Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Dùng sai tiền của quyên góp, tội nặng khó lường

Tác giả Hồng Lam
10:57 | 27/11/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Muốn không làm sai nhân quả, tốt nhất không được làm sai ý tín chủ. Người cúng nói cầm tiền dùng để làm gì thì bạn phải làm đúng y như vậy. Nếu làm không được thì tốt nhất chẳng nên nhận tiền, bởi vì nếu bạn cứ làm đại, ẩu… sẽ tự chiêu lấy tội.

Có cặp mẹ chồng nàng dâu kia, là tín đồ thuần thành của chùa. Năm đó chùa chuẩn bị trùng tu, nên hướng đại chúng quyên góp. Hai mẹ con này sau khi bàn bạc một hồi lâu, thì quyết định đem khối đá to là của gia bảo tổ tiên để lại dâng cúng cho chùa với mục đích làm bia hoặc làm nền chùa. Cúng xong hai mẹ con đều rất hoan hỉ.

Khi đó thầy Quản viện quyết định sẽ đặt viên đá này làm nền trang trí trong chùa, nhưng sau đó chùa mua được đá bên ngoài làm nền, nên khối đá quý bị sư Tri khách lấy làm đá lót đường đi.

Sau khi chùa tu sửa xong, hai mẹ con nọ nhìn thấy tảng đá gia bảo của họ bị dùng làm đá lót đường, trong lòng phẫn nộ không nguôi, nhưng việc đến nước này rồi, chùa cũng đã xây xong, họ không thể nói được gì, đành nhẫn nhục nuốt giận. Thế nhưng, khách đến dâng hương khi đi qua tảng đá lót đường này, ai cũng tấm tác suýt xoa khen tảng đá kia quá đẹp nhưng bị dùng lãng phí…
Nhiều năm trôi qua, việc này đi vào quên lãng. Năm nọ, sư Tri khách lâm trọng bệnh qua đời, Tăng chúng trong chùa lo làm lễ siêu độ. Trong thời gian này có vị Tăng là bạn thân của ông, nằm mơ thấy ông toàn thân đầy thương tích, mắt đầm đìa lệ, bảo rằng:
- Tôi hiện đang bị đọa địa ngục thọ khổ, xin hãy cứu tôi…
Vị Tăng này hỏi:
- Bình thường huynh trì giới tu hành tốt, đâu thấy phạm lỗi gì, sao có thể xuống địa ngục thọ khổ được chứ?
- Có chuyện này thầy không biết, mấy năm trước lúc chùa tu sửa, có hai mẹ con nọ mang đá đến cúng. Tôi nhất thời hồ đồ đem dùng làm đá lót đường, đây là của gia bảo do tổ tiên họ để lại, mà họ phát đại tâm hiến cúng. Nhưng tôi lại cầm của báu sung làm đá lót đường cho người khác mặc tình dẫm đạp, vì vậy tội rất nặng.
Do tội này mà tôi phải xuống địa ngục, cũng chính vì vậy mà tôi bị tiêu phúc giảm thọ. Xin thầy hãy mau cứu tôi.
- Nhưng chúng tôi phải làm sao để cứu ông?
- Bảo chúng Tăng hãy mau đào tảng đá đó đem lên, đem làm bia đá, để mọi người đảnh lễ thắp hương, như vậy mới có thể giải tội cho tôi.
Sau khi chúng Tăng đào đá lên khắc kinh vào đó rồi, thầy Tri khách lập tức thoát khỏi địa ngục, thác sinh vào nhân gian.

Câu chuyện này tôi rất muốn kể cho mọi người nghe, vì tôi nhìn thấy chúng cư sĩ lẫn người xuất gia đều lơ là không cẩn trọng đối với nhân quả, thường dùng sai tiền đàn việt quyên góp.
Thí như người cúng tiền phóng sinh, bạn lại đem in kinh. Người ứng tiền in kinh bạn lại dùng xây chùa, toàn dùng làm sai ý. 
Thực ra làm vậy là không tốt. Trừ phi trước đó được chủ nhân đồng ý chấp nhận thì bạn mới có thể làm khác. Nếu không sẽ rất dễ vướng tội.
Nhiều cơ quan từ thiện và đoàn thể Phật giáo thường thu của tín chủ đóng góp, nhưng hiện nay thường hồ đồ dùng sai làm bậy, tạo tội rất nghiêm trọng. Có người cho rằng dù sao họ cũng không tham ô, chỉ đem của người xây chùa cứu nghèo hoặc in kinh. Nhưng chính hành vi làm không đúng nguyện vọng người đóng góp sẽ chiêu lấy đại tội, đều bị nhân quả trừng phạt.

Muốn không làm sai nhân quả, tốt nhất không được làm sai ý tín chủ. Người cúng nói cầm tiền dùng để làm gì thì bạn phải làm đúng y như vậy. Nếu làm không được thì tốt nhất chẳng nên nhận tiền, bởi vì nếu bạn cứ làm đại, ẩu… sẽ tự chiêu lấy tội.
Trong tháng ngày mới học Phật, câu chuyện này gây ấn tượng cực kỳ sâu sắc cho tôi, giúp tôi biết tin sợ nhân quả, hiểu nhân quả rất lợi hại, vì vậy quý vị phải hết sức cẩn trọng.
Bởi những tội này, chúng ta đều có thể phạm qua mà không hề hay biết.
Giờ đây đã minh lý, thì phải lập tức đoạn ác tu thiện. Bất kể hiện nay bạn bao nhiêu tuổi, chỉ cần trước khi lâm chung, sớm biết lỗi sám hối, thì đều có thể miễn trừ quả báo đọa tam ác đạo. 
Huống chi hiện giờ chúng ta thân thể khỏe mạnh, có được điều kiện tụng kinh, hiểu Đạo, nhiếp tâm giữ giới, tu pháp lục độ. Chỉ cần có tín tâm, gặp khó không nản, không thối tâm, thì việc tu ra khỏi tam giới chẳng phải là không thể… Dù bạn thông minh mấy, cũng không biết bao giờ mình lìa bỏ thế gian này. Cho nên, đã hiểu pháp thì phải thực hành ngay, vậy mới là có trí, nhất định sẽ được chư Phật, Bồ Tát gia trì.

 (Trích Phụ Giải Lương Hoàng Sám 2– Quả Khanh)

tội lỗi địa ngục quyên góp quả báo tín chủ cúng chùa cúng dường nhân quả công đức phước báo

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Đức Bồ tát hành pháp khổ hạnh 6 năm

Đức Bồ tát hành pháp khổ hạnh 6 năm

Chuyện về Tỳ khưu Sunita xuất gia phạm hạnh

Chuyện về Tỳ khưu Sunita xuất gia phạm hạnh

 Tapussa và Bhallika dâng bữa ăn đầu tiên đến Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ

Tapussa và Bhallika dâng bữa ăn đầu tiên đến Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ

Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng

Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng

Một ngày xưa

Một ngày xưa

Lời cảnh báo của vị thiền sư trước khi lâm chung

Lời cảnh báo của vị thiền sư trước khi lâm chung

Ẩn sĩ khổ hạnh

Ẩn sĩ khổ hạnh

Công hạnh Từ Quang

Công hạnh Từ Quang

Sự linh ứng vi diệu khi niệm Phật từ tích truyện kinh Pháp Cú Pali

Sự linh ứng vi diệu khi niệm Phật từ tích truyện kinh Pháp Cú Pali

Những bài thơ hay của Nhà sư Thích Thiện Tuệ (Phần 2)

Những bài thơ hay của Nhà sư Thích Thiện Tuệ (Phần 2)

Thơ chuyển ngữ mùa Vu Lan

Thơ chuyển ngữ mùa Vu Lan

Dọn bàn thờ cúng mẹ

Dọn bàn thờ cúng mẹ

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN