;
Vâng ! Hình tượng ấy đã đi vào tâm khảm chúng ta ngay từ thuở thiếu thời và sẽ mãi còn trong vô tận. Điều đó cũng có nghĩa rằng hình tượng đức Phật sơ sinh rất quan trong trong cái nhìn tổng quan về Phật giáo từ buổi ban đầu khi tìm đến với Phật giáo. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta nên nhìn lại, chú tâm thêm nữa trong việc nâng cao tính thẩm mỹ, cho dù là dạng tương đối, để hình tượng Đức Phật sơ sinh được tiến dần đến ngưỡng hoàn thiện hơn trong mắt mọi người, ít nhất cũng hần gủi với con người, đặc biệt tạo ấn tượng với chính các em thiếu nhi.
Phật giáo Hàn quốc đã đi tiên phong rất thành công trong việc biến tấu hình tượng đức Phật sơ sinh qua các hình tượng búp bê cách điệu trong lễ hội lồng đèn Phật đản hằng năm.
Từ trước đến nay, chúng ta có vẻ không mấy quan tâm đến hình tượng Phật sơ sinh, ai tạo ra hình dáng như thế nào cũng được, bất chấp ý nghĩa sinh học và thẩm mỹ vế hình tượng. Có những hình tượng đức Phật sơ sinh mà trông như một em bé mười tuổi, thậm chí một thiếu niên đang độ tuổi nhổ giò nhổ cẳng, cao lêu nghêu. Ở đây, trước tiên, có lẽ cũng nên thưa với nhau rằng, vấn đề trước tiên không phài đi tìm sự cầu toàn cứng nhắc nhưng cũng chớ quá dễ dãi chấp nhận những chi tiết không phù hợp trên các mẫu hình tượng Phật sơ sinh từ trước đến giờ. Trong đó cũng không thể phủ nhận công lao và tâm huyết của các nghệ nhân, họa sĩ liên tục cống hiến cho Phật giáo những mẫu tượng Phật sơ sinh đẹp và lạ mắt.
Tuy nhiên, công tâm mà nói, hầu hết các mẫu tượng ấy đều không thoát ra khỏi bộ tóc xoắn của đức Phật khi đã trưởng thành và thành Bậc toàn giác. Điều này đã khiến các nhà thiết kế bộ tóc cho vai đức Phật trong các công trình nghệ thuật và biểu diễn (chỉ riêng ở trong nước ) lầm tưởng rằng đó là “quy tắc” bất di bất dịch, nên mới có những bộ tóc được thiết kế sẵn như một cái mão, diễn viên chỉ việc đội vào là được. kết cuộc có những diễn viên có thân hình ốm, dài , đội trên đầu cái mão tóc ấy trông hết sức nặng nề và mất cân đối.
Thiết nghĩ, dẫu có dựa theo sự mô tả mang nhiều ẩn dụ , như khi vửa đản sinh đã đi bày bước và cất lên tiếng nói “Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn”, thì liền ngay sau đó đức Phật lại phải ngã vào vòng tay tay ẵm bồng và trở lại trạng thái sinh học như bao nhiêu đức bé sơ sinh khác. Vì vậy khi thực hiện hình tượng Phật sơ sinh nên chú ý trước nhất hình dáng sinh học của một em bé sơ sinh con người thường thấy. Cụ thể ở hỉnh dáng bụ bẩm của một em bé chúng ta thường thầy là chưa có cần cổ, chưa có hai bờ vai, chỉ có chiếc đầu to tròn và tứ chi hoạt bát, đóng vai trò nổi bật nhất. Vì thế, nếu là đức Phật sơ sinh thì sẽ là cánh tay mặt giơ lên chỉ trời chưa thể vượt qua khỏi chính bờ vai chưa có của mình, bàn tay chỉ đất cũng thế, còn lại là là hai chiếc chân no tròn với chiếc lưới châu (của chư Thiên) đắp vội.
Chính hình ảnh một đức Phật sơ sinh bước bảy bước đã làm khó nhiều nét vút khắc họa về hình tượng này. Với đôi tay và đôi chân còn ngắn, khi thể hiện động tác đứng vững đã khó nói chi đến động thái bước đi. Vì thế đã có những hình tượng đức Phật sơ sinh mà trông già hơn trước tuổi khá nhiều. Các tác giả thể hiện qua đó như bị “trói tay” khó bề trả lại hình dáng sơ sinh vốn rất tự nhiên qua hình tượng đức Phật sơ sinh.
Với bộ tóc của đấng toàn giác thay vì mái tóc thưa , ngắn của một bé sơ sinh và dáng đi, đã rào cản nhiều sáng tạo về hình tượng lẽ ra phải được tự hào nhất mỗi mùa Phật đản. Đặc biệt trong phong trào in thiệp. Ít nhất trong loạt tượng Phật Đàn sanh trước đây đã có xuất hiện mái tóc này, đã dấy lên niềm hy vọng khả quan hơn.
Ảnh Phật Đản với mái tóc trẻ sơ sinh.
Rất tiếc sau đó có hàng loạt tượng bằng chất liệu nhựa Composite được thay vào như là tiêu chuẩn được phân bố đến các Ban Trị Sự toàn quốc nhưng không được thẩm mỹ cho lắm. Hiện nay các nhà sản xuất lại có xu hướng cho ra đời sản phẫm tượng đức Phật sơ sinh mang dấu ấn Đài-Trung khá rõ nét mà mái tóc và dáng đi vẫn chưa thoát ra được nét xưa cũ.
Gần đây, chúng ta thấy xuất hiện hình vẻ đức Phật sơ sinh rất mềm mại và đáng yêu, nhưng rất tiếc lại lấy nguyên xi chiếc đầu của một em bé Ấn Độ gắn vào
Tại lễ đài Phật đản Bến Bạch Đằng Sài gòn, PL 2508-1964, một tượng Phật sơ sinh bằng chất liệu ciment cốt thép rất lớn, cao 8 mét, nặng 3 tấn do công binh saigon thiết kế và thực hiện, được tôn trí rất ấn tượng , đó cũng chính là mẫu tượng Phật sơ sinh mà chúng ta đang bàn đến với đẩy đủ những nét hợp lý cần thiết nhất. Rất tiếc do hoàn cảnh thời cuộc, Phật giáo sau đó không chủ động được để xin giữ lại pho tượng rất đẹp này .
Phật Đản 1964 - 2508 tại Sài Gòn.
Trong tâm khảm người viết, cứ thao thức mãi và mong ước làm sao sẽ đến lúc mình được chiêm ngưỡng hình tượng đức Phật sơ sin theo đúng nghĩa của nó qua tranh ảnh và tượng thờ. Hình tượng đó sẽ có những yếu tố như dễ thương, dễ gần gủi với trẻ thơ và nhất là phải gần đúng với những đường nét sinh học tự nhiên.
Gần đây, nhiều đạo hữu có cung cấp cho người viết mấy hình chụp mẫu tượng Phật sơ sinh bằng gỗ của một cơ sở sản xuất, hay ngôi chùa nào đó, nhìn gương mặt-rất Việt Nam , mái tóc và dãi “lưới châu” che vội thân Ngài…đã khiến tôi thật sự xúc động, tuy chưa gọi là hoàn hảo nhưng cũng cảm thấy như mình như được có sự đồng hành và an ủi rất nhiều cho niềm thao thức đã lâu chưa thành hiện thực. Phài chi các nhà sản xuất và Giáo Hội cùng nhau thống nhất để có được mẫu tượng Phật sơ sinh bằng búp bê hay như tượng gỗ này thì không còn gì phải đáng ca ngợi hơn.