;
Hạnh bố thí là nền tảng của các nghiệp lành,
nghiệp thiện, giúp con người sống trong chánh đạo, dẹp bỏ được tam độc: tham
lam, sân hận, si mê. Hạnh bố thí, nói chung, mọi người ai ai cũng có thể thực
hành được, nhưng muốn thực hành cho đến mức độ cao thâm, rốt ráo tột cùng, gọi
là "ba la mật", chúng ta phải phát tâm bồ đề kiên cố, dũng mãnh, bất
thoái chuyển, tức là phát tâm lượng của các bậc Bồ Tát và Đại Bồ Tát.
Chúng ta hãy nhìn lại kết quả hạnh bố thí trong việc trùng tu, xây dựng chùa,
thiền viện hiện nay. Có rất nhiều chùa, thiền viện thật rộng rãi, tôn tạo nhiều
lần gây lãng phí, thời gian tiền bạc quá mức cần thiết. Trong khi chùa chỉ có
vài ba Phật tử tu tập vào ngày cuối tuần. Không phải chùa nào cũng duy trì được
sinh hoạt phật tử cho các em thiếu nhi, không phải chùa nào đạo tràng cũng tụng
kinh hằng đêm. Ngược lại, có nhiều chùa, do địa thế hiểm trở, do không có
duyên. Chùa vẫn còn thiếu thốn từ những vật dụng thiếu yếu nhất.
Nhân dịp tết Quý Tỵ 2013, tôi có đến
thăm chùa Giác Minh, ở Kiệt 8 Hoàng Diệu, do Tỳ Kheo Thích Thanh Quang trụ trì.
Ngôi chùa quá cũ với những tường xám và ẩm mốc do lâu ngày chưa sơn vôi. Đại hồng
chung chỉ là mảnh bình Oxygen cắt làm đôi, do dùng lâu ngày, nay đã hoen gỉ. Cảnh
tượng thật buồn thảm. Tìm hiểu tôi mới biết, chùa nghèo, không người đến viếng
là do chùa không nằm trong giáo hội. Người ta có kể với tôi rằng, thức ăn của tăng
ni trong chùa có được từ những rau quả do các Phật tử bán hàng lê ghim cúng dường.
Chủ yếu là những rau quả dư thừa, hoặc bị bầm dập hoặc đã không còn tươi nếu để
lại bán ngày mai. Y Áo tăng ni thì vá chằng, vá đụp.
Vậy đó, thực hành Hạnh bố thí nếu không có tâm bồ đề kiên cố, thì cũng dẫn
đến hệ lụy chùa đẹp, chùa xấu, chùa to, chùa nhỏ và cả chùa giàu chùa nghèo. Thực
hành Hạnh bố thì không có tâm bồ đề cũng làm cho người ta phân biệt đây là chùa
trong Giáo hội, kia là chùa ngoài Giáo hội…
Hoàng Phước Đại (Đồng An )