Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Giới luật của người Phật tử tại gia

Tác giả HT.Thích Trí Quảng
06:05 | 16/07/2013 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Người có hành vi cử chỉ đúng đắn, nghiêm chỉnh, tính hạnh nết na hiền hòa, vui vẻ, nhã nhặn lễ độ thì được khen là đức hạnh tốt. Trái lại nếu người có hành động, cử chỉ thô tháo sỗ sàng, tính nết thô lỗ, hung dữ, xấu xa thì không ai muốn gần.
Oai nghi của Người Phật Tử
Bản chất của người tại gia và xuất gia
Vai trò của người cư sĩ Phật tử
Luật cư sĩ tóm tắt
Quả vị tu hành của người cư sĩ


Căn bản giới luật của đạo Phật nhằm ngăn ngừa bốn tội chính là sát sinh, trộm cắp, tà dâm và nói không đúng sự thật (kinh gọi là sát, đạo, dâm, vọng) và cũng nhằm hạn chế mặt xấu, cùng phát huy mặt tốt của ba nghiệp thân khẩu ý.

Căn bản giới luật của đạo Phật nhằm ngăn ngừa bốn tội chính là sát sinh, trộm cắp, tà dâm và nói không đúng sự thật (kinh gọi là sát, đạo, dâm, vọng) và cũng nhằm hạn chế mặt xấu, cùng phát huy mặt tốt của ba nghiệp thân khẩu ý.

Sát sinh, trộm cắp, tà dâm là những việc làm tội lỗi, tạo thành thân nghiệp. Khẩu nghiệp tội lỗi do phạm phải bốn điều là nói không đúng sự thật, nói thêu dệt, nói lời hung ác và nói lời gây chia rẽ. Ý nghiệp gồm có tham lam, sân hận và si mê. Đó là những mặt xấu của ba nghiệp thân khẩu ý.

Tuân thủ lời Phật dạy, người Phật tử tại gia hạn chế ba nghiệp của thân, khẩu, ý, nghĩa là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói sai sự thật, không nói lời độc ác, không nói bịa đặt, không nói lời gây mâu thuẫn, không tham lam, không giận dữ, không sai lầm. Nhờ giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý không phạm những lỗi lầm như vậy, người Phật tử tại gia sẽ hạn chế được những việc ác theo thế gian, từ đó sẽ hoàn thiện được nhân cách tốt đẹp trên cuộc đời này.

Nâng lên một bước, Đức Phật dạy hàng Phật tử tại gia chẳng những không sát sinh mà hộ mạng, bảo vệ sự sống cho mọi người, mọi loài; chẳng những không trộm cắp mà bố thí, san sẻ tiền bạc, y phục, thuốc men, v.v… cho những người kém may mắn hơn mình và luôn xây dựng một gia đình đạo đức mẫu mực, hạnh phúc. Đó chính là việc phát huy mặt tích cực của ba nghiệp thân khẩu ý bằng mười thiện nghiệp.

Ngoài việc tự bản thân thực hiện ba nghiệp thân khẩu ý tốt đẹp, người Phật tử tại gia còn hướng dẫn, giúp đỡ người xung quanh thực hiện  mười hạnh lành của thân khẩu ý để cùng nhau xây dựng xóm làng, đoàn thể, xã hội an vui ngay trong cuộc sống này.

Sở dĩ người ta tạo ba nghiệp của thân, bốn nghiệp của miệng, tức phạm tội sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói lời hung ác…, vì động cơ thúc đẩy từ tâm mà sinh ra, đó là tham, sân, si. Thực hiện lời Phật dạy, người Phật tử tại gia phải đem pháp Phật vào lòng để đẩy lùi những điều ác ra khỏi tâm mình.

Giáo pháp Phật rất nhiều, nhưng chủ yếu chúng ta sử dụng bốn tâm vô lượng là Từ Bi Hỷ Xả. Hàng ngày, chúng ta huân tập vào tâm mình bốn tâm vô lượng để tẩy sạch ba tánh ác bên trong là tham, sân, si.

Và khi thực hành được tâm Từ Bi Hỷ Xả, chắc chắn hành giả sẽ có được sức cảm hóa người xung quanh sống theo hướng lành mạnh, tốt đẹp theo pháp Phật. Nếu tâm từ bi của hành giả còn nhỏ hẹp thì sẽ thuyết phục được một ít người hữu duyên với mình và khi tâm từ bi mở rộng thì sức cảm hóa của hành giả càng ảnh hưởng đến nhiều người cùng sống tốt đẹp theo mình.

Có thể khẳng định rằng chính người Phật tử tại gia đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng Thiên đường, Niết bàn, hay địa ngục ở trần gian cho mình và mọi người. Thật vậy, nếu sống trái lời Phật dạy, nghĩa là sống không có đức hạnh, sống tội lỗi, sống si mê, thì người đó đang lặn hụp trong địa ngục trần gian này.

Trái lại, nếu đi theo con đường của Đức Phật vạch ra, nghĩa là thể hiện mười điều lành của thân khẩu ý và phát triển bốn tâm vô lượng trong cuộc sống này, thì người Phật tử tại gia đã xây dựng được cho chính mình, cho gia đình và dìu dắt người xung quanh cùng chung sức xây dựng xã hội tốt đẹp.

Đó chính là thiên đường trần gian đã được tạo dựng và khi hành giả mãn duyên ở thế giới Ta bà này, con đường thăng hoa lên Thiên đường, hay Cực lạc, hoặc Tịnh độ lý tưởng là điều tất yếu. Nói cách khác, ba nghiệp thân khẩu ý trong sạch cùng với bốn tâm vô lượng Từ Bi Hỷ Xả là nền móng vững chắc để hành giả xây dựng Thiên đường, hay Niết bàn, Cực lạc ở trần gian này và trong mười phương Pháp giới.

HT Thích Trí Quảng

phật tử tại gia Người Phật tử oai nghi người phật tử tại gia Cư sĩ Phật giáo người cư sĩ Cư sĩ Phật tử

Ý kiến bạn đọc

truongthỉtinhlang

truongthỉtinhlang

Con nghe thầy giảng con hiểu được nhiều điều bộ ich,day la nhung kiên thức đâu tiền mà người phát tu tai gia nen học và thực hành theo. A Mi Đà Phật.

Thích   1    Trả lời   06/07/2016 7:04:17 CH

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Muốn hạnh phúc, hãy biết thương mình!

Muốn hạnh phúc, hãy biết thương mình!

Hai giờ quý giá bên Hòa thượng Thích Giác Quang

Hai giờ quý giá bên Hòa thượng Thích Giác Quang

Thấy nghe sai lầm làm mình người  đau khổ

Thấy nghe sai lầm làm mình người đau khổ

Đau khổ vì chúng ta sống trong mê lầm

Đau khổ vì chúng ta sống trong mê lầm

Người Phật tử biết chịu thiệt là cách để tạo phước báo

Người Phật tử biết chịu thiệt là cách để tạo phước báo

Chấp nhận số phận và thay đổi số phận

Chấp nhận số phận và thay đổi số phận

Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Cách hóa giải nghiệp tội qua bài Kinh

Pháp tu 'dừng lại một phút'

Pháp tu 'dừng lại một phút'

Về chùa tu Phật thất

Về chùa tu Phật thất

Chết rồi đi về đâu ?

Chết rồi đi về đâu ?

Tôi xuất gia gieo duyên

Tôi xuất gia gieo duyên

Hãy suy nghĩ giống như Tôn giả Phú Lâu Na

Hãy suy nghĩ giống như Tôn giả Phú Lâu Na

Bài viết xem nhiều

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Đức Pháp chủ GHPGVN: 'Dấn thân phụng sự nhưng không được xa rời Giới luật'

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Tổ chức UNESCO có thể công nhận ‘sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể’?

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Nhiều thông tin, hiện vật liên quan Phật giáo truyền vào Việt Nam qua vùng đất Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Hà Tĩnh: Lễ rước Phật, khai mạc mùa Phật đản 2023, khánh thành chùa Triều Sơn

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Chùm ảnh trang trí mừng lễ Phật đản tại Tập đoàn bất động sản TLM

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Nhà sư đến sân cổ động bóng đá, nên hay không?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

Tại sao Đức Phật không dùng chữ để viết kinh?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN