;
Thiền Sư Bạch Vân An Cốc (zh. 白雲安谷, ja. hakuun yasutani;) 1885-1973 là một vị Thiền Sư Nhật Bản, là Thiền Sư đầu tiên giảng dạy ở Hoa Kỳ. Xuất gia năm 11 tuổi, Sư tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều Thiền Sư khác nhau. Sau khi làm thầy giáo (trường phổ thông) 16 năm, Sư được Đại Vân Tổ Nhạc Nguyên Điền (ja. daiun sōgaku harada) nhận làm môn đệ và được ấn chứng (1943.)
Sư đến Mỹ nhiều lần (1962-1969) và hướng dẫn nhiều thiền sinh Mỹ và các nước khác tu tập. Những bài luận về Bích Nham Lục, Vô Môn Quan và Thong Dong Lục của Sư rất được phổ biến. Phương pháp giảng dạy của Sư được truyền bá rộng rãi ở Tây Phương qua quyển sách The Three Pillars of Zen của Philip Kapleau (Việt ngữ: Ba Trụ Thiền).
Ngài viết thì Phật Tính, cũng đồng nghĩa với Pháp Tính (sa. dharmatā, ja. Hosshō,) chính là cái mà người ta gọi trong Đại Thừa là tính Không (sa. Śūnyatā.) Ông phát biểu: "Qua kinh nghiệm giác ngộ—nguồn gốc của tất cả những giáo lý đạo Phật— người ta ngộ được thế giới của tính Không. Thế giới này—chuyển động (motion,) không có trọng lượng (no gravity,) vượt mọi cá thể (sắc, forms) —vượt khỏi trí tưởng tượng của con người. Vì thế nên chúng ta không thể nào hiểu được và cũng không thể nào tìm hiểu được cái tự tính chân thật của vạn vật, cái Phật Tính, Pháp Tính của chúng. Vì tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra được đều phải có màu sắc (observable forms) nên tất cả những gì chúng ta tưởng tượng về Phật Tính tất nhiên là sai. Cái người ta có thể tưởng tượng được chỉ là sự phản chiếu của Phật Tính —nhưng không phải Phật Tính. Nhưng, mặc dù Phật Tính không thể diễn bày (Bất khả thuyết,) không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghị,) chúng ta vẫn có thể tỉnh thức, chứng ngộ được NÓ bởi vì chúng ta bản lai là Phật Tính."
Một thuật ngữ chỉ Phật Tính khác là Bản lai thành Phật (本來成佛), nhưng ít phổ biến. Chủ ý có nghĩa là Phật Tính ở mọi nơi, tất cả chúng sinh xưa nay vốn có Phật Tính. Khái niệm này thường thấy trong các bộ kinh và luận của Đại Thừa, như trong Đại Thừa khởi tín luận và Viên Giác Kinh.
Tâm Thức
Từ trước đến nay không có một tôn giáo, triết học và tâm lý học nào phân tích tâm đầy đủ rõ ràng như Phật Giáo.
Sau đây, tôi chỉ ‘điểm tâm’ để chúng ta có chút khái niệm đối chiếu giữa Tâm Phật và Tâm khoa học.
Theo Wikipedia, Tâm Thức là dòng ý thức, gọi tắt là Tâm, chỉ trí tuệ (wisdom) và ý thức (consciousness.) Tâm thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; Nó bao gồm tất cả các quá trình ý thức của bộ não. Đôi khi, trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức của con người. Các lý thuyết hiện đại, dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâm thức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức.
Chữ "tâm" (心) còn có nghĩa là tim (heart.) Theo Từ điển Hán Việt Thiều Chửu, người đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm, ví dụ "tâm cảnh" (心 境), "tâm địa" (心 地), “tâm lý”, v.v. Cho nên, ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng của ‘nhân tâm’ được gọi là tâm lý học.
Tâm (zh. xīn 心, en. mind, ja. shin, sa. citta, hṛdaya, vijñāna) là một thuật ngữ quan trọng của Phật Giáo, đặc biệt với Thiền Tông, Tâm có nhiều nghĩa:
Theo quan điểm Đại Thừa, Phật Tánh (zh. fóxìng 佛性, ja. busshō, sa. buddhatā, buddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại đầy vô minh hạn chế.
Sự khác biệt giữa Tiểu Thừa (Phật Giáo Nguyên Thủy) và Đại Thừa là quan điểm về Phật Tính có thường hằng trong mọi loài hay không? Tiểu Thừa hầu như không nhắc đến Phật Tính, cho rằng không phải chúng sinh nào cũng có thể thành Phật. Đại Thừa xem đạt Phật quả là mục đích cao nhất, đó là sự thể hiện Phật Tính nằm sẵn trong mọi chúng sinh, thông qua những pháp tu học nhất định. Chỉ vì cùng căn tánh nhưng lại bất đồng mà hai tông phái này trở thành không đồng thanh để cùng tương ứng lẫn không đồng khí để cũng tương cầu qua hàng thế kỷ, cho đến bây giờ vẫn còn phân biệt nhị nguyên. Tôi học Phật online, không phân biệt tiểu đại thấy hay thì học, thấy dở thì bỏ qua, thấy sai thì nói sai, thấy đúng thì giải đúng. Pháp chỉ là phương tiện. Chúng sinh có hiện hữu hay tận diệt, có Phật Tánh, thành Phật hay không thì vũ trụ này cũng không vơi không đầy.
Theo Thiền Tông thì mỗi chúng sinh đều có Phật Tính, nhưng nói chung thì không tự biết và cũng không sống với sự tự hiểu biết này như một bậc giác ngộ, một vị Phật. Sự thức tỉnh này và sự sinh diệt, xảy ra trong khoảnh khắc, từ sátna này đến sátna nọ. Nó là biểu hiện của sự đồng nhất với Phật Tính và cũng chính là tôn chỉ của Thiền.
Tổng quát, người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:
Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân Như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân Như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân Như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể (oneness) của khách thể (object) và chủ thể (subject.) Chân Như đồng nghĩa với Như Lai Tạng, Phật tính, Pháp thân, Lòng Bồ Đề, Tri Kiến Phật.
Sau đây là một số thuật ngữ bao gồm từ Chân Như thường gặp:
Chân Như pháp giới (zh. zhēnrú făjiè 眞如法界, ja. shinnyo hōkai) là Pháp Giới của chân như. Vì Pháp Giới và Chân Như cơ bản hàm ý như nhau nên đây chỉ là một cách gọi thể tính chân như mà chư Phật cảm nhận được.
Chân Như tính khởi (zh. zhēnrú xìngqĭ 眞如性起, ja. shinnyo shōki) chỉ sự sinh khởi của mọi hiện tượng tùy thuộc hoặc nương vào Chân Như.
Chân Như tướng (zh. zhēnrú xiāng 眞如相, ja. shinnyosō) chỉ tướng thứ 8th trong "Thập hồi hướng" theo pháp tu của hàng Bồ Tát. Giai vị mà hàng Bồ Tát dùng trí huệ trung đạo để làm sáng tỏ tính chất hữu vô của các pháp, và thấy các pháp đều là chân như pháp giới.
Chân Như vô vi (zh. zhēnrú wúwéi 眞如無爲, ja. shinnyomui) là một trong 6 pháp vô vi trong giáo lý Duy Thức. Chân Như là thể tính chân thực của mọi hiện tượng. Chân Như được gọi là vô vi vì ý niệm rằng ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật tự nó vốn chẳng thực là chân Như, bởi vì trí huệ giác ngộ được xếp vào những pháp hữu vi.
Ba loại tâm trên được dịch từ danh từ hṛdaya của Phạn Ngữ;
Tâm Sở
Ngoài ra còn có Tâm Sở (zh. 心所, sa., pi. cetasika), hoặc Tâm sở hữu pháp (sa. caittadharma), là những yếu tố phụ thuộc vào Tâm, gắn liền với một nhận thức (sa. vijñāna) – nhận thức đây cũng được gọi là Tâm Vương (sa. cittarāja), là hoạt động tâm thức chủ yếu – đang sinh khởi và khởi lên đồng thời với nhận thức đó. Việc phân tích và hệ thống hoá các tâm sở là một kỳ công của các Đại luận sư Ấn Độ. Các Tâm sở miêu tả tất cả những khía cạnh tâm trạng mà ai cũng có thể tự khám phá, tìm được nơi chính mình – có thể gọi là bản đồ tâm lý của con người.
Cách phân loại Tâm theo Thượng Toạ Bộ
Trong khi Kinh Tạng tóm thâu mọi hiện tượng của sự sống dưới Ngũ Uẩn sắc, thụ, tưởng, hành, thức thì A-tì-đạt-ma của Thượng Toạ Bộ đề cập 3 khía cạnh triết lý, phân tích tâm lý khi bàn đến những gì hiện hữu (sa. bhava): Tâm (sa. citta), Tâm Sở và Sắc(sa. Rūpa.) Tâm Sở bao gồm Thụ (sa. vedanā), Tưởng (sa. saṃjñā) và 50 Hành (sa. saṃskāra), tổng cộng là 52 tâm sở. Trong số này, 25 có tính chất tốt lành (thiện và trung tính về phương diện nghiệp), 14 là Bất Thiện (sa. akuśala) còn 13 bất định, nghĩa là có thể thiện, bất thiện hay trung tính tuỳ thuộc vào tâm (thức) mà chúng tương ưng.
Cách phân loại Tâm theo Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ
Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) chia các Tâm sở thành sáu loại theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (sa. abhidharmakośa) của Thế Thân (sa. vasubandhu) và A-tì-đạt-ma phát trí luận (sa. abhidharmajñānaprasthāna-śāstra) của Già-đa-diễn-ni tử (sa. kātyāyanīputra), tổng cộng là 46 tâm sở (thuật ngữ trong ngoặc là Phạn ngữ sa):
Đại Địa Pháp
10 Đại địa pháp (zh. 大地法, sa. mahābhūmikā-dharma), chỉ mười tác dụng tâm lý tương ưng và đồng sinh khởi với tất cả Tâm Vương:
Đại Thiện Địa Pháp
10 Đại thiện địa pháp (zh. 大善地法, sa. kuśalamahābhūmikādharma):
Đại Phiền Não Địa Pháp
6 Đại phiền não địa pháp (大煩惱地法, kleśamahābhūmikā-dharma) là các pháp gây phiền não, gây khổ, bao gồm sáu loại:
Đại Bất Thiện Địa Pháp
2 Đại bất thiện địa pháp (大不善地, akuśalamahābhūmikā-dharma):
Tiểu Phiền Não Địa Pháp
10 Tiểu phiền não địa pháp (小煩惱地法, parīttabhūmikā-upakleśa):
Bất Định Địa Pháp
8 Bất định địa pháp (不定地法, anityatābhūmikādharma), gọi là "bất định" vì chúng có thể thuộc về dạng thiện hoặc bất thiện, tuỳ theo căn cơ của Tâm Vương. Ví dụ như Tầm, là tâm sở suy nghĩ phân tích. Nó là tâm sở tốt nếu Tâm Vương có gốc thiện – ví dụ như suy nghĩ, chú tâm về giáo pháp của Đức Phật, diệt khổ – hoặc xấu, nếu Tâm Vương là một pháp bất thiện, như suy nghĩ phân tích cách lừa gạt người… Bất định địa pháp bao gồm tám loại:
Cách phân loại Tâm theo Duy Thức Tông
Duy Thức Tông phân biệt 51 loại tâm sở. Đại sư Vô Trước (asaṅga) phân chia 51 tâm sở này thành sáu loại trong Đại thừa a-tì-đạt-ma tập luận (sa. abhidharmasamuccaya):
Biến Hành Tâm Sở
5 Biến hành tâm sở (遍行, sarvatraga), năm loại tâm pháp lúc nào cũng hiện hành xuất phát cùng với một Tâm Vương, gồm có:
Biệt Cảnh Tâm Sở
5 Biệt cảnh tâm sở (別境, viniyata) năm loại tâm pháp xác định ngoại cảnh:
Thiện Tâm Sở
11 Thiện tâm sở (善, kuśala):
Căn Bản Phiền Não Tâm Sở
6 Căn bản phiền não tâm sở (根本煩惱, mūlakleśa):
Điểm thứ sáu là Kiến cũng thường được chia ra làm năm loại:
1. Thân kiến (身見, satkāyadṛṣṭi): một kiến giải cho rằng thân thể được tạo bằng ngũ uẩn là một cái "ta" (我), là "cái của ta" (我所);
2. Biên kiến (邊見, antagrāhadṛṣṭi): một kiến giải liên hệ đến phiền não, cho rằng cái "ta" được tạo bằng ngũ uẩn là một cái gì đó thường còn, vĩnh viễn [thường kiến] hoặc ngược lại, là một cái gì đó bị đoạn diệt, không có gì tiếp nối giữa hai cuộc sống con người [đoạn kiến];
3. Kiến thủ kiến (見取見, dṛṣṭiparāmarśa): kiến giải cho rằng một kiến giải bất thiện hoặc ngũ uẩn, cơ sở xuất phát của kiến giải bất thiện này là những điều tuyệt hảo. Kiến giải bất thiện trong trường hợp này là Thân kiến, Biên kiến;
4. Giới cấm thủ kiến (戒禁取見, śīlavrata-parāmarśa): là một kiến giải cho rằng, những quy tắc xử sự sai hoặc những lời hướng dẫn tu tập sai – như tự xem mình như con thú và bắt chước thái độ của nó –, hoặc ngũ uẩn, cơ sở của những việc sai trái trên là điều hay nhất;
5. Tà kiến (邪見, mithyādṛṣṭi): kiến phủ nhận cái gì thật sự tồn tại, thêu dệt thêm vào những gì thật sự không có.
Tuỳ Phiền Não Tâm Sở
20 Tuỳ phiền não tâm sở (隨煩惱, upakleśa):
Bất Định Tâm Sở
4 Bất định tâm sở (aniyata), bất định bởi vì các tâm sở này thay đổi giá trị tuỳ theo các tâm vương. Chúng bao gồm:
Cách phân chia như trên của Duy Thức Tông được xem là bước tiến triển cuối cùng trong việc phân tích, phân loại các tâm sở và cũng là bản phân loại tiêu chuẩn cho tất cả những trường phái Đại Thừa tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng.
Đức Phật đối thoại với A-Nan về Tâm
Đơn giản, tìm tâm thì tâm chạy, chạy tâm thì tâm theo. Chạy theo tiếng gọi của con tim thì tim chạy; bỏ tim chạy lấy thân thì tim đeo đuổi theo tới cùng. Đường nào cũng chết trong lòng một tí. Tương tự như trong khoa học lượng tử khi quan sát đo đạt lượng tử thì nó là hạt (particle, observable) khi không quan sát nó thì nó biến thành dạng sóng (wave, invisible.) Đó là diệu ý của “Sắc tất thị Không; Không tất thị Sắc và Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm.”
Trong Kinh Lăng Nghiêm đoạn Phật ‘dài dòng giảng về tâm cho bật thượng thừa,’ trình bày bởi Thích Thiện Hoa. Đại khái, A-Nan không có được những phương tiện như ta ngày này thay vì Google là biết tất cả về Tâm.
tâm
tâm là gì
tâm phiền não
thiền sư bạch vân an cốc
chân như
tâm sở
tâm thức
chữ tâm
đức phật
thiền
TIN LIÊN QUAN