)-Tâm như kiều thuyền : 3)-Tâm như đại hải.4)-Thân như hư không
Đối với chúng sinh, chư Bồ Tát phát bốn điều thệ nguyện lớn như sau :
1)- Ai chưa được độ, th́ khiến được độ.
2)- Ai chưa hiểu, th́ khiến được hiểu.
3)- Ai chưa được an, th́ khiến được an.
4)- Ai chưa được niết-bàn th́ khiến được niết bàn.
- Di Lạc Bồ Tát : Di-Lạc Bồ Tát tiếng Phạn gọi là Maitreya Bodhisattva phiên dịch ra, theo nghĩa th́ gọi là A-Dật-Da (Adjita), căn cứ theo lời Thích Ca Mầu Ni nói ra khi ngài thuyết pháp, th́ hiện nay Đức Di-Lạc Bồ-Tát c̣n ở trên tầng trời Đâu-Suất, đợi đến ngày giáng sinh làm người ở trần gian để tu thành Phật, tức là một vị Phật tương lai nối sau đức Thích-Ca Mầu-Ni.
Đức Di-Lạc Bồ-Tát tuy lúc chưa thành Phật vẫn lấy ḷng từ bi mà phổ độ chúng sinh cho nên người ta thờ Ngài cũng như thờ một vị đă thành Phật. Thường ở chùa người ta thờ Đức Di-Lạc ngồi giữa, bên tả có Đức Pháp-Hoa-Lâm Bồ Tát, bên hữu có đức Đại Diệu Tướng Bồ Tát, gọi chung là Di-Lạc tam tôn.
-Quán-Thế-Âm Bồ-Tát : Kinh Pháp Hoa nói : Khổ-năo chúng sinh, nhất tâm xưng danh Bồ Tát, tức thị quan kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát.Dĩ thị danh Quán-Thế -Âm. Nghĩa là: những chúng sinh bị khổ năo mà nhất tâm đọc đến Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, tức th́ ngài nghe âm thanh của chúng sinh mà độ cho được giải thoát. Bởi thế gọi tên ngài là Quán-Thế-Âm.
Đức Quán-Thế-Âm mà có cái danh hiệu ấy là do một đức Phật đă thụ-kư cho Ngài, cho nên chính Ngài đă nói trong Kinh-Lăng-Nghiêm: "Về vô số kiếp đời xưa có Đức Phật ra đời hiệu là Quán-Thế-Âm Như Lai. Ta đến trước Phật mà phát Bồ-Đề tâm. Phật dậy ta theo ba phép : Văn, Tư, Tu, nghĩa là nghe lời giảng dậy, suy nghĩ về đạo lư, và tu hành mà vào tam-ma-đề (Samadhi). Phật khen ta chóng được viên-thông pháp-môn và tức th́ ở ngay chỗ đại hội thụ-kư cho ta cái hiệu là Quán-Thế-Âm". Như thế Ngài được lấy cái danh hiệu của Bản-Sư làm danh hiệu của Ngài.
-Đại-Thế-Chí Bồ-Tát : Đại-Thế-Chí Bồ-Tát tiếng Phạn là (Mahasthanaprâta Bodhisattva), cùng với Quán-Thế-Âm cùng phụ giúp Đức Phật A-Di-Đà để tế độ chúng sinh. Trong Kinh Quán Vô-Lượng-Thọ, tán thán công đức của đức Đại-Thế-Chí Bồ-Tát rằng: "Ngài đem ánh sáng trí-tuệ soi khắp hết thẩy, khiến chúng sinh đều thoát khỏi ba nơi ác-đạo, với sức mạnh vô thượng".V́ thế ở các chùa người ta trưng bầy Tượng đức Đại-Thế-Chí và Đức Quan-Thế-Âm đứng hai bên tả hữu đức A-Di-Đà gọi là hai vị Nhiếp-Sĩ.
Hiện nay ở Bắc Việt, chùa Tây Phương, thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây có pho tượng Tuyết sơn, tạc rất khéo, và chùa Bút Tháp thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bác Ninh có pho tượng Tuyết Sơn cũng rất mỹ thuật. hai pho tượng ấy thật rất đáng chiêm ngưỡng. Trong chùa Đậu thuộc Quận Thường Tín, tỉnh Hà Đông, cách Hà-Nội có 25 cây số về phía nam, có hai pho tượng đặc biệt đó là hai vị : Vũ Khắc Minh và Vũ khắc Trường hai chú cháu đều tu đắc đạo cách đây trên 300 năm, hiện toàn thân xá lợi đang thờ tại chuà Đậu, mà du khách trong nước cũng như quốc tế đều t́m đến chiêm ngưỡng, Cũng tại chùa Đậu c̣n thấy thờ ở nhà hành lang có 18 vị A-La-Hán ở hai bên dẫy nhà Hành lang.
II .Cách chọn Tôn Tượng Phật để chiêm bái
“Làm thế nào để biết một Tôn tượng Phật, Bồ Tát được tạo, họa đúng pháp.”
Người Phật tử luôn luôn dựa vào kinh điển và lời hướng dẫn của chư Tăng, Ni và các vị Thiện tri thức để tu học. Vậy có kinh sách sau đây đề cập đến việc đúc, vẽ, điêu khắc tượng Phật, Bồ tát:
- Phật Thuyết Tạo Tượng Lượng Đạc Kinh Giải (Đại Tạng Tập 21)
- Phật Thuyết Tạo Tượng Lượng Đạc kinh (Đại Tạng, Vạn Tục Tạng 87)
- Phật Thuyết Tạo Lập H́nh Tượng Phước báo Kinh (Đại Tạng Tập 16) c̣n gọi
là: Phật Thuyết Tác Phật H́nh Tượng, Ưu Điền Vương Tác Phật H́nh Tượng Kinh, Tạo Tượng Công đức Kinh nói đầy đủ là Đại Thừa Tạo Tượng Công đức Kinh.
- Tượng Pháp Quyết Nghi Kinh (Đại Tạng phần Nghi Ngụy), nhưng Tông
Thiên Thai cho là kết tinh của Kinh Niết Bàn nên hay dẫn dụng.
Tôn tượng Phật có mặt đầu tiên và duyên do như sau:
Đức Thế Tôn khi tại thế đă lên cung trời Đao Lợi hai (2) lần: Lần đầu là Thuyết Kinh Địa Tạng và lần thứ nh́ là để báo ân Thân Mẫu là Bà Ma Da thuyết kinh Ma Ha Ma Da trước khi ngài nhập Niết Bàn. Trong lần thứ hai nầy kéo dài suốt kỳ hạ 9 tuần lễ. Ngài đă dẫn theo chư vị Bồ Tát, A La Hán và Đại Đệ Tử đồng thời cũng đă dặn ḍ chư vị Đệ tử ở lại thế gian cần phải tu hành Phật Pháp tinh tấn, dũng mănh… Như thường lệ hằng ngày đúng 4 giờ sáng chư vị Đệ tử của đức Phật thức dậy và đến bái yết đức Thế Tôn, nhưng nay lại không thấy được h́nh bóng của Ngài, nên sự tưởng nhớ càng ngày càng gia tăng thắm thiết. V́ vậy, một số đệ tử của Ngài đă lấy đất sét nặn h́nh tượng Đức Bổn Sư để chiêm bái tạm thời. Lúc ấy có một vị đệ tử tại gia là vua Ưu Đà Diên (tức Ưu Điền) cũng cảm thấy rất nhớ Phật nên phát tâm nguyện sẽ tạo tượng đức Phật. V́ là Quốc Vương nên Vua có nhiều tiền của và phương tiện, lúc đó tại Thiên giới có vị Tỳ Thủ Yết Ma, vị nầy là bề tôi của Trời Đế thích, ngài có thần thông nên biến hóa vô cùng và là vị Thiên Thần trông coi về việc xây dựng, đă cảm ứng được tấm ḷng ngưỡng mộ đức Phật của những người đệ tử của Phật ở dương thế, nên Ngài đă biến hóa thành một người thợ xây dựng xuống trần gian, và người thợ nầy là một cao thủ đắp tượng có tay nghề bậc nhất.
Khi đă đầy đủ thiện nhơn, đúng vào ngày Đức Phật Đản Sanh bắt đầu công tác tạo tượng, trong một thời gian ngắn đă hoàn tất. Sau khi hoàn thành, Tôn Tượng đă phóng ra ánh sáng. Vừa lúc ấy đức Bổn Sư cũng hoàn măn Pháp hội rất thù thắng tại cung trời Đao lợi. Ngài tán thán công đức vua Ưu Điền đă phát tâm tạo Tôn Tượng, trước đại chúng đông đủ chư vị Thiên Chủ, Long Thiên, Hộ Pháp… Đức Phật nói: “Nếu có người dùng đất, gỗ, nhựa, vàng, bạc, đồng, sắt, hội họa, điêu khắc, đúc, đắp, thêu h́nh tượng đức Phật dù nhỏ nhất cũng phải bằng đầu ngón tay út, cần nhất là phải làm đúng như pháp, th́ công đức rất to lớn.
Khi đức Phật từ cung trời Đao Lợi trở về lại nhân gian, vua Ưu Điền đă đem Tôn Tượng đến dâng lên đức Phật. Lúc nầy tất cả mọi người có mặt đều kinh ngạc v́ thấy Tôn Tượng cử động: chấp hai tay; đứng dậy với vẻ hết sức cung kính đức Phật và đảnh lễ đức Bổn Sư ba (3) lạy. Tất cả đệ tử của đức Phật gồm cả Tăng lẫn Tục đều kinh hăi và tán thán không ngớt. Khi đó đức Bổn Sư nói với Tôn Tượng: “Nhà ngươi trong đời vị lai, Phật sự phải đảm trách rất nặng nề và lớn lao. Sau khi ta diệt độ, tất cả đệ tử của Ta đều phó thác cho Ngươi.” Đức Phật lại nói với vua Ưu Điền: “Theo pháp của ta, Ông là người đầu tiên làm đúng quy tắc, chưa có một ai như Ông cả. Việc làm nầy khiến cho chúng sanh có niềm tin vững chắc, nhiều phước đức và thiện căn tăng trưởng.”
Trên đây là tóm tắt duyên khởi về sự có mặt của Tôn Tượng Phật đầu tiên trên thế gian nầy và lư do tại sao người Phật tử chúng ta thấy tượng Phật là như thấy Phật sau khi đức Phật nhập diệt.
Đại cương nội dung kinh tạo tượng, đức Phật đă dạy những ǵ là quan trọng nhất?
Thiết nghĩ, mỗi chữ trong kinh tạng Phật giáo đều quan trọng như nhau. Bởi v́ nếu xa kinh một chữ là đồng với ma thuyết. Hơn nữa, Cổ nhân đă dạy rằng: Tùng lai tu Phật quả giả, lục độ vi tiên. Thành Phật nhân giả, tạo tượng đệ nhất. Nghĩa là: từ xưa tới nay, người tu muốn đắc quả Phật, lấy pháp lục độ làm đầu. Nhân để thành Phật, việc tạo tượng là trên hết. Nhưng trong Kinh Phật Thuyết Tạo Tượng Lượng Đạc, do Ngài xá Lợi Phất thỉnh vấn, đức Phật đă dạy những điểm chính như sau:
1) Kích thước: Từ đỉnh đầu xuống tận ḷng bàn chân, phân; tấc kích thước đều
có quy định. Chiều cao, bề ngang, lớn nhỏ một chút cũng không được làm sai, phải như kinh, như giáo, như pháp. Các nhà điêu khắc, đúc tạo, hội họa tượng Phật không thể tùy tiện được.
2) Một Tôn tượng mà kích tấc, tỷ lệ không chuẩn xác th́ Chánh Thần không chịu
ở để hộ tŕ. Ngược lại tà ma, quỷ mị ở, giảm thiểu những điều lành và tăng thêm những điều bất tường nên ma quỹ tự do hành động, muốn làm ǵ th́ làm.
Sở dĩ bị như vậy là v́ Pháp thân chư Phật rất là rộng lớn từ vô lượng kiếp đến nay, từ trên trời, nhân gian, hang rồng, động ma, bốn (4) loài thai, noăn, thấp, hóa sanh, các loài có vảy, có mai, có cánh, có lông… không có nơi nào mà Như Lai không đến. Nên đă hiển thị rơ 32 tướng viên măn và 80 vẻ đẹp để chúng sanh trông thấy là phát tâm quay về với tự tánh, tu hành chứng đắc được Kim cang thân. Nếu tạo tượng không đúng phép, kích thước, tỷ lệ không chuẩn xác nên Long Thiên, Hộ Pháp không phát nguyện hộ tŕ, chư Thần, chư Thiên tướng cũng không thủ hộ, nên các loại tà ma, tà tinh, tà mị v.v…đă vào ở trong tượng để gây những sự bất tường. Đó cũng là lẽ tự nhiên.
Tượng Phật và Bồ Tát bán thân có thể thờ phụng và chiêm bái được không?
Theo kinh “Tượng Pháp Quyết Nghi” tức là cuốn kinh giải đáp những nghi ngờ trong thời tượng pháp, là thời kỳ ở giữa chánh pháp và mạt pháp có dạy rằng: “Tuyệt đối không được tạo, họa tượng bán thân, hoặc chỉ tạo họa bộ phận đầu mặt v́ làm như vậy là phá hư 32 tướng trang nghiêm viên măn của chư Phật và Bồ Tát.” Mặc dầu những nhà tạo tượng có thiện tâm, cũng như Phật tử lễ bái những tượng Phật, Bồ Tát không đủ tướng trang nghiêm với ḷng rất mực thành kính đi nữa th́ công đức và kết quả cũng không được như ư.
Tỷ lệ và kích thước cũng như nghệ thuật tạo tượng Phật, Bồ Tát có khác với nghệ thuật tạo tượng người thế tục hay không? Ở đây chúng ta không bàn về nghệ thuật điêu khắc mỹ thuật thế tục. Chúng tôi sẽ cố gắng tŕnh bày sơ lược kích thước theo kinh “Tạo tượng Lượng Đạc” để Phật tử chúng ta có một khái niệm về những đặc điểm của một tôn tượng Phật hay Bồ Tát.
Đầu tiên chúng ta nên biết qua về hệ thống đo chiều dài của Ấn Độ ngày xưa được dùng trong những kinh sách Phật giáo như: Luận Đại Tỳ Bà Sa, Luận Tạp A Tỳ, Luận Câu Xá, Kinh Phương quảng Đại Trang Nghiêm, Kinh Phật Bổn Nguyện Tập và c̣n nhiều nữa, tóm tắt như sau:
Từ nhỏ đến lớn: Vi trần, đầu sợi tóc, con kiến, hạt cải, mạch (hạt lúa), túc = 2 hạt lúa, chỉ tiết (lóng tay = 4 túc), kiệt thủ (gang tay = 12 lóng tay), Chửu (chỏ = 2 gang tay), thỏa = 1 sải tay = 120 lóng tay. Đại khái là như vậy, bởi v́ kích thước đo chiều dài xử dụng trong kinh điển Phật giáo không giống nhau giữa Ấn Độ và Trung quốc nên đă thay đổi rất nhiều qua các triều đại lịch sử. Căn cứ theo kinh Tạo Tượng Lượng Đạc do Ngài Công Bố Tra dịch, dùng lóng tay giữa của ngón tay giữa co lại, phần đầu ngoài hai chỉ đốt lóng tay giữa là một tấc (thốn). Sau đây là kích thước của một số bộ phận quan trọng trong một tôn tượng:
1) Nhục kế, phần có tóc, cổ mỗi bộ phận cao 4 lóng tay. Tổng cọng tất cả là 12 lóng tức 1 gang tay.
2) Khuôn mặt, từ ranh giới yết hầu đến chấn thủy, từ chấn thủy đến rốn, từ rốn đến âm tạng mỗi phần dài 1 gang tay.
Như vậy phần thân trên từ nhục kế đến âm tạng dài tổng cọng là 5 gang tay.
3) Xương háng, xương bánh chè ( đầu gối), từ mắt cá xuống thẳng ḷng bàn chân,
mỗi bộ phận dài 4 lóng tay. Tổng cọng là 1 gang tay.
4) Bắp vế, cổ chân mỗi bộ phận dài 2 gang tay.
Như vậy tổng cọng phần thân dưới là 5 gang tay.
Hai phần thượng thân và hạ thân cọng lại là 10 gang, mỗi gang là 12 lóng, tổng chiều cao là 120 lóng tay. Đây là kích thước chiều cao căn bản. Nếu muốn tôn tượng to, nhỏ th́ cứ theo tỷ lệ ấy mà tăng hoặc giảm.
Trong kinh điển cũng hướng dẫn rất rơ ràng và chi tiết về các kiểu tôn tượng như: tượng đứng, ngồi, tượng Bồ Tát, tượng hiển tướng phẩn nộ để hàng phục ma quân v.v…Chắc rằng các nhà hội họa, điêu khắc, tạo tượng Phật Giáo đều rất am tường vấn đề nầy. Do đó để tránh được sự nhầm lẫn giữa tượng của tín ngưỡng nhân gian và tôn tượng của Phật giáo để chiêm bái, một hiển tướng không thể thiếu là nhục kế của Đức Phật - Nhục kế là khối thịt trên đỉnh đầu nhô lên như búi tóc, h́nh thể tương tự như cái chén úp lại, đây là tướng tốt thứ 32 của đức Phật, và cũng là vẻ đẹp thứ nhất trong 80 vẻ đẹp đó là “Vô Kiến Đảnh Tướng”. Trên đỉnh Nhục kế của đức Phật có một điểm phát ra ức vạn ánh sáng, lớp lớp ánh sáng lần lượt chiếu rọi cho tới thượng phương vô lượng thế giới mà tất cả trời, người và Thập địa Bồ tát cũng không thể thấy được, cho nên gọi là Vô kiến Đảnh Tướng. Phật tử chúng ta thường tụng Thủ Lăng Nghiêm, phần trước Thần chú có các câu: Tùng nhục kế trung, dơng bá bảo quang, quang trung dơng xuất… Vô kiến đảnh tướng phóng quang, Như Lai tuyên thuyết thần chú… Ngoài ra khuôn mặt mà chúng ta thường gọi là “Diện” của tôn tượng Phật và Bồ tát cũng được chỉ dẫn rất rơ ràng trong kinh như diện của tượng Phật phải tṛn đầy như mặt trăng (Như Lai măn nguyệt diện), c̣n diện của Bồ Tát như h́nh quả trứng, diện của Minh Vương như h́nh vuông.v.v…
Muốn thỉnh một tôn tượng đúng pháp, nên t́m ở đâu?
Theo sự hướng dẫn trong Thiền Môn Pháp Ngữ Tân Tri, Phật tử chúng ta muốn thỉnh Tôn tượng Phật hay Bồ Tát để chiêm bái, quán tưởng trong khi tu học, chúng ta nên đến các ngôi chùa Phật giáo có cho thỉnh tượng, những đạo tràng chuyên phát hành văn vật của Phật giáo hoặc những tiệm chuyên cho thỉnh tôn tượng, pháp khí, pháp cụ để t́m một tôn tượng tương đối y như pháp, đừng v́ chỉ thích một bộ phận nào đó mà bỏ qua những thiếu sót của tướng tốt và vẻ đẹp, để tránh gây nên những chướng ngại trên con đường tu học lâu dài của chính bản thân ḿnh.