Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Hiểu đúng về siêu độ trong Kinh Vu lan

Tác giả Hồng Lam
07:42 | 26/08/2019 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Tôi đọc kinh Vu lan có nói rằng: Đến rằm tháng Bảy âm lịch, Phật tử nào muốn báo hiếu với cha mẹ thì thiết lễ cúng dường chư Tăng mười phương, sau đó nhờ chư Tăng chú nguyện thì cha mẹ trong bảy đời quá khứ được siêu thoát, cha mẹ hiện tiền được an vui, sống lâu.

vu_lan_bao_hieu_va_nghi_thuc_bong_hong_cai_ao.jpg

Xin hỏi, nếu tôi làm lễ Vu lan cúng dường chư Tăng vào dịp tháng Bảy năm 2019 xong rồi thì cha mẹ bảy đời của tôi sẽ được siêu thoát, sau đó đến năm 2020, 2021 v.v... tôi lại tiếp tục làm lễ Vu lan cúng dường nữa thì sẽ siêu độ cho cha mẹ ở rất nhiều đời trước (vì cha mẹ bảy đời đã siêu rồi) phải không?

(HOÀNG QUY,
ruavangvatrauvang@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Hoàng Quy thân mến!

Đúng là kinh Vu lan có nói đến sự tích Tôn giả Mục-kiền-liên vâng lời Đức Phật dạy thiết trai cúng dường thập phương Tăng nhân ngày chúng Tăng tự tứ (giải hạ, kết thúc ba tháng an cư mùa mưa) để hồi hướng công đức phước báo cho mẹ thoát khổ ngạ quỷ. Nhân đó, Đức Phật dạy pháp báo hiếu cho hàng Phật tử, hàng năm đến ngày chư Tăng tự tứ mãn hạ (rằm tháng Bảy - theo truyền thống Phật giáo Bắc tông) nên sắm sanh lễ phẩm cúng dường để nương nhờ công đức ba tháng an cư tu tập thanh tịnh của chư Tăng mà nguyện cầu cho cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long, cha mẹ bảy đời quá khứ được sinh vào tịnh cảnh.

Đọc kỹ kinh văn, chúng ta thấy rõ hội chúng mà Tôn giả Mục-kiền-liên dâng cúng đa phần là các vị Bồ-tát hóa thân làm Tỳ-kheo, chư vị Hiền Thánh Tăng gồm Duyên giác, Thanh văn đắc bốn đạo quả hay chứng sáu thần thông, còn các vị phàm tăng thì giới đức thanh tịnh. Có thể xem đây là hội chúng xuất gia lý tưởng, thanh tịnh bậc nhất, được cúng dường các ngài có phước đức rất lớn, được các ngài gia tâm chú nguyện và hồi hướng công đức thì sẽ có năng lực chuyển hóa mạnh mẽ đến thân nhân trong các cõi. Vì thế mẹ Tôn giả Mục-kiền-liên được hưởng phước đức, thoát quỷ mà sinh thiên.

Ngày nay, Phật tử chúng ta cũng y theo pháp cúng dường chúng Tăng trong ngày Tự tứ để nguyện cầu âm siêu dương thái. Tuy nhiên, chúng Tăng ngày nay đa số là phàm tăng, bốn Thánh quả và sáu thần thông hiếm người được dự phần nên công đức, phước báo cũng như năng lực chú nguyện để hồi hướng cầu âm siêu dương thái không mạnh mẽ và hiệu quả bằng hội chúng thời Thế Tôn. Dù vậy, với giới đức thanh tịnh cùng với năng lực định tuệ tinh chuyên trong ba tháng an cư, hội chúng Tỳ-kheo sau khi tự tứ giải hạ vẫn là ruộng phước tối thắng để chúng sinh nương nhờ.

