;
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẽ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo, mặc dù cho một số ít người tự phong cho mình có tinh thần “cầu tiến” hay “hội nhập”…, chấp nhận và hưởng ứng những Ngày của Cha (Father’s Day), Ngày của mẹ (Mother’s day) hoặc ngày Quốc tế Phụ nữ (Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc tế)..vv, cũng được ồn ào râm ran chúc tụng nhau với người mẹ mình như là một ngày “Vu Lan phương Tây” xâm nhập, bất chấp ý nghĩa duyên khởi của từng ngày lễ đó.
Một người quen của người viết thuộc môtip “ba phải” thì cho rằng đấy là hiện tượng tốt; rất tốt vì dù sao họ cũng tôn vinh một nghĩa cử đạo đức trong xã hội !
Một người quen khác tuy cũng thuộc giới này nhưng có tư duy đôi chút cho rằng hãy xem những sự dễ dãi chấp nhận đó như là ngày Vu lan báo hiếu của Phật giáo được hóa thân xa rộng!
Nhìn sang một người khác tín ngưỡng, người này cho rằng tôn giáo anh cũng có đề cao chữ Hiếu và trưng dẫn ra điều răn thứ tư “Thảo kính cha Mẹ”. Nghe qua cũng càm thấy an lòng vì chữ Hiếu không chỉ có mỗi Phật giáo mới có.
Loài người là động vật cao cấp vì có một bộ óc để tư duy, phán đoán, giúp ích cho đồng loại để cùng nhau sinh tồn trong mối thiết lập nên mối tương quan cộng đồng, tương thân tương ái.
Từ đó, theo điều kiện mỗi quốc độ, mỗi khả năng thích ứng, mỗi nơi dần hình thành nếp sống, lối sống riêng của mình, bây giờ ta hay gọi là có một nền văn hóa riêng. Chúng ta đều biết Liên Hiệp Quốc hiện đang ủng hộ nét đa văn hóa, cổ vũ rất nhiều văn hóa riêng của từng quốc gia.
Trong bài thơ “Vu Lan Tình Mẹ” nhà thơ Huyền Lan đã rất khéo khi viết rằng “Từ trong tiềm thức thiêng liêng/ Tim con réo gọi ân tình Tổ Tiên/ Chắp tay lễ Mục Kiền Liên/ Tấm thân hiếu tử đẹp miền Đông phương”.
Vì vậy, nhiều quốc gia phương đông, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản vẫn có Ngày Tình Nhân riêng, đó là ngày 7 tháng 7 âm lịch (thất tịch). Đó là ngày dải ngân hà nhìn được rõ nhất cùng với hai chòm sao Chúc Nữ (Vega), Ngưu Lang (Altair), đã hình thành nên câu chuyện Ngưu Lang Chúc Nữ gặp nhau bên cầu (ngân hà tão thành) và ngày đó mưa ngâu rơi lớt phớt đượm buồn.
Ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, cũng còn được gòi là rằm tháng bảy hay ngày xá tôi vong nhân nên mới có tục cúng thí cô hồn . Trong văn học thì có áng thơ “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” của đại thi hào Nguyễn Du (1766 - 1820 ) của chúng ta cũng xuất phát từ điển tích có nhiều dấu ấn mang đậm dân tộc tính lẫn kinh điển Phật giáo. Trong ca dao VN ta từng chứng minh rằng “Tháng sáu buôn nhãn bán trâm/ Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.
Nếu nói rằng ngày Vu Lan Báo Hiếu - Rằm tháng bảy của Phật giáo được “hóa thân” và lan tỏa qua hình thức các ngày lễ có xuất xứ từ phương Tây kia mà ý nghĩa nguyên khởi kém thuyết phục …là cách nói ăn theo và ngụy biện.
Đem một bản lý lịch rõ ràng, minh bạch để đi so sánh với bản lý lịch được hình thành do tư duy tùy tiện mà có, nhớ đâu ghi đó là việc làm bất cập, rất dỡ! Trong khi đó, mùa Vu Lan Báo Hiếu – ngày Rằm tháng bảy còn là một nét văn hóa truyền thống của Phật giáo, của dân tộc.
Đó là một ân tình Tổ Tiên như nhà thơ Huyền Lan vừa được trích dẫn trên. Đem bán rẻ ân tình dân tộc để mua lấy danh xưng hời hợt “văn minh" thời thượng, “hòa nhập” sẽ để lại di hận tới nhiều thế hệ mai sau bằng một mặt bằng hòa tan mất gốc.
Đến đây, nhìn lại, để nghe hai người quen kia ra về với lý do còn bận tới chùa ăn chay mừng…vu lan!
Còn lại người quen khác tín ngưỡng này, tuy không muốn uống tiếp ly cà phê nguội lạnh và đặc quánh vì đường ngọt để quá lâu. Bất chợt lại nghĩ thứ đường đặc quánh nguội lạnh ấy rất dễ dụ mấy đàn kiến ham ngọt bu vào và không có đường thối lui.
Tư duy mình cũng như thế nếu không mạnh dạn bước ra khỏi các thứ quyến rũ, quyền lợi vật chất, và tác dộng tư duy tái sinh thì uồng lắm một đời sinh vật cao cấp sống mấy mươi năm ngắn ngủi trong thế gian này.
Chữ Hiếu trong Phật giáo được trãi rộng lớn ra rất nhiều trong Tứ Đại trọng Ân mà hiếu với cha mẹ là một trong ba khái niệm còn lại. Những cái Ân này khó có cơ hội đền đáp nên mới thành trọng đại.
Riêng chữ Hiếu với cha mẹ; khi đức Phật đề cao sự hiếu thảo với hai đấng sinh thành, đó không phải là một khẩu hiệu trang trí cho đẹp mặt bằng giáo lý của mình, mà hơn thế rất nhiều, thậm chí còn lá sự tôn vinh ngang bằng quả vị Phật như “Gặp thời không có Phật, thờ cha mẹ tức thờ Phật” (Kinh Đại Tập). Do đó Ngài khẳng định “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu/ Điều ác tột cùng không gì hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn Nhục).
Nếu nói “khẩu hiệu” thì Phật giáo có nhiều, nhiều lắm những khẩu hiệu rất hay, rất thâm thúy như thế mà dường như chưa thấy có vị giáo chủ tôn giáo nào nâng lòng hiếu kính lên đến cao vợi như vậy.
Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là (cũng như trong các mặt tu học khác) khi đức Phật nói về lòng hiếu thảo, Ngài không chỉ nói một câu đơn thuần như thế mà Ngài luôn là một vị lương y tận tâm, tuần tự qua ba bước định bệnh, phòng bệnh và chữa bệnh.
Cụ thể: Tại sao phải hiếu? Làm sao để thực thi lòng hiếu và hiếu như thế nào mới là hiếu thật sự? Xem trong kho tàng kinh điển sẽ rất dễ dàng gặp những lời vàng ngọc của đức Phật về lòng hiếu hạnh này. Thí dụ như kinh: Đại tập, kinh Tứ Thập Nhị Chương, kinh Tăng Chi II A, kinh Nhẫn Nhục, kinh Tập Bảo Tạng, kinh Trường A Hàm, kinh Trung Bộ, kinh Tăng Chi Bộ, Cảnh Sách.v…v…
Không có vị Phật nào ban bố cho chúng ta lòng hiếu thảo ấy và nếu có ca ngợi thì chỉ cảm ơn chư Phật đã khai mở cho chúng ta lòng hiếu thảo ấy. Chuyện xưa Ngài từng bất lực nhìn người đệ tử của mình là tôn giả Mục Kiền Liên không cứu được mẹ mình, mà trước hết phài dựa vào công năng tu tập của chính tôn giả mới có thể “cầu viện” công hạnh của đại chúng. Đức Phật chỉ có thể giúp bằng cách chỉ dạy như thế.
Chính vì thế, chúng ta có quyền tự hào lời dạy về lòng hiếu thào với cha mẹ của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật bằng cả một nền tảng đạo đức to lớn và thực tiễn nhất, chứ không đơn điệu và rổng không trong từng câu nói, lời dạy. May mắn cho dân tộc Việt Nam chúng ta đã thắm nhuần nền tảng này từ hơn hai ngàn năm qua, để tạo thành thế thống nhất cho một nển giá trị đạo đức phương đông.
Người quen khác tín ngưỡng kia sao không uống nốt phần cà phê còn lại mà ngồi trầm ngâm? Anh có ý kiến gì không về những câu “khẩu hiệu” của của Phật giáo?
Là người cũng đồng thời hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật, nhận thấy những tác phẩm, đặc biệt là âm nhạc, ca ngợi về sự hiếu thảo cha mẹ rất xuyên suốt, không chen lẫn giữa ca ngợi “ơn trên” một cách thô thiển.
Có nghĩa là mình đang bày tỏ lòng hiếu kính, thương tiếc cha mẹ mình rồi tiếp theo đó lại ca ngợi và cảm ơn “ơn trên” đã ban cho mình cái trí khôn đó! Cảm ơn các bạn văn nghệ sĩ Phật giáo, (ngoại trừ những vị thời cơ đang chen lẫn phá hoại) đã có những tác phẩm về mẹ rất hay, Riêng các tác phẩm chuyển thể từ Kinh Điển chính thống cũng thế, các bạn có sự sáng tạo đáng khen, dù ít nhiều cũng còn có đôi điều cần lưu ý.
Chúng ta không nên khiên cưỡng cho đó là “Phật Ca”, “Bồ Tát ca” mà hãy cứ như thế mà ung dung , tự tại tung hoành sở học của mình cống hiến cho nghệ thuật Phật giáo. Phật không có ban cho mình lòng hiếu thảo (trí khôn con người) cho nên không cần phải cảm ơn Phật (!) điều quan trọng là chúng ta đã và đang sống trên nền tảng Hiếu Đạo thực có của Phật giáo từ hơn hai ngàn năm qua, ca ngợi nền tàng đó cũng tức là báo đền công ơn chư Phật vậy.
Mùa Vu Lan Hiếu Hạnh 2559