;
>Đã chính thức có Ngày Sách Việt Nam
“Tốt hơn cho mình” là tựa đề của một cuốn sách mỏng nhưng hàm chứa nhiều giá trị trong cuộc sống qua từng chương của cuốn sách, tác giả của cuốn sách đó là Đại Đức Thích Tâm Hạnh- trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã- Tp Huế. Cuốn sách nhỏ đã được chính tác giả ấn tống và gửi cho các phật tử. Một trong những Phật tử may mắn đã nhận được cuốn sách đó chính Thiện Sinh Diệu Khánh – Trần Thúy Ngọc đang sinh hoạt tại chương trình tu học Hương Sen Đại Bi.
Trần Thúy Ngọc là một người rất ham học hỏi, ham đọc sách và vì vậy ngay khi bước chân vào một ngôi trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội, em đã xin gia nhập ngay vào CLB Yêu sách Thái Hà. Được người chủ nhiệm của CLB cũng là lãnh đạo của một công ty sách, điều đặc biệt hơn đó lại là một doanh nhân Phật tử rất tín tâm. Không có ai khác, đó chính là một người thầy, một người cống hiến hết mình vì văn hóa đọc: Phật tử Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của công ty cổ phần sách Thái Hà.
Vậy cũng từ CLB mà Thúy Ngọc đã được thầy của mình gieo duyên để được biết đến Phật Pháp. Thật là một nhân duyên lớn cho Thúy Ngọc Thúy Ngọc đã được tham gia ngay chương trình trại hè thanh thiếu niên Phật tử Hương Sen Đại Bi. Từ đó, Thúy Ngọc đã được biết đến Phật Pháp và không lâu sau, khóa tu “Vu Lan báo hiếu” được tổ chức, đó cũng là khóa tu đầu tiên của chương trin tu học Hương Sen Đại Bi. Ngay sau khi được về đến chùa, các Thiện Nguyện Viên trong đó có Thúy Ngọc đã được Quý Thầy sách tấn cho thế nào là báo hiếu Cha Mẹ. Hiểu được tình mẫu tử, và làm thể nào để trọn vẹn báo hiếu được cha mẹ, tại khóa tu đó Thúy Ngọc đã phát tâm Quy Y Tam Bảo chính thức Thúy Ngọc được sinh ra lần thứ 2 với một tên gọi mới chính là: “Diệu Khánh”.
Từ khi sinh ra lần thứ 2. Diệu Khánh đã tinh tiến tu học, có mặt tại các khóa tu của chương trình. Chính từ đây, Diệu Khánh lại một lần nữa được Quý Thầy và huynh trưởng gieo duyên để được cầm trên tay cuốn sách “Tốt hơn cho mình”. Diệu Khánh đã đọc từng trang trong cuốn sách, cố gắng tìm hiểu để thấm nhuần giáo lý truyền tải trong từng câu từng chữ. Có nhiều điều trong cuốn sách vẫn chưa tỏ, tinh thần học hỏi được tiếp tục phát huy, Diệu Khánh quyết định thực hiện một chuyến hành trình thiện sinh dài nửa miền đất nước để được gặp trực tiếp tác giả cuốn sách, hỏi rõ về những điều mà Diệu Khánh vẫn chưa tỏ. Không lâu sau, chuyến đi hành trình thiện sinh dài nhất của Diệu Khánh bắt đầu. Diệu Khánh xa rời thủ đô Hà Nội lên đường về một nơi an lạc thanh tịnh gặp gỡ tác giả.
5 ngày tu tập trong thiền viện nhanh chóng kết thúc. Diệu Khánh trở về HN và tôi được gặp lại người bạn đồng tu của mình, niềm vui tươi, an lạc hiện rõ lên khuôn mặt, nói chuyện với Diệu Khánh, tôi nhận thấy sự khác biệt hoàn toàn trong Diệu Khánh. Diệu Khánh đã không còn là một cô bé có nhiều phiền não trong đôi mắt Diệu Khánh như ngày xưa nữa. Cảm giác lúc đó tôi nhìn Diệu Khánh như một vị Phật, vị Bồ Tát đang hiện ra trước mặt mình, chỉ có những điều vui tươi hạnh phúc an lạc trên nụ cười, và qua từng nét mặt/
Nhanh chóng hỏi Diệu Khánh về những điều Diệu Khánh học được, trong câu chuyện đó cũng không ít khó khăn trong cuộc hành trình đã phải trải qua và đã vượt qua thành công. Thấy Diệu Khánh bây giờ đã tinh tiến rất nhiều so với ngày đầu quy y Tam Bảo, tôi mừng lắm. Bài học Diệu Khánh đã học và cảm thấy tâm đắc nhất đó là: “Cho điều người khác cần”. Diệu Khánh có chia sẻ: “Diệu Khánh sinh viên Phật tử vẫn còn sơ cơ, đôi khi cái ngã mạn của cái tuổi 20 vẫn rất cao. Vẫn xem trọng thắng thua, khen chê, thích tranh luận đúng sai, thấy người khác làm gì trái ý mình thì nảy sinh tâm khó chịu. Khi người ta động chạm đến mình, nảy sinh tâm bực dọc, sân hận, và tâm trí còn hiện lên nhiều niệm xấu”. Sau khi đọc và ghi nhớ được những lời dạy trong những ngày tu tập cùng quý thầy. Diệu Khánh áp dụng ngay những đó vào cuộc sống hiện tại: “Họ cần phần thắng thì nhường, cần chỉ trích phỉ báng thì cho họ chỉ trích phỉ báng, cần làm thầy dạy đời thi tạo điều kiện cho họ dạy dỗ.Thấy đủ duyên thì giúp họ thay đổi tốt hơn, không đủ duyên thì thôi, đừng cố chấp”.
Tác giả thứ hai bên trái, Diệu Khánh - và các Phật tử chụp hình lưu niệm.
Là một thiện sinh của chương trình tu học, Quý thầy và huynh trưởng luôn tâm niệm làm thế nào để cho các con học, hiểu, và áp dụng được giáo lý của Phật Pháp vào cuộc sống. Cũng là một cách để đưa Phật Pháp ứng dụng vào cuộc sống. Nhân dịp khóa tu đầu xuân Giáp Ngọ, ban tổ chức chương trình tu học quyết định tổ chức một chương trình talk show với chủ đề cùng tên với cuốn sách: “Đến để thấy- Tốt hơn cho mình”. Những câu chuyện tu tập, những bài học quý giá trong cuốn sách, và quan trọng nhất là Diệu Khánh đã chia sẻ cách áp dụng những bài học của mình vào cuộc sống thực tại của mình.
Chương trình được tổ chức ra với mục đích chia sẻ những câu chuyện của những nhân vật có sự thay đổi rõ rệt về cuộc sống khi áp dụng được triết lý đạo Phật vào cuộc sống. Đúng thật vậy, Diệu Khánh có tâm nguyện là cho điều người khác cần, những Thiện Sinh và Thiện nguyện viên về chùa tu tập đang để học, được áp dụng những giáo lý đạo Phật đã chỉ dậy, rất nhiều bạn vẫn cần biết được cách để áp dụng những giáo lý vào cuộc sống. Qua chương trình Diệu Khánh đã dành tặng những điều mình đang có đến các bạn Thiện Sinh và Thiện Nguyện Viên, để rồi cùng nhau tu tập ngày càng tinh tiến hơn nữa.
Xin chúc Diệu Khánh tinh tiến trên con đường học Phật, an lạc trong giây phút hiện tại. Và cũng là người sẽ giúp đỡ các bạn đồng tu của mình cùng tinh tiến.
Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_.