Quan trọng nhất của pháp siêu độ, theo Phật giáo, cần hội đủ các yếu tố sau: 1. Chư Phật, chư Bồ-tát từ bi tiếp độ; 2. Chư Tăng (Ni) nhất tâm dốc lòng cầu nguyện, kệ kinh và khai thị; 3. Gia đình chí thành chí kính, hết lòng hết sức hộ niệm, tận tâm cúng dường và làm phước thiện để hồi hướng cho hương linh; 4. Hương linh nương vào oai lực của Tam bảo, phước đức của gia đình làm thiện hồi hướng cho, rồi nghe kinh pháp mà tự tỉnh thức, giác ngộ, xả buông các chấp thủ để siêu sinh. Trong bốn yếu tố này, hương linh tự giác ngộ là quan trọng nhất, tự thân hương linh tỉnh thức mới quyết định việc hương linh có siêu thoát hay không.

Cho nên, không đơn thuần nghĩ rằng hễ có tổ chức cúng dường trai tăng và cầu siêu thì được siêu. Thực tế cho thấy có những lễ cầu siêu thì được siêu, và có những lễ cầu siêu mà hương linh vẫn chưa siêu. Nguyên do là, chư Phật luôn từ bi tiếp độ, chư Tăng (Ni) luôn nhất tâm cầu nguyện, gia đình luôn hết lòng lo tổ chức lễ, riêng hương linh vì đọa vào cảnh khổ đau đớn không gián đoạn, hay vì vô minh, nghiệp chướng, thù oán, chấp thủ… quá nặng nề quyết không thức tỉnh, lấy khổ làm vui thì làm sao họ siêu thoát? Thành ra, phải cầu siêu nhiều lần, liên tục kệ kinh khai thị và làm các phước đức để hồi hướng cho cha mẹ bảy đời, cửu huyền thất tổ, lục thân quyến thuộc.

Cha mẹ bảy đời chỉ là cách nói tượng trưng cho ông bà cha mẹ nhiều đời đã quá vãng trong quá khứ. Nếu có tâm hướng về tổ tiên ông bà cha mẹ quá vãng thì con cháu không chỉ cầu siêu trong mùa Vu lan năm nay mà cần phải cầu siêu nhiều lần, cầu siêu cả đời. Phật tử có chánh kiến và hiếu đạo, hướng về tiền nhân cùng các ân nhân thì cần phải nỗ lực tạo phước cho hương linh thật đủ đầy, thỉnh Tăng thuyết pháp khai thị hay kệ kinh thật nhiều cho hương linh thấm nhuần, hiểu rõ Chánh pháp mới có thể khiến cho họ đủ phước duyên tỉnh thức mà được siêu sinh.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Nguồn: https://giacngo.vn/tuvantamlinh/tuvan/2019/08/25/5BE0C0/

kinh vu lan cúng dường trai tăng tôn giả mục kiền liên ngày tự tứ lễ tự tứ vu lan mùa vu lan lễ vu lan

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hãy tin vào sức trẻ

Hãy tin vào sức trẻ

Không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn

Không thấy người đồ tể nào được hưởng tài sản lớn

Kiêu mạn tự đắc dễ tạo ra ác nghiệp

Kiêu mạn tự đắc dễ tạo ra ác nghiệp

Năm nghề buôn bán người cư sĩ không nên làm

Năm nghề buôn bán người cư sĩ không nên làm

Một sự xuất hiện sáng chói

Một sự xuất hiện sáng chói

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Quả báo của nghiệp giết hại

Quả báo của nghiệp giết hại

Hạng người sống hướng đến ánh sáng

Hạng người sống hướng đến ánh sáng

Tu cái miệng,nói lời yêu thương,người nghe hoan hỷ

Tu cái miệng,nói lời yêu thương,người nghe hoan hỷ

Người nói nhiều có năm nguy hại

Người nói nhiều có năm nguy hại

Rải tâm từ mỗi ngày để được an vui

Rải tâm từ mỗi ngày để được an vui

Có ba sự thụ hưởng ở đời không bao giờ thỏa mãn

Có ba sự thụ hưởng ở đời không bao giờ thỏa mãn

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN