Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Đức Phật giữa đời thường

Tác giả TKN.Pháp Hỷ
03:07 | 01/07/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com “Vị nào muốn phục vụ Như Lai, vị ấy nên phục vụ những người bệnh.”

Ý nghĩa của ngày rằm tháng bảy và xá tội vong nhân

Hãy đến với Đức Phật để chữa trị bệnh tật

Cuộc sống trong bệnh viện của Đức Phật

Chúng ta quen nhìn thấy hình tượng Đức Phật trang nghiêm và ngồi yên vị trên bệ thờ để cho các tín đồ lễ lạy thờ cúng, xin xỏ, nguyện cầu, vv. Có bao giờ chúng ta cảm nhận rằng Đức Phật của chúng ta thật gần gũi, rất “người”, là bậc Đạo Sư sống giữa đời thường mà chúng ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu? Hãy đọc Tạng Luật – chúng ta sẽ thấy một vị thầy bình dị, một người cha lành rất thật, rất quen, vẫn luôn ở đâu đây trong thế giới này.

duc-phat-giua-doi-thuong (1).png

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavanna). Một hôm Thế Tôn  đi dạo trong tịnh xá cùng với thị giả là đại đức Ananda, ngài thấy một Tỳ kheo già bị bệnh nằm đau đớn trên chính phân và nước tiểu đã bài tiết của mình. Thế Tôn ân cần đến bên người bệnh hỏi thăm bệnh tình và được biết vị Tỳ kheo này đau ốm mà không có người chăm sóc phục vụ. Thế Tôn bảo đại đức Ananda mang nước ấm đến và và bậc Đại Bi đã tự tay tắm rửa cho vị Tỳ khưu bị bệnh, nâng vị đó đặt lên giường và lau khô mình cho người bệnh với sự trợ giúp của đại đức Ananda.

Xong việc, Thế Tôn đã cho triệu tập các Tỳ khưu và sadi trong trú xứ để giáo huấn về trách nhiệm và các phẩm chất cần có để chăm sóc người bệnh.

“Này các tỳ khưu, các ngươi không có mẹ, không có cha (hay anh chị em) là những người có thể phục vụ các ngươi. Này các tỳ khưu, nếu các ngươi không phục vụ lẫn nhau thì khi ấy lấy ai sẽ phục vụ đây? Này các tỳ khưu, vị nào có thể phục vụ ta, vị ấy nên phục vụ những người bệnh. Nếu có thầy tế độ, thầy tế độ nên phục vụ đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục. Nếu có thầy dạy học, thầy dạy học nên phục vụ... Nếu có đệ tử, người đệ tử nên phục vụ... Nếu có học trò, người học trò nên phục vụ... Nếu có vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy tế độ nên phục vụ... Nếu có vị đồng thầy dạy học, vị đồng thầy dạy học nên phục vụ ... Nếu không có thầy tế độ, hoặc thầy dạy học, hoặc người đệ tử, hoặc người học trò, hoặc vị đồng thầy tế độ, hoặc vị đồng thầy dạy học, hội chúng nên phục vụ; nếu không phục vụ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Này các tỳ khưu, vị bị bệnh là khó phục vụ khi hội đủ năm điều: Là vị không làm việc cần làm; là vị không biết sự vừa phải trong việc cần làm; là vị không quen dùng dược phẩm; là vị không giải thích cho người phục vụ bệnh nhân –người luôn muốn điều tốt đẹp cho vị ấy, một cách rõ ràng, đúng theo thực trạng như (bệnh) đã tăng thêm là “(Bệnh) đã tăng thêm,” (bệnh) đã giảm là: “(Bệnh) đã giảm,” (bệnh) ổn định là: “(Bệnh) ổn định”; là loại người không chịu đựng được các cảm thọ khổ trên thân, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, có cảm giác như sắp chết. Này các tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là khó phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị bị bệnh là dễ phục vụ khi hội đủ năm điều: Là vị làm việc cần làm; là vị biết sự vừa phải trong việc cần làm; là vị quen dùng dược phẩm; là vị giải thích cho người phục vụ bệnh nhân –người luôn muốn điều tốt đẹp cho vị ấy - một cách rõ ràng, đúng theo thực trạng như (bệnh) đã tăng thêm là “(Bệnh) đã tăng thêm,” (bệnh) đã giảm là: “(Bệnh) đã giảm,” (bệnh) ổn định là: “(Bệnh) ổn định;” là loại người chịu đựng được các cảm thọ khổ trên thân vốn khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người. Này các tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là dễ phục vụ.

Này các tỳ khưu, người không thích hợp để phục vụ bệnh nhân là vị hội đủ năm điều: Là vị không có khả năng để phân phát thuốc men; không biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, làm điều không cần thiết và không làm điều cần thiết; phục vụ người bệnh vì mục đích tài vật và không có tâm từ; ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vật nôn mửa; không có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng bài Pháp thoại tùy lúc tùy thời. Này các tỳ khưu, người phục vụ bệnh nhân hội đủ năm điều này là không thích hợp để phục vụ người bệnh.

duc-phat-giua-doi-thuong (2).png

Này các tỳ khưu, người thích hợp để phục vụ bệnh nhân là vị hội đủ năm điều: Là vị có khả năng để phân phát thuốc men; biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, không làm điều không cần thiết và làm điều cần thiết; có tâm từ và phục vụ người bệnh không vì mục đích tài vật; không ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vật nôn mửa; có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng bài Pháp thoại tùy lúc tùy thời. Này các tỳ khưu, người thích hợp để phục vụ bệnh nhân hội đủ năm điều này.”

(Vinaya Pitaka, Mahavagga II – Tạng Luật, Đai Phẩm quyển II, dựa vào bản dịch của Tỳ khưu Indacanda, NXB Tôn giáo 2014; Thông điệp tương tự cũng xuất hiện trong Chinese Dharmaguptaka Khandhaka T22 no. 1428 p. 849b11–T22 no. 1428 p. 866b23).

Tỳ khưu ni Pháp Hỷ - Dhammananda viết tại Khemarama, Châu Đức, Bà Rịa

PL 2560 (25/06/2016)

Thế tôn như lai phụ vụ người bệnh thương yêu từ bi người bệnh đời thường đức phật tỳ kheo bệnh nhân

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Nghĩ về tinh thần cầu đạo

Nghĩ về tinh thần cầu đạo

Ba La Đề Mộc Xoa

Ba La Đề Mộc Xoa

Đạo làm trụ trì

Đạo làm trụ trì

Từ Di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Trí Quang nghĩ về chánh pháp

Từ Di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Trí Quang nghĩ về chánh pháp

Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một cuộc đời không vẫn hoàn không'

Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một cuộc đời không vẫn hoàn không'

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 5)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 5)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 4)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 4)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 3)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 3)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 2)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 2)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 1)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 1)

Vấn đề tự sát trong Tăng đoàn thời Phật

Vấn đề tự sát trong Tăng đoàn thời Phật

Hạnh của người xuất gia

Hạnh của người xuất gia

Bài viết xem nhiều

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Ngôn ngữ cao đẹp có thể che đậy việc làm bất minh

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Hàng ngàn Phật tử đạo tràng Pháp hoa miền Bắc tham dự lễ Phật thành đạo

Chúng ta phải thấy ngày Phật thành đạo là ngày tối quan trọng *

Chúng ta phải thấy ngày Phật thành đạo là ngày tối quan trọng *

Suy cử Hòa thượng Thích Huệ Trí làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2022 – 2027

Suy cử Hòa thượng Thích Huệ Trí làm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm kỳ 2022 – 2027

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1061349 s