;
KINH A Di Đà dịch và chú giải.
佛說阿彌陀經
Phật thuyết A Di Đà Kinh
Nam mô A Di Đà Phật,
Kinh “ Phật thuyết A Di Đà Kinh”, hay còn được gọi là Kinh A Di Đà, là Kinh được Phật tử tụng phổ biến. Kinh A Di Đà thường được in ấn ở bản dịch âm tiếng Hán có nhiều từ Nôm khó hiểu. Phật tử Hoàng Phước Đại, pháp danh Đồng An, biên soạn, dịch thuật chú giải để các Phật tử có thể hiểu rõ hơn lời Phật dạy trong Kinh A Di Đà.
Trong quá trình biên soạn, tôi có sử dụng các dữ liệu từ Đại Tạng Kinh; các tư liệu, các bài giảng của quý thầy để biên soạn được chính xác. Mong quý thầy hoan hỉ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đoạn kinh thứ 1 :
1. 原文本
如是我聞。一時佛在舍衛國,祇樹給孤獨園。與大比丘僧,千二百五十人俱,皆是大阿羅漢,眾所知識:長老舍利弗、摩訶目犍連、摩訶迦葉、摩訶迦旃延、摩訶俱絺羅、離婆多、周利槃陀伽、難陀、阿難陀、羅侯羅、憍梵波提、賓頭盧頗羅墮、迦留陀夷、摩訶劫賓那、薄拘羅、阿那樓馱,如是等諸大弟子。
并諸菩薩摩訶薩:文殊師利法王子、阿逸多菩薩、乾陀訶提菩薩、常精進菩薩,與如是等諸大菩薩。及釋提桓因等,無量諸天大眾俱。
2. Dịch âm
Như thị ngã văn. Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ thụ Cấp Cô Độc viên, dữ đại Tỳ kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu, giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức:
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Dà, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà, như thị đẳng chư đại đệ tử.
Tinh chư Bồ Tát Ma Ha Tát. Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, dữ như thị đẳng chư đại Bồ Tát, cập Thích Đề Hoàn Nhơn đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu.
3. Dịch nghĩa
Đây là những điều tôi đã được nghe Phật nói. Một thời Phật còn cư trú tại nước Xá Vệ, ở tu viện Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Thụ Cấp Cô Độc. cùng với các vị đại Tỳ kheo, một ngàn hai trăm năm mươi vị, Đều là những đại A La Hán ai cũng biết đến: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đà, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lư Đà Di,Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạt Câu La và A Nậu Lâu Đà, là những đệ tử lớn của Phật.
Cùng các vị Bồ Tát đại nhân như Văn Thù, A Dật Đà, Càn Đà Ha Đề, Thường Tinh Tấn, và rất nhiều các vị Bồ Tát lớn như thế, cùng với chư thiên như Thích Đề Hoàn Nhân, nhiều đến vô lượng, đều có mặt.
4. Chú giải
Như vầy tôi nghe, là lời khẳng định của thầy Ananda ( một thị giả của Phật), người đã nghe Phật thuyết giảng và đọc lại kinh này cho đại chúng nghe. Ananda nói đúng nguyên văn những gì thầy Ananda nghe được từ Phật. Thầy Ananda nói với đại chúng rằng Kinh A Di Đà được Phật thuyết giảng kinh vào thời điềm Phật ở nước Xá Vệ, tại tu viện thuộc khu rừng có tên là Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Cấp Cô Độc. Tham dự buổi thuyết giảng này có một ngàn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ Kheo các vị này đều là các vị đã chứng đắc quá A La Hán, và uy danh đều được mọi người biết đến. Các vị đó là :
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đà, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Ca Lư Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân Na, Bạt Câu La, A Nậu Lâu Đà, các thầy đều là các đệ tử lớn của Phật.
Lại có các vị đại Bồ Tát như: Pháp Vương Tử, Văn Th Sư Lợi, Bồ Tát A Dật Đa, Bồ Tát Càn Đà Ha
Đề, Bồ Tát Thường Tinh Tấn... các vị đại Bồ Tát như thế, cùng với vua cõi trời là Đe Thích và vô số chư thiên, đại chúng cùng quy tụ.
Như thị ngã văn (如是我聞), dịch là "Như vầy tôi nghe ”, đây là lời khẳng định của Ananda ( một thị giả của Phật), người đã nghe Phật thuyết giảng và đọc lại kinh này cho đại chúng nghe. Ananda nói đúng nguyên văn những gì ngài nghe được từ Phật.
Nhất thời (一時,) dịch nghĩa là "một thời", nêu thời điểm Phật ( 佛 ) thuyết giảng kinh.
Tại Xá Vệ quốc ( 在舍衛國) dịch là ở nước Xá Vệ,
Kỳ thụ Cấp Cô Độc viên ( 祇樹給孤獨園,) dịch là Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Cấp Cô Độc. Trưởng giả Cấp Cô Độc tên thật là Tu Đạt Đa (Sudatta), do ông hay làm từ thiện bố thí, cứu giúp những người nghèo khổ, những người cô độc nên được gọi là Cấp Cô Độc. Cấp Cô Độc muốn mua vườn của Thái tử Kỳ Đà để xây dựng tu viện thỉnh Phật đến thuyết pháp. Thái tử bảo ông đem vàng lót đầy vườn thì Thái tử sẽ bán vườn cho ông. Khi ông trải vàng gần xong, Thái tử vui vẻ bảo thôi đừng chở vàng thêm nữa và Thái tử xin cúng dường toàn bộ cây cối trong vườn cho Phật, do đó khu rừng có tên Rừng Kỳ Đà thuộc vườn Cấp Cô Độc.
Tiếp theo đoạn kinh mô tả đại chúng, những người đã đến nghe Phật thuyết pháp.
Dữ đại Tỳ kheo tăng, thiên nhị bá ngũ thập nhân câu (與大比丘僧,千二百五十人俱), dịch là cùng với các vị đại Tỳ Kheo, một ngàn hai trăm năm mươi vị. Tỳ Kheo (比丘 ) là người thọ và hành trì 250 giới luật, Đại tỳ kheo tăng (大比丘僧) là những vị đệ tử lớn của Phật.
Giai thị đại A La Hán (皆是大阿羅漢), dịch nghĩa đều là các vị đại A La Hán. Giai thị ( 皆是 ), dịch nghĩa đều là, tất cả là. A La Hán ( 阿羅漢) có nghĩa là một người thoát khỏi vòng sinh tử. Họ cùng Đức Phật hoằng pháp mang lại lợi lạc cho tất cả các cõi trời người.
Chúng sở tri thức ( 眾所知識), được mọi người biết đến.
Trưởng lão Xá Lợi Phất ( 長老舍利弗, Shariputra ). Trưởng lão chỉ người có đức hạnh và tu hành lâu năm. Trưởng lão Xá Lợi Phất, vị thầy nổi tiểng về trí tuệ siêu việt.
Ma Ha Mục Kiền Liên, ( 摩訶目犍連、Mahamaudgalyayana). Ma Ha là để tôn xưng các vị có đức lớn và có trí tuệ, là những vị đệ tử lớn, hàng đầu của Phật. Ma Ha Mục Kiền Liên là vị đại đệ tử của Phật, thầy rất giỏi phép thần thông, thầy được công nhận là thần thông đệ nhất trong hàng ngũ các đệ tử Phật.
Ma Ha Ca Diếp, (摩訶迦葉、Mahakashyapa ). Thầy Ma Ha Ca Diếp nối tiếng trong số các đệ tử xuất gia của Đức Phật, thực hành khổ hạnh. Thầy Ma Ha Ca Diếp là người chủ trì lần kiết tập Kinh điển thứ nhất tại thành Vương xá, với sự tham gia của 500 vị A La Hán.
Ma Ha Ca Chiên Diên, ( 摩訶迦旃延、Mahakatyayana ). Thầy Ma Ha Ca Chiên Diên nổi tiếng về luận nghị, lý luận của thầy rất vững chãi và đanh thép.
Ma Ha Câu Hy La, ( 摩訶俱絺羅、Mahakausthila ). Thầy Ma Ha Câu Hy La nổi tiếng về tài đối đáp trong thuyết pháp
Ly Bà Đà, ( 離婆多、Revata ). Thầy Ly Bà Đà chứng đắc giải thoát không còn bị dính mắc vào thiện và ác.
Châu Lợi Bàn Đà Già, ( 周利槃陀伽、Suddhipanthaka). Thầy Châu Lợi Bàn Đà Già, khi mới xuất gia đầu óc tăm tối, trong bốn tháng cũng không thuộc được bài kệ:. Sau này nhờ Phật dạy, thầy đã chứng quả A-la-hán nắm rõ được kinh Phật.
Nan Đà, (難陀、Nanda), Thầy Nan Đà là em trai của Đức Phật,
A Nan Đà, (阿難陀、Ananda ), thầy A Nan Đà em họ của Đức Phật, là thị giả có trí nhớ siêu phàm.
La Hầu La, ( 羅侯羅、Rahula), thầy La Hầu La là con của Đức Phật
Kiều Phạm Ba Đề, ( 憍梵波提、Gavampati), thầy Kiều Phạm Ba Đề có tướng mạo xấu, do trong đời quá khứ, lúc Ngài làm sa di, nhân thấy một vị lão tăng không răng niệm Phật, tụng kinh, liền cười ghẹo là trông giống như trâu đang nhai
cỏ. Sau này Ngài tuy xuất gia chứng quả, dư báo vẫn chưa hết, miệng luôn nhai nhóp
nhép.
Tân Đầu Lô Phả La Đọa, (賓頭盧頗羅墮、Pindolabharadvaja), thầy Tân Đầu Lô Phả La Đọa vốn là đại thần của vua Ưu Điền nước Câu Diễm Di.
Ca Lư Đà Di, ( 迦留陀夷、Kalodayin ). Thầy Ca Lư Đà Di có thân hình thô đen, nhưng thường tỏa ánh sáng chiếu sáng trong đêm tối. Đó là do quả báo thuở xưa để mình trần thắp đèn trước tượng Phật mà ra. Thầy nối tiếng, nên được xưng tụng là bậc Giáo Hóa đệ nhất.
Ma Ha Kiếp Tân Na, ( 摩訶劫賓那、Mahakapphina). Thầy Ma Ha Kiếp Tân Na cũng thông hiểu thiên văn bậc nhất nên được xưng tụng là bậc Tri Tinh Tú đệ nhất.
Bạt Câu La ( 薄拘羅、Vakula,) . Thầy薄拘羅là bậc thiểu dục tri túc, thân không bao giờ khoác y dày. Thầy có vẻ mặt nghiêm túc, đoan chánh
A Nậu Lâu Đà, ( 阿那樓馱tiếng phạn là Aniruddha). Thầy A Nậu Lâu Đà là em họ của Phật, bị mù cả hai mắt. Thầy chứng đắc Thiên Nhãn Thông; thấy rõ cả 3 cõi.
Như thị đẳng đại đệ tử, ( 如是等諸大弟子), dịch nghĩa những đệ tử lớn của Phật.
Tinh ( 并), dịch là Cùng nhau, bao gồm.
Chö (諸 ), dịch là cùng với, các, mọi.
Tinh chư ( 并 諸 ) , dịch là cùng với.
Boà Taùt ( 菩薩) , Bồ Tát là một người tỉnh thức. Bồ Tát từ chữ Boddhisatava mà ra, có nghĩa là con người tỉnh thức và đang giúp người khác tỉnh thức. Bồ Tát Ma Ha Tát ( 菩薩摩訶薩) dịch là các vị đại bồ tát.
Văn Thù Sư Lợi Phaùp vöông töû ( 文殊師利法王子). Thầy là con thứ ba của vua Vô Tránh Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sanh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.
Dữ như thị (與如是), dịch cùng đều như vậy.
Ðẳng chư (等諸), dịch cùng hàng, cùng thứ bậc.
Đại Bồ Tát (大菩薩 ) dịch Bồ tát lớn
Cập (及) dịch đều, như
Vô lượng( 無量), dịch rất nhiều
Chư thiên đại chúng câu (諸天大眾俱), dịch các vị đại chúng nhà trời.
Đoạn kinh thứ 2 :
1. 原文本
爾時,佛告長老舍利弗:「從是西方,過十萬億佛土,有世界名曰極樂,其土有佛,號阿彌陀,今現在說法。」
舍利弗,彼土何故名為極樂?其國眾生,無有眾苦,但受諸樂,故名極樂。」
2. Dịch âm
Nhĩ thời, Phật cáo Trưởng lão Xá Lợi Phất Tùng thị Tây phương, quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực Lạc. Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Ðà, kim hiện tại thuyết pháp.
Xá Lợi Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc.
3. Dịch nghĩa
Lúc bấy giờ Phật gọi thầy Xá Lợi Phất và bảo: Từ đây đi qua phương Tây, cách khoảng mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc, trong cõi ấy, có một vị Phật tên là A Di Đà, hiện đang thuyết pháp.
Xá Lợi Phất! đất nước ấy vì sao gọi là Cực Lạc? Bởi vì dân chúng trong nước ấy không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, cho nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc.
4. Chú giải
Kinh A Di Đà thuộc về loại kinh "vô vấn tự thuyết" nghĩa là tuy không có ai hỏi cả mà Phật tự nhiên nói ra.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất, từ đây đi qua phương Tây, cách khoảng mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực Lạc.
Thế giới Cực Lạc là thế giới hết sức vui vẻ. Thế giới này có một vị Phật tên là A Di Đà. A Di Đà là tiếng Phạn, có nghĩa là Vô lượng quang, cũng có nghĩa là Vô lượng thọ. Vô lượng quang là ánh sáng của ngài chiếu soi mười phương thế giới không bị chướng ngại. Vô lượng thọ là sanh mạng của ngài trải qua trăm ngàn vạn ức đại kiếp cũng không cùng tận.
"Này Xá Lợi Phất, đất nước ấy vì sao gọi là Cực Lạc? Bởi vì dân chúng trong nước ấy không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, cho nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc.
Đoạn Kinh này định nghĩa về Cực Lạc. Chúng sanh ở trong cõi nước đó không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ hạnh phúc mà thôi. Vì vậy, cõi đó gọi là cõi Cực Lạc. Chữ "Cực" có nghĩa là rất; Cực Lạc là rất sung sướng.
Khi đọc đoạn Kinh này, mình thấy được lòng từ bi của đức Thế Tôn. Bởi vì trong chúng ta, ai cũng muốn trốn chạy khổ đau, tìm tới một cõi không có khổ đau. Phần lớn chúng ta đều là những người nhát gan, đều là những người yếu đuối, sợ đau khổ, trốn chạy đau khổ, muốn đi tìm tới một cõi không có khổ đau. Đó là tính người. Phật thấy được điều đó, nên Phật nói :"Có một cõi không có khổ đau, chỉ toàn là hạnh phúc." Nghe như thế, mình tỉnh người ra và vễnh hai tai lên nghe và muốn được đến đó.
Nhưng nếu mình không biết khổ là gì thì mình không thể nào biết vui là gì. Vì vậy, một cõi không có khổ mà chỉ có vui là một cõi hoàn toàn không tưởng. Cho nên câu kinh này là "liễu nghĩa" . Tức là diễn tả điều không có thật. "Dân chúng trong nước đó không biết khổ là gì, chỉ hưởng thụ mọi thứ an lạc, nên cõi ấy được gọi là Cực Lạc."
Tại sao Phật lại nói câu "liễu nghĩa" như vậy. Bởi vì Phật biết rằng chúng sinh, rất sợ đau khổ, nghĩ rằng có thể chạy trốn đau khổ, đi tìm tới một chỗ không có đau khổ. Phật biết chúng sinh đang khao khát như vậy, nên mới thiết lập phương tiện để hiến tặng cho họ một tia hy vọng, nói rằng có một cõi không có đau khổ mà chỉ thuần là hạnh phúc thôi, đó là cõi Cực lạc.
Nhĩ thời (爾時) dịch là lúc bấy giờ. Chính là ngay thời