;
Không chỉ ở Đông Nam Á mà ngay nhiều bang ở Mỹ và các nước khác cũng có miếu Quan Đế với quy mô hoành tráng, khói hương không dứt.
Xưa kia các hội kín thường hội họp nhau ở các miếu thờ Quan Đế nên triều Thanh đã ra lệnh cấm tập trung đông người ở nơi này, nhưng không có kết quả. Những tích xưa thời Tam Quốc (220 - 280) về Quan Công như Đào viên kết nghĩa, Qua 5 ải chém 6 tướng, Quan Công phò Nhị tẩu, tha Tào Tháo ở Hoa Dung Đạo, thu phục Hoàng Trung, đại chiến Mã Siêu... luôn được tái diễn trên sân khấu tuồng và phim ảnh.
Tổ miếu ở Giải Châu
Trong ngàn vạn miếu thờ Quan Công, chỉ có miếu Quan Đế và Tổ miếu ở Giải Châu, Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Giải Châu là quê tổ của Quan Công, nơi đây còn thờ tổ tiên ba đời và vợ con của ngài. Theo người dân địa phương nói thì đây là nhà cũ của Quan Công, nơi trú của linh thần Quan lão gia. Vì vậy, nơi này hơn 1.700 năm qua, hương khói phụng thờ không bao giờ dứt.
Giải Châu, Trung Quốc là quê tổ của Quan Công, nơi đây còn thờ tổ tiên ba đời và vợ con của ngài. |
Giải Châu Quan Đế miếu kỳ thực là một cung điện, chia làm hai phần là Đại miếu và Tổ miếu. |
Giải Châu Quan Đế miếu kỳ thực là một cung điện, chia làm hai phần là Đại miếu và Tổ miếu. |
Hai hậu duệ của Quan Công |
Theo Quan thị gia phổ, Quan Công (Công nguyên 161 - 219), là hậu duệ đời thứ 27 của trung thần Quan Long Phùng đời Hạ Kiệt, người bị giết vì can gián vua. Ông nội Quan Công là Quan Thẩm, cha là Quan Nghị, đều là người tinh thông kinh sách. Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Trường Sinh, sau đổi là Vân Trường. Người có tướng lạ, sức khoẻ địch nổi muôn người, kết nghĩa huynh đệ với Lưu Bị, Trương Phi cùng phò nhà Hán, đứng đầu trong "Ngũ hổ tướng" đất Thục. Quan Công là võ tướng lại có mưu lược, lập nhiều chiến công, giúp Lưu Bị rất nhiều trong việc lập nên nhà Thục Hán. Do không nghe lời Khổng Minh nên năm 219, Quan Công mắc mưu tướng Đông Ngô là Lục Tốn, thất thủ Kinh Châu, phải phá vây chạy về Thành Đô, bị Tôn Quyền bắt chém lúc 58 tuổi. Sau khi nhà Ngụy nắm quyền, con cháu họ Quan đổi thành họ Môn để tránh họa, đến đời Tây Tấn mới lấy lại họ Quan. Hiện nay, miếu thờ Quan Đế ở núi Ngọc Tuyền, Đương Dương, Kinh Châu là cổ nhất. Tương truyền, sau khi Quan Công chết, u linh không tan, tụ nơi núi Ngọc Tuyền đòi trả đầu. Trên núi có cao tăng Phổ Tĩnh khuyên giải rằng: "Nhân nào quả nấy, nếu ông đòi trả đầu thì ai trả đầu cho Nhan Lương, Văn Xú cùng bao người khác đã bị ông giết?". Quan Công nhất thời đốn ngộ bèn cúi tạ mà đi. Từ đó hiển thánh giúp đỡ dân chúng rất nhiều. Người dân vì thế mà cảm đức nên lập miếu thờ trên núi, cúng tế quanh năm. Hàng ngàn năm qua, hình tượng Quan Công là biểu trưng của trung, hiếu, lễ, nghĩa, nhân, dũng, được tôn xưng là "Võ Thánh", có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử, văn hoá xã hội Trung Hoa. |