;
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng nổi tiếng và được nhiều người dân và du khách quốc tế biết đến là chùa Hương Tích hiện ở huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội, là một khu tổ hợp quần thể văn hóa, tôn giáo quá đồ sộ và nổi tiếng bậc nhất tại của Việt Nam. Chùa Hương Tích được xây dựng khoảng vào cuối thế kỷ 17, mang dáng dấp cổ kính và linh thiêng, lại nằm ở vị thế đắc địa, cách kinh thành Thăng Long xưa (Thành phố Hà Nội ngày nay) không xa, đã thực sự trở thành nơi thu hút du khách trong và ngoài nước tới đây tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tâm linh kỳ bí.
Những điều trên đã làm cho chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội được đặc biệt được du khách hết sức quan tâm, còn chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh lại không được nổi tiếng bằng chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, bởi đã từ lâu không được quan tâm trùng tu đại quy mô trong nhiều thế kỷ, kể từ khi có chùa Hương Tích “bản sao” ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã đi vào quyên lãng của giới nghiên cứu.
1. Chùa Hương Tích “Bản sao” ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội
Chùa Hương Tích tọa lạc trong thung lũng núi thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội. Không chỉ riêng chùa Hương Tích mà nơi đây là một quần thể di tích, danh thắng chùa Hương Tích rộng khoảng 6 km2. Từ thời vua Lê Hy Tông - chúa Trịnh Sâm, chùa Hương Tích ở gần kinh thành Thăng Long được các đời vua Lê - chúa Trịnh đặc biệt quan tâm, bởi chùa Hương Tích này không chỉ là nơi duy trì tín ngưỡng tâm linh của các cung tần mỹ nữ mà còn cả vua chúa, quan, quân và nhân dân quanh đây.
Với phong cảnh u tịch, thanh nhã, địa thế kỳ bí đã là nơi quy tụ tâm linh, bao đời của người dân Đại Việt xứ đàng Ngoài. Những điều kiện lý tưởng, thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội luôn được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, bảo tồn nên ngày càng thêm hoàn mỹ. Vài chục năm lại đây, du khách thập phương nườm nượp kéo về tham quan quần thể di tích chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội càng làm cho chùa Hương Tích nơi đây càng được biết rộng rãi, không chỉ người dân miền Bắc, mà người dân miền Nam, du khách nước ngoài cũng thường xuyên viếng thăm chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội bởi danh tiếng của chùa.nguoiphattu.com
Hành khách tham quan chùa Hương Tích ở Hà Nội có thể theo ba tuyến như sau:
Tuyến thứ nhất: Du khách ngồi thuyền từ bến đò Đục bên bờ sông Đáy đi theo dòng suối Yến, chui qua cầu Hội Xá, ghé thăm đền Trình còn gọi đền Ngũ Nhạc xong rồi, du khách có thể từ bến đò Trò tản bộ vào dâng hương tại chùa Thiên Trù (chữ Hán mang nghĩa Bếp Trời), đây là ngôi chùa Ngoài cùng theo đường tuyến thứ nhất. Sau khi tham quan khu vực chùa Thiên Trù, du khách qua của “Nam Thiên Môn”, du khách sẽ vào trong khu vực chính điện, thờ Tam Bảo gồm 2 tầng, quanh đó có đỉnh đồng lớn đặt giữa sân, nhà thờ tổ, điện thờ Thánh Mẫu, buồng cung văn, lầu tàng thư, phương trượng sư trụ trì, nhà quan cư, nhà oản, nhà lẫm (thóc gạo), khu mộ tháp, nhà bia, suối điện, hồ song nguyệt... riêng chùa Thiên Trù từng bị quân đội thực dân Pháp đặt mìn phá hủy vào năm 1947, những công trình hiện tại, là được tái thiết sau này, tuy nhiên vẫn còn một số hiện vật mà nổi trội có chuông đồng đúc từ thời nhà Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ nhì, nhằm năm Giáp Dần 1794.
Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương Tích Hà Nội.
