;
HT.Thích Bảo Nghiêm cử hành nghi thức cúng tổ
Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh; Chư tôn Thượng tọa Đại đức Tăng, ni trụ trì các tự viện huyện, thị GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh.
Đại diện lãnh đạo chính quyền các cấp có ông Nguyễn Hải Nam - Phó ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Nguyễn Hữu Thiên – Phó giám đốc Công an tỉnh; ông Phan Quốc Khánh - Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Trần Minh Kỳ nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh; đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Tĩnh; một số ban ngành liên quan; đông đảo quý Phật tử, thiện nam tín nữ.
Đại hùng bảo điện chùa Cảm Sơn
Tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết-bàn lần thứ 714
Thể theo truyền thống hằng năm vào ngày 3-11 (âm lịch) Phật giáo Hà Tĩnh tổ chức lễ tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết-bàn và Lịch đại Chư vị Tổ sư hoằng truyền Phật pháp trên vùng đất Hà Tĩnh, năm nay do điều kiện khách quan việc tổ chức được cử hành sớm hơn.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã cung tuyên tiểu sử Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông. Qua đó,
“Đức vua Trần Nhân Tông, húy là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ – 1258 vào ngày 11 tháng âm lịch. Ngài là con trưởng của Đức Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Sử sách ghi lại rằng khi Ngài mới sinh ra đã có dung mạo của bậc thánh nhân, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, sắc thái như vàng ròng, nên được vua cha đặt cho tên hiệu là Phật Kim.
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cung tuyên tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông
Từ nhỏ, Ngài đã được truyền thụ kiến thức bởi các bậc trưởng lão tinh thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh và Phật giáo và Di Hậu Lục do chính Vua cha Trần Thánh Tông soạn thảo để chuẩn bị cho Thái tử nối nghiệp sau này nên chẳng mấy chốc, Ngài đã tinh thông cả Tam giáo.
Ngài đã được Tuệ Trung Thượng sĩ hết lòng hướng dẫn, trao truyền yếu nghĩa thiền tông. Sau này, Ngài tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy, và thường tới chùa Tư Phúc trong kinh thành Thăng Long để tụng kinh, tọa thiền, sám lễ Tam bảo, thấu đạt cả nội điển và ngoại điển.
Đến năm 1294, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đích thân tiếp tục lãnh đạo quân sĩ Đại Việt đi chinh phạt Ai Loa, giữ yên bờ cõi cho Đại Việt.
Khi quốc gia, xã tắc bình yên, Ngài trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) cởi bỏ hoàng bào khoác cà sa, khởi đầu sự nghiệp tu hành xuất gia tam giới…”
Ngày mùng Một, tháng 11 năm Mậu Thân - 1308, Sơ Tổ Điều Ngự Trần Nhân Tông nhập diệt tại đỉnh Ngoạ Vân, am Tử Tiêu, núi Yên Tử, thọ thế 51 năm. Theo các sách cổ sử, Ngài Bảo Sát phụng theo di chúc hỏa thiêu Điều Ngự để lại hàng ngàn hạt xá lỵ. Đệ nhị Tổ Pháp Loa và vua Trần Anh Tông cung rước ngọc cốt và xá lỵ về kinh thành cử hành quốc lễ tôn thánh hiệu là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”…
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm niêm hương cùng Chư tôn đức và đại chúng trang nghiêm hướng về non thiêng Yên Tử, nơi Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tu hành lập ra Thiền phái Trúc lâm Yên Tử bái vọng, tưởng niệm sơ tổ Trúc Lâm Đầu Đà, Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Phật Tổ và Lịch đại Chư vị tổ sư hoằng truyền chánh pháp khai sáng già lam hoằng truyền Phật pháp trên vùng đất Hà Tĩnh, cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; dịch bệnh tiêu trừ, nhân dân an lạc, nguyện noi theo gương sáng của lịch đại Chư tổ, tiền nhân hữu công vị pháp xả thân, nêu cao tinh thần đoàn kết hòa hợp, xây dựng ngôi nhà Phật giáo xương minh, trường tồn trong lòng đất Việt.
Theo dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam được ghi lại từ Thiền sư Lê Mạnh Thát, với câu chuyện Chử Đồng Tử đời Hùng Vương được sư Phật Quang truyền pháp ở núi Quỳnh Viên ở cửa Sót (cửa Nam Giới) của Hà Tĩnh, trải dài theo thời gian bao thế hệ chư vị Tổ sư hoằng truyền Phật pháp trên vùng đất này, bằng chứng là hàng trăm phế tích, chứng tích chùa, tháp tổ vẫn còn lưu lại với hậu thế ngày nay.
Tiếp nối Chư tổ với tinh thần tri ân, trước đó, lúc 08h sáng cùng ngày, tại Tổ đường chùa Cảm Sơn, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã cử hành nghi lễ cúng Tổ theo nghi thức truyền thống, tại chánh điện Chư tôn đức niêm hương lễ Phật, cùng quý Phật tử cử hành thời khóa tụng kinh cầu nguyện.
Một số hình ảnh ghi nhận
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=_Gbm-anYA3w}