;
Hình minh họa.
Tôi cũng tin là, người viết có nhã ý tốt, nghĩa là giáo dục đôi khi cũng cần những "cái tát" như vậy mới đủ sức răn đe đứa học trò lập dị.
Điều ấy, không nghĩa là "thầy giáo có quyền đánh học sinh", hay tát tai học trò là hành vi đúng đắn. Sở dĩ mối quan hệ thầy trò ngày nay bị rạn nứt quá nhiều vì môi trường học đường đã nhuốm mùi thương mại hóa.
Học trò không còn đủ niềm tin vào hình ảnh cao đẹp của người thầy. Điều ấy rất khác với những gì chúng tôi được tiếp thu từ thuở nhỏ. Ấy là địa vị người thầy luôn được coi trọng trong xã hội, dù họ rất nghèo.
Nhưng chính những thầy cô ấy không những truyền trao từng con chữ, mà con là biểu tượng đạo đức mẫu mực giữa đời thường. Một cái nghề, mà bắt buộc những ai đi theo nó, đều phải khép mình trong những chuẩn mực cơ bản của đạo làm người. Có thể, trong cái thời buổi ấy, vẫn có những học trò bị xử oan, nhưng không vì vậy mà mất đi tình cảm thầy trò, nếu vị thầy đó còn gắng hi sinh cho sự nghiệp giáo dục.
Năm học cấp hai, tôi từng bị xử oan như thế, trong giờ dạy Anh văn của thầy Hiếu, không phải bằng một cái tát tai, mà là đi ra ngoài lớp đứng, dù khi ấy, chỉ là do các bạn trêu đùa. Nhưng sau đó, chúng tôi vẫn ghé thăm thầy, vì thầy đã quá già, hoàn cảnh lại khó khăn. Mỗi lần gặp, thầy điều nói: "Tưởng em giận thầy luôn đâu ngờ...." Vì lúc ấy, tôi hoạt động đoàn, trong tâm trí thầy, thầy cứ nghĩ tôi vì thế mà lớn lối. Sau này, khi biết là đã xử oan tôi, thầy vẫn nhắc hoài.
Chẳng phải tôi kể lại để thấy mình hay, nhưng đó là lý do tôi kính trọng thầy. Vì thầy dám thừa nhận mình xử xự không phải với học trò. Đó là nét khác biệt giữa sự giáo dục thời xưa và nay vậy. Chẳng biết, các lứa học trò sau nghĩ sao, khi được dạy trong mọt môi trừng đã ngấm ngầm sự dối trá.
Sau khi vụ thầy trò ở trường lộ ra. Ban Giám hiệu sẽ xử lý như thế nào đối với đứa học trò tung clip lên mạng? Liệu các em có bị đối xử bằng thành kiến thông thường? Có lẽ không ai dám chắc điều gì. Nhưng câu nói của bà Trân là cô hiệu trưởng:“ Dù đã cấm, nhưng không hiểu sao clip vẫn tung lên mạng, đây là một việc đáng tiếc ảnh hưởng đến tên tuổi của trường”, cũng đủ để chúng ta hiểu ra vấn đề. Giáo dục bây giờ người ta không còn quan tâm đến người học trò sẽ tiếp thu cái gì ngoài những kiến thức quá tải trên sách vở.
Chẳng rõ họ có nghĩ, chính sự bưng bít, thiếu chân thật và lo bảo vệ cái danh dự của nhà trường như thế vô tình dạy các em học thêm sự dối trá. Trong khi, đến tuổi này, các em đã đủ hiểu cái gì đúng, cái gì sai và trong mắt chúng đã rõ: "Đâu phải cứ làm thầy mà đúng".
Rất nhiều chuyện khuất tất trong học đường, mà các em phải chấp nhận, để được tồn tại, sau khi rời khỏi ghế nhà trường như mơ ước của ba mẹ chúng. Có thể ở đâu đó, người ta sẽ chống trả giãy nảy lên về chuyện thương mại chữ, hay đánh đổi không ít tiền để tìm một cái chân đi dạy, hoặc những hành vi bất chính của người thầy đối với học sinh trong thời này, nhưng không có nghĩa là húng ta đang có một moi trường giáo dục hoàn toàn trong sạch và vững mạnh.
Làm sao các học trò kính cẩn quý thầy cô cho được trong khi chúng có thể nhậu chung một bàn. Hơn thế nữa nhiều vụ việc lạm dục tình dục các em ngay trong học đường đã bị khoanh phui. Không ít thầy cô đang đánh mất hình ảnh cao thượng trong vai trò giáo dục của mình, vì chính học cũng lpns lên từ trong môi trường giáo dục ấy. Bởi giáo dục, không chỉ truyền cho nhau mới kiến thức suong mà được.
Đằng sau những cái đề kiểm ta bị lộ, đằng sau những cuộc chạy đua học thêm để lên lớp, chứng kiến những cảnh ấy, liệu các em còn đủ nghị lực để làm người tốt, trong khi những gì nó được học khôn là tiếp thu bởi một tuồng dối trá. Tôi không dám quơ đũa cả nắm.
Vì tất nhiên, thời nào cũng vậy, ở đâu cũng thế. Vẫn còn những nhà giáo chân chính âm thầm đứng trên bụt giảng để dạy dỗ hậu sanh. Nhưng với lối dạy thế học hiện nay, có lẽ vĩnh viễn sẽ mang một lỗ hỏng rất lớn. Hầu như học sinh không còn được trang bị những kiến thức đạo đức cần thiết để học làm người.
Vấn đề tập trung của giáo dục là cải cách bằng sự nhồi nhét kiến thức, bệnh cạnh việc dạy và học sao để hái ra tiền. Một nền tảng giáo dục bắt nguồn từ lòng tham, thì không thể nào hoàn hảo. Trong khi những triết đạo học như "thanh tâm, quả dục" bởi những người không hiểu biết vô tình gán cho nó là cổ lỗ, lạc hậu. Kết quả của nó là một xã hội ngập tràn lòng nghi kị, hỗn mang như hiện nay.
Chính Đức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại. Với lối giáo dục đánh thức, ngài không ép một ai phải theo ngài, hay buộc phải tin ngài. Việc của ngài là khơi dậy trí tuệ bản nguyên - đặc tính giác ngộ nơi mỗi người. Toàn bộ hệ thống giáo lý của ngày đặt trên nền tảng tâm học, tức là tình thương và sự hiểu biết. Hay nói một cách khác sâu sắc hơn là từ bi và tánh không. Chỉ có trí tuệ vô ngã mới đủ sức chuyển hóa sự si mê lầm lạc cố hữu ở con người.
Những gì được Ngài dạy, tức là những gì ngài đã đi qua và hoàn toàn chứng đắc. Như vậy, đức Phật không chỉ dạy mọi người bằng khẩu giáo mà còn bằng thân giáo và tâm giáo. Vốn liếng ngài trao, chính là phương pháp hóa giải những đau khổ đang rình rập trong đời sống con người. Chứ không phải là mới kiến thức suông, không ăn nhập gì với cuộc sống. Chính nhờ và lối dạy ấy mà đức Phật chưa từng dùng dến một cây roi nào, vì lời dạy của ngài chính là những lằn roi đáng nhớ.
Một hôm, đức Phật sai La Hầu La đem thau nước rửa chân lại. Sau khi rửa xong, ngài dạy: "Nước trong thau này, có thể rửa mặt chăng?". La Hầu La đáp: "Bạch đức Thế Tôn không, vì nước đã dơ rồi". Ngài đạp đổ đi và nói: "Cũng vậy, với một nội tâm cấu uế, còn có thể sử dụng được không?". Từ đó tôn giả La Hầu La bỏ tật nói dối, ra sức tu tập, đến ngày thành tựu viên mãn. Cho nên, giáo dục không chỉ nói tát tai mà được.
Nếu nói "Có những cái tát làm nên con người", thì tác giả không thể chủ quan, phải tự hỏi rằng, người thầy ấy là ai và đứa học trò kia như thế nào. Nếu lỡ đánh học trò vì tâm sân hận thì hỏng mất. Bởi nơi đấy, không có tình thương chân thật. Nên trước khi đánh một ai, người thầy phải tự xem lại chính mình.
Làm sao từng đứa học trò đi qua đời mình đều nhận thấy tình thương của mình mỗi khi đến lớp, làm sao đủ sức để nó nhận thấy cái roi của mình là xứng đáng, để chúng được nên người, thì mới cổ vũ cho lối giáo dục này. Tuy nhiên, những vị thày nhiêt tâm với giáo dục ngày nay được mấy người. Nếu họ biết tự đặt mình về phía học sinh, có lẽ sẽ thấu hiểu được mình cần phải làm gì để chăm sóc cho chúng hơn là chỉ biết trút giận lên đứa học trò. Không ai dám tự hào mình đúng.
Giáo dục mà bắt người ta xem mình vô khuyết, chỉ biết tuân thủ răm tắp nghe theo vẫn là giáo dục sai lầm. Chỉ có đạo giác ngộ của đức Phật mới là đủ sức cảm hóa lòng nhân.
Bởi lời Như Lai nói là chân lý bất di, bất dịch. Thân, miệng, ý Như Lai trước, sau và ở đoạn giữa đều lành. Chỉ có những bậc thầy chân chính mới làm nên những đứa học trò chân chính. Sự nghiệp giáo dục, muốn khôi phục lại, phải bắt nguồn từ chỗ ấy.
Đó chính là Đạo Đức của một người thầy.
Chí Ngu