Rời chùa Thiên Trù, du khách thập phương viếng chùa Giải Oan, động Thanh U hay gọi là am Phật Tích, động Tuyết Quỳnh người dân quen gọi là động Tuyết Kình, đền Trấn Song hay gọi là đền Cửa Võng, chùa Hinh Bồng trong động Hinh Bồng và tiếp tục hướng đến động Hương Tích, cách chùa Thiên Trù hơn hai ngàn mét. Sách thăm cảnh Hương Sơn, đọc thơ Hương Tích do Trần Lê Văn và Vũ Quần Phương tổng hợp, biên soạn, do Ty Văn hóa Thông tin, tỉnh Hà Sơn Bình ấn hành vào năm 1981 có đoạn: “Thiên Trù có quan hệ mật thiết với Hương Tích như hai câu thơ bổ sung cho nhau mới trọn vẹn một ý, tứ. Chùa Thiên Trù là chùa Ngoài. Chùa Hương Tích là chùa Trong. Du khách đi từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài đều phải qua chùa Thiên Trù. Chùa Hương Tích là bề sâu, chùa Thiên Trù là bề rộng”.
Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc
coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương Tích Hà Nội.
Trong động Hương Tích còn lưu thư pháp của chúa Trịnh Sâm với 5 chữ lớn “Nam Thiên đệ nhất động” khắc theo lối chữ triện trên vách đá vào năm Canh Dần 1770, trong lòng động Hương Tích có nhiều măng đá, nhú đá, trụ đá tạo bao hình thù kì dị như: “tấm y cà sa, tượng Phật ngồi thiền, khánh, quả bòng, trái bưởi, lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, cây bạc, cây vàng, đầu cô, đầu cậu, vú sữa mẹ...” Trong động Hương Tích còn có một tấm bia đá khắc bài thơ chữ Hán có tựa đề; “Vịnh Hương Sơn” của Nho sĩ, đại thần Bùi Dị (1833 - 1895). Động Hương Tích thờ tượng Bồ Tát Quán Thế Âm bằng đá xanh do võ tướng Nguyễn Huy Nhật cùng vợ Nguyễn Thị Huề phát tâm dâng cúng vào năm Quý Sửu 1793, dưới thời nhà Tây Sơn sau khi ông đến thăm danh thắng này.
Tuyến thứ hai: Du khách ngồi thuyền đi theo dọc suối Long Vân, một nhánh của suối Yến, rồi du khách vào động Long Vân, thăm hang Thánh Hóa, động Cây Khế, động Âm, chiêm bái động Người Xưa, động Hương Đài rồi đến dâng hương tại chùa Thanh Sơn, vãng cạnh xung quanh, có thể tĩnh tâm tham thiền trong các hang động vào mùa vắng khách.nguoiphattu.com
Tuyến thứ ba: Du khách có thể khởi hành từ bến Phú Yên, du khách được thuyền đưa đi men theo dòng suối Tuyết, viếng thăm và dâng hương chùa Bảo Đài ở động Bảo Đài, dâng hương chùa Cá ở đông Cá, rồi dâng hương chùa Tuyết trong hang động Tuyết, riêng tuyến này, du khách có thể tranh thủ cầu nguyện, thực tập tâm linh, bởi sự thanh tịnh và trang nghiêm cùng với nét kỳ bí của các ngôi chùa trong các hang động trên tuyến này sẽ giúp cho các du khách theo hành trình tuyến này có những trãi nghiệm kỳ thú.
Muốn tham quan cả ba tuyến, du khách phải dành ba ngày liền với đầy đủ sức khỏe để theo các hành trình. Vì vậy, rất đông du khách chỉ “sáng đi, chiều về” theo tuyến thứ nhất là chủ yếu. Đến đây, du khách còn thích thú thưởng thức nhiều đặc sản của vùng như: canh rau sắng, chè củ mài, cùng nhiều món chế biến từ cây mơ: Quả mơ tươi chín, rượu mơ, Si rô mơ, trà mơ và chè mai... Hàng năm bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng cho đến hạ cuối tháng 3 âm lịch, rất đông các du khách thập phương đi trẩy hội ở chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
2. Chùa Hương Tích “Bản gốc” ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Chùa Hương Tích ngự trên núi Hồng Lĩnh, nay thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Hương Tích nằm trên độ cao 650m so với mặt nước biển, với những thắng cảnh tuyệt đẹp, giữa rừng núi bạt ngàn, chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được ca ngợi: “Hoan Châu đệ nhất danh thắng” là ngôi chùa đứng đầu 21 danh lam thắng cảnh ở Nghệ An và Hà Tĩnh thuở xưa. Tương truyền chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh, được khởi lập từ thế kỷ 13 dưới thời đại nhà Trần.
Về sự tích kiến tạo chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đang có nhiều ý kiến trái chiều. tuy nhiên, đa số học giả, nhà nghiên cứu đều cho rằng: “Chùa Hương Tích được kiến tạo vào năm ? thời vua Trần Anh Tông”, bởi có giả thuyết cho rằng:
“Trong chuyến hành trình xuống phía Nam của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, khi ngài dừng chân nơi đây, nghe tin có vị sư già dựng một thảo am trong rừng sâu tu hành, hàng ngày vẫn đều đặn xuống dưới chân núi, thôn ấp xung quanh để khất thực. Nhân dân nơi đây rất ngưỡng mộ đạo hạnh của vị sư già ấy, nhưng cũng không ai biết tên tuổi của vị ấy, mỗi lần có việc gì bất trắc thì được vị sư già ấy giúp, ai gặp vị sư già ấy cũng đều hoan hỷ.
Một điểm đặc biệt của vị ấy nữa là, lúc này xung quanh các dãy núi Ngàn Hống rất nhiều cọp, beo, thứ dữ, rắn độc.v.v. mà vị sư già ấy, trừ ngày giông tố, mưa bão, con lại vẫn đều đặn xuống các thôn làng phía dưới khất thực mà không bị các loài thứ dữ tấn công, người dân dưới chân núi luôn xem vị sư già như Phật sống, hết lòng cung kính. Khi tham vấn tình hình đời sống nhân dân nơi đây, Sơ tổ Trúc Lâm thiền phái với ý định lên tận am để tham vấn đạo lý với vị sư già và Ngài Sơ tổ Trúc Lâm thiền phái rất ngạc nhiên, khi vị sư già đã viên tịch từ lúc nào không rõ, khắp người tỏa ra mùi hương chiên đàn, lại thấy phong cảnh u nhã, liền cho xây dựng một ngôi chùa và đặt tên là chùa Hương, nhân thấy dấu tích trên tảng đá ngồi thiền của vị sư già nên thêm vào chữ tích, từ đó, người dân quanh vùng quen gọi chùa Hương Tích”.nguoiphattu.com
Đó là những truyền thuyết được kết nối lại, đó đây vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tác giả tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu và căn cứ trên suy luận chứng tích thì truyền thuyết trên, không phải là không có căn cứ: “Nền gạch và hoa văn từ thời nhà Trần để lại với hoa văn hình rồng, ta có thể suy luận chùa là do vua hoặc hoàng gia xây, mới có hình rồng, vào thời nhà Trần vật liệu tinh hoa sắc sảo như vậy, nhân dân rất khó có; thời nhà Trần Phật giáo phát triển rất mạnh, Sơ tổ Trúc Lâm cũng có chuyến du hành xuống phía Nam; cách đây 30 năm lên chùa Hương Tích cũng rất vất vả, chứ chưa nói mang vật liệu lên để xây một ngôi chùa.v.v.”.
Từ suy luận trên, chúng ta nhận thấy phần nào có lý, mang tính xác thực rất cao, vấn đề còn lại, phải chờ các nhà nghiên chuyên sâu lịch sử tiếp tục khảo cứu làm rõ. Còn hiện nay dân gian đang lưu truyền về truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện, truyền thuyết này bắt đầu từ thời đại nhà Hâu Lê:
“Theo truyền thuyết, am Thánh Mẫu ngày nay là nơi Công chúa Diệu Thiện[1] tu hành và hóa Phật Quan Âm. Xung quanh chùa còn nhiều cảnh quan như: động Tiên Nữ, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên... Tại chùa Hương Tích có tượng Thần Hổ đặt ở trên đường đi lên chính điện để người dân thờ cúng. Tượng được đặt ở phía bên phải, theo hướng đi lên khu vực chính điện. Hổ Thần được làm bằng bê tông, sơn màu vàng, ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi”.
Đây là dạng hỗn dung giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, trong đời sống người dân nơi đây, trên nền tảng dung hòa, tiếp biến giữa Phật giáo thời đại nhà Minh, ở Trung Hoa và Phật giáo nhà Hậu Lê ở Đại Việt.Trong cuốn “Thiên Lộc huyện Phong Thủy cổ chí” của tác giả Lưu Công Đạo viết vào năm 1811 đã mô tả:
“Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am. Trong am đặt tượng Quan Âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tấm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Nếu căn cứ theo sử liệu thì tác giả dự đoán: “Tích công chúa Diệu Thiện” ở chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện trong thời đại nhà Minh ở Trung Hoa, thời nhà Hậu Lê ở Việt Nam. Thời này, văn hóa tín ngưỡng nhà Minh xâm nhập mạnh vào Đại Việt.
Thời đại nhà Lý - Trần, tư tưởng Phật giáo làm tư tưởng dân tộc, văn hóa Việt chính là đan xen văn hóa Phật giáo chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống nhân dân, vua quan nhà Lý - Trần ra sức khuếch trương văn hóa Việt lẽ nào lại dựng chuyện công chúa bến Trung Quốc sang. Tuy nhiên đến thời đại nhà Hậu Lê thì lại khác, tuy đánh đuổi được nhà Minh khỏi nước ta, nhưng sự áp đặt văn hóa vẫn còn khá nặng nề, tích Quan âm Diệu Thiện ngày nay đã được văn hóa Việt tiếp biến, nhưng đó đây vẫn còn có sự ảnh hưởng nhất định.
Chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là một tổ hợp quần thể bao gồm: “Am, đền, điện, miếu, chùa, cung, hang, động”.Trãi qua nhiều lần tôn tạo nhưng sự tôn tạo đó chưa xứng tầm với một ngôi chùa có bề dày lịch sử như chùa Hương Tích. Bởi từ khi có chùa Hương Tích bản sao ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội thì chùa Hương Tích bản gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã bị mất dần vị thế, các cung tần mỹ nữ, con nhà quyền quý, các quan lại địa phương không còn quan tâm, hộ trì chăm lo chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh như thời trước khi xuất hiện chùa Hương Tích bản sao ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Chùa chỉ còn lo phần tín ngưỡng cho nhân dân quanh vùng Nghệ Tĩnh mà thôi. Nếu đứng trên sự công bình thì chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chẳng thua kém gì chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, chỉ vì chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trải qua thời gian dài không được đầu tư sửa chữa, trùng tu đúng tầm, nên không thể thu hút du khách trong và ngoài nước như chùa Hương Tích ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội được.
Một yếu tố nữa để chùa Hương Tích gốc không thu hút được du khách như chùa Hương tích bản sao vì chùa Hương tích bản sao năm ở gần trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, ngược lại chùa Hương Tích bản gốc lại nằm ở nơi xa, ít người biết đến, đặc biệt là du khách ngoại quốc. Không những thế, cho đến sử sách cũng ít có tài liệu viết về chùa Hương Tích bản gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, cuốn sách “108 danh lam cổ tự Việt Nam” của nhà nghiên cứu Võ Văn Tường, nhà xuất bản Thuận Hóa, phát hành tại Huế vào năm 2007.
Cũng chỉ giới thiệu tóm tắt về chùa Hương Tích bản sao ở huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, chứ không đề cập một dòng nào về chùa Hương Tích bản gốc ở trên dãi núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Điều đó cho thấy giới nghiên cứu Phật giáo nói riêng, giới nghiên cứu Thắng cảnh Việt Nam chưa quan tâm, chú ý đến chùa Hương Tích bản gốc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã có lịch sử hơn 7 thế kỷ là một điều đáng tiếc…nguoiphattu.com
Mãi cho đến năm 2006, sau nhiều năm trăn trở, với tâm nguyện ước muốn khôi phục lại “Hoan châu đệ nhất danh thắng” Đại đức Thích Quảng Nguyên trụ trì chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã khởi xướng lộ trình đại trùng tu toàn cảnh khu di tích, danh thắng chùa Hương Tích ở trên dãy núi Hồng Lĩnh, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, với các hạng mục được quy hoạch bài bản mang tầm khu vực với các công trình: chùa, tháp, đền, đài...
Toàn cảnh chùa Hương Tích Thượng vừa xây dựng thời gian gần đây.
Quần thể khu di tích, danh thắng chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được thể chia 3 khu vực chính gồm Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu. Hiện nay, chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn lưu giữ được nhiều hạng mục tự nhiên lẫn nhân tạo một cách hài hòa. Để tạo thuận lợi cho du khách hành hương tham quan khu di tích thắng cảnh chùa Hương Tích ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Đại đức Thích Quảng Nguyên, ban quản lý khu di tích, thắng cảnh chùa Hương Tích đã thiết lập, kiến tạo được con đường bê tông để du khách có thể đi xe diện lên chùa, có tuyến cáp treo, đi thuyền và giữ nguyên con đường mòn để du khách bộ hành như xưa để đáp ứng sở thích của nhiều nhóm du khách thập phương.
Du khách thập phương có thể tham quan các danh tích thuộc khu quần thể chùa Hương Tích như: “Bảo Tháp, Thượng điện, đền Trang Vương, động Quán Âm, động Tiên