;
HIỂU ĐẠO (tiếp theo & hết)
1. Đạo là gì ? Đạo có 3 nghĩa
1. Con đường : như nhân đạo, thiên đạo, địa ngục đạo, súc sanh đạo v.v...
2. Bổn phận : như đạo thầy trò, đạo vợ chồng, đạo làm người v.v...
3. Lý tánh tuyệt đối (Chân lý tuyệt đối –Bản thể) : tánh sáng suốt sẵn có nơi mỗi chúng sanh : còn gọi là tánh Phật, Chân như...(trong PG: Đạo nghĩa là Phật tánh)
2. Liên hệ giữa đạo và đời
- Đạo và đời không tách rời nhau
- Đức Phật thị hiện nơi đời này nhằm đem đạo vào cuộc đời, để chuyển hóa con người từ mê mờ đến sáng suốt, giác ngộ và giải thoát
-> nên nói đạo không ngoài đời – đời cũng không ngoài đạo.
- Đối tượng của bài giảng hôm nay là giúp ta hiểu về con người theo nhận thức tri kiến của Phật.
* Đức Phật rất thực tế – không phải ở nơi trời, hay ở đâu xa mà Ngài thị hiện nơi thế gian này bằng xương bằng thịt, có cuộc sống của một đời người, rất người. Cả những tu tập chứng đắc của Ngài đều thể hiện trong ngay con người chúng ta – không xa xôi – huyễn hoặc. Nên đến với Đạo Phật giúp ta mở mang tâm thức.
3. Nhận thấy của Đức Phật về kiếp người :
- Con người ta được sinh ra từ nhiều đời nhiều kiếp. Trong cuộc đời hiện tại này con người có mặt do 2 yếu tố tạo nên :
+ Về vật chật : Nương tinh cha +huyết mẹ -> Nên có thân này
+ Về tinh thần : Do Nghiệp thức gieo trồng (tác tạo) nhiều đời kiếp quá khứ.
- Chết : là bỏ xác thân này để vào kiếp sống mới tốt đẹp hơn hay đau khổ là do nghiệp lực tác tạo của ta từ nhiều kiếp nhiều đời
- Khi ta đi đầu thai : nghĩa là bắt đầu hình thành con người mới phải có các yếu tố như : do ái dục của cha mẹ cộng với nghiệp thức của ta, tương ưng với nhân duyên nhiều đời kiếp đối với cha mẹ (Muốn làm con của cha mẹ) -> từ đó có thân ta.
- Quá trình thụ thai của một con người: Đức Phật nhìn thấy sự hình thành của con người từ trong trứng nước cho đến khi lọt lòng mẹ như thế nào ?
Trong Kinh Tu Hành Đạo Địa ghi:
“ Khi mới nhập thai thì liền có ý căn và thân căn
-Tuần đầu tiênở trong thai không tăng không giảm
-Tuần thứ hai, Chất tinh dầu dần chuyển biến, giống như váng sữa mỏng
-Tuần thứ ba, giống như sữa đông sống
-Tuần thứ tư,chất tinh ngưng đặc như sữa đông chín
- Tuần thứ nămtinh thai biến đổi giống như sinh tô
-Tuần thứ sáubiến thành như bướu thịt
-Tuần thứ bảychuyển dần thành một cục thịt
-Tuần thứ támchất tinh cứng dần như cục đất
-Tuần thứ chínbiến thành năm chi phần: hai khuỷu tay, hai bắp đùi, và từ trong đó
xuất hiện đầu cổ
-Tuần thứ mườilại có năm chi phần nữa: hai cổ tay, hai cổ chân, và đầu
-Tuần thứ mười một, từ đây tiếp tục sinh thêm 14 chi phần : năm ngón tay, năm ngón chân, mắt tai, mũi và miệng.
-Tuần thứ mười hai, hình dạng các chi phần này phát triển dần dần hoàn chỉnh
-Tuần thứ mười bathì phát triển vùng bụng
-Tuần thứ mười bốngan, phổi, tim, lá lách và thận được hình thành
-Tuần thứ mười lăm, hình thành đại tràng (ruột già)
-Tuần thứ mười sáu, hình thành tiểu tràng (ruột non)
-Tuần thứ mười bảy, hình thành vùng dạ dày
-Tuần thứ mười tám, hình thành sinh tạng, thục tạng
-Tuần thứ mười chín, hình thành xương đầu gối, xương sườn, xương ngực, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đốt xương, dây gân
-Tuần thứ hai mươi, phát triển các hình tướng cơ quan sinh dục,rốn, vú, cổ
-Tuần thứ hai mươi mốt, bắt đầu hoàn thành bộ phận xương các vùng: 2 xương vùng đầu, 32 xương vùng miệng, 7 xương cổ, 2 xương đùi, 2 xương khuỷu tay, 4 xương cánh tay,12 xương vùng ngực, 18 xương sống, 2 xương chậu, 4 xương đầu gối, 40 xương chân và nhiều xương nhỏ khác, tất cả 108 xương. Toàn thân thể liên kết với phần thịt gồm 18 xương ở hai bên hông, 2 xương vai. Như vậy, toàn bộ xương trong thân thể người gồm 300 xương kết nối nhau. Trong thời gian này, xương còn mềm như quả bầu non.
-Tuần thứ hai mươi hai, xương hơi cứng dần như quả bầu sắp chín
-Tuần thứ hai mươi ba, xương cứng như quả hồ đào, 300 xương này liên kết chặt nhau. Xương chân nâng giữ chân, xưởng cẳng chân nâng giữ cẳng chân. Như thế xương chậu, xương đùi, xương sống, xương ngực, xương sườn, xương vai, xương cổ, xương má, xương cánh tay, xương cổ tay, cẳng chân ..v..vmỗi mỗi đều liên kết chặt chẽ với nhau. Nhóm xương như thế giống như huyển hóa, tùy theo sức gió nơi thân mà cử động điều khiển.
-Tuần thứ hai mươi bốn, phát triển 100 sợi gân để kết nối toàn thân
-Tuần thứ hai mươi lăm, phát triển 7 ngàn mạch máu, nhưng vẫn chưa hoàn thành
-Tuần thứ hai mươi sáu, các mạch máu đều đã hoàn chỉnh, thông rỗng như rễ sen.
-Tuần thứ hai mươi bảy, có 363 mạch máu được hoàn chỉnh.
-Tuần thứ hai mươi tám, bắt đầu hình thành các cơ bắp.
-Tuần thứ hai mươi chín, các cơ bắp hơi dày chắc
-Tuần thứ ba mươi, hình thành da bao bọc quanh thân
-Tuần thứ ba mươi mốt, da dần dần dày và cứng
-Tuần thứ ba mươi hai, lớp da hoàn chỉnh
-Tuần thứ ba mươi ba, Tai, mũi, môi, các ngón tay, đốt chân hình thành
-Tuần thứ ba mươi tư, hình thành 99 vạn tóc và lỗ chân lông. Nhưng chưa hoàn chỉnh
-Tuần thứ ba mươi lăm, lỗ chân lông hoàn chỉnh
-Tuần thứ ba mươi sáu, các móng bắt đầu phát sinh
-Tuần thứ ba mươi bảy, thai nhi trong bụng mẹ, do sức gió dấy khởi, nên mắt, tai, mũi, miệng bắt đầu máy động; Khi có gió thì tác động đến lông tóc, hoặc xinh đẹp, hoặc thô xấu. Lại có gió khởi thì tạo thành nhan sắc của thân thể, hoặc trắng, hoặc đen đỏ, hoặc đẹp xấu, tất cả đều do nghiệp xưa tạo thành. Trong tuần này phát sinh hơi lạnh, nóng, các đường đại tiện, tiểu tiện
-Tuần thứ ba mươi tám, Thai nhi trong bụng mẹ, tùy theo nghiệp xưa, tư nhiên có sức gió. Nếu nghiệp xưa là thiện, thì có mùi thơm làm cho thân và ý dễ chịu, mềm mại không tỳ vết, gân cốt ngay thẳng, khiến cho xinh đẹp, ai cũng kính mến. Nếu nghiệp xưa là xấu ác, thì có mùi hôi, khiến cho thân thể bất an, tâm ý khó chịu, tác động đến gân cốt, khiến xương cong, lưng gù, thân tướng không được đoan nghiêm.
* Lúc này đã 38 tuần lễ, thiếu 4 ngày đủ chín tháng, thai nhi đã hoàn chỉnh xương cốt thân thể của một người
*Thai nhi nằm trong bụng mẹ, ở dưới sinh tạng, trên thục tạng.
-Nếu là bé trai, nằm ở bên hông trái, lưng hướng ra ngoài, mặt hướng vào trong
-Nếu là bé gái, thì nằm ở bên hông phải, mặt hướng ra ngoài, lưng hướng vào trong
* ..Đến ngày thứ tư, sức gió trong bụng mẹ phát động, hoặc trên, hoặc dưới, xoay chuyển thân thể thai nhi đảo ngược, đầu hướng xuống sản môn…”
* Đứa bé được sinh ra.
Đức Phật đã dùng trí tuệ nhìn thấy một đứa bé sinh ra sau 38 tuần lễ đã có quá trình hình thành và lớn lên như thế nào trước khi xuất hiện ở đời. Từ xưa đến nay chưa có vị giáo chủ nào thấy được như Phật. Đây là một tuệ giác tối thượng nhất của một vị Phật. Đức Phật là một nhà y học- một Đại y Vương- nhà phẩu thuật đại tài nhất thấy luôn cả nghiệp tánh của kiếp người.
4. Mục đích học bài kinh trên :
Chúng ta học bài kinh trên để làm gì ?
* Để khẳng định lời Phật dạy “ Thân người là khó được”
- Một người tạo nghững nghiệp thiện, phước đức và ác nghiệp bằng nhau, có thể được tái sanh làm người. Nghĩa là trải qua 38 tuần lễ này trong bụng mẹ. Nếu người mẹ sơ xuất, hay hoàn cảnh thiếu thốn trong dinh dưỡng làm mẹ yếu ớt thì nguy cơ xẩy thai – hoặc thai nhi không sống sót được khi ra đời -> thì thân người sẽ không hình thành trọn vẹn. Điều này đòi hỏi phải có những bổn phận của người làm cha, làm mẹ, làm chồng….
+ Bổn phận trách nhiệm vợ chồng đối với thai nhi : Con người qua quá trình hình thai thai nhi và ra đời một cách logic hoàn hảo như vậy, việc giữ gìn thai nhi thật không dễ dàng chút nào cho nên phải biết trân quý bào thai, biết cách gìn giữ, bảo vệ thai nhi. Người chồng phải biết thương yêu và gánh vác những việc khó nhọc khi vợ mang thai. Tình cảm vợ chồng yêu thương khắng khít, chăm sóc quan tâm thì đứa con ra đời sẽ chu toàn khỏe mạnh tốt đẹp.
+ Bổn phận của người mẹ khi mang thai.
Đây là trách nhiệm rất cao cả và nặng nề của một người mẹ khi mang thai.
-Về vật lý : Là giữ gìn chu đáo mọi bề, sinh hoạt, sống trong môi trường tốt,
ăn uống những thứ ngon bổ, nhiều dinh dưỡng cho thai nhi khỏe mạnh, và
luôn giữ cho điều độ
- Về tâm lý : Không buồn vui sầu khổ mang nặng, phải thư thả nhẹ nhàng – an
lạc thân tâm- luôn quân bình về tâm. Trong lòng mẹ tốt đẹp hay xấu xa – tư do
thanh thản là trợ duyên cho tinh thần thai nhi ra đời cũng được thông hanh
sáng suốt.
- Về tâm linh : Luôn niệm Phật cho Tâm được thanh tịnh
(Máu mẹ là cốt con)
+ Bổn phận trách nhiệm của người con đối với cha mẹ
- Gió nghiệp chuyển động thai nhi lộn đầu để ra đời - cấu xé làm mẹ đau như cắt, Quá trình sanh con là vậy là đau đớn vô cùng – là thập tử nhất sanh – là máu huyết dầm dề. Là tất cả những gì người mẹ phải chịu đựng vì con. Cha thì ngày đêm bôn ba kiếm tiền chăm sóc cho mẹ và con chu đáo rồi đứng ngồi không yên – ruột gan rối bời - chờ đợi nao lòng khi con chào đời,
- Nghĩa tình của Mẹ 38 tuần lễ mang nặng thân mình – không gì có thể so sánh được “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – Tất cả thân ta có được là do cha mẹ cho ta. Ân đức ấy lớn vô cùng , như trời cao biển rộng. Có làm cha làm mẹ mới biết được công lao cha mẹ là trời biển thâm sâu.. Cho nên làm con phải có hiếu với cha mẹ
* Học kinh này ta càng phải hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu có 4 phần là : - Hiếu tâm, Hiếu dưỡng, Hiếu hạnh, Hiếu đạo. Nghĩa là thương yêu và tôn kính cha mẹ với tâm chân thật từ đáy lòng – Tâm phụng dưỡng đỡ đần cha mẹ khi cha mẹ về già – Làm cho cha mẹ hảnh diện tự hào vui lòng về mình - Là hướng dẫn cha mẹ vào con đường thánh thiện, để đời này và đời sau cha mẹ được nhiều phước báo, không đọa lạc vào đường khổ.
KẾT LUẬN :
- Bài kinh trên Phật nói từ đạo và đem Đạo vào đời để được hạnh phúc – an lạc
- Bài kinh giúp ta hiểu được sự tương quan giữa đạo và đời : Luôn cần có nhau, luôn ở trong nhau, luôn tác động, ảnh hưởng nhau.
- Ta hiểu được Lợi ích của Đạo cho đời là gì ?
+ Là hiểu được hạnh phúc tương đối của con người “là thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” – Là đem hạnh phúc cho bản thân mình – cho gia đình và cho các con.
+ Là như khi làm cha mẹ mới biết công lao cha mẹ. Từ khi con còn trứng nước đến nuôi dạy lớn khôn, dựng vợ gã chồng tạo sự nghiệp. Đây là bổn phận trách nhiệm cao cả của cha mẹ
+ Là những bài học đạo đức vô giá của đời người, khi học và quán sát bài kinh
mới thấy “Những người bất hiếu tử
Nhung nhúc sống bằng thừa
Không nghĩ ân cha mẹ
Chẳng khác gì cây khô”.
Cho nên, biết hiếu kính tri ân- báo ân cha mẹ chu toàn. Mới không uổng kiếp người
Tóm lại, dựa trên nền tảng bài kinh trên Phật dạy chúng ta 2 điều quan trọng để xây dựng hạnh phúc gia đình đó là :
- Trách nhiệm bổn phận với vợ chồng – con cái
- Hiếu thảo với cha mẹ- sống hòa thuận anh chị em là biết giữ gìn gia phong của chúng ta vậy.
Phật dạy “ Tâm Hiếu là tâm Phật
Hạnh Hiếu là hạnh Phật”
* Vậy nên Hiểu đạo để tu cho đời sống tốt đẹp – Đạo luôn mang lại lợi ích cho đời. Nên chúng ta phải hết lòng học đạo – tu đạo – làm theo lời Phật dạy. Hộ trì chánh pháp để giúp đời tốt đẹp hơn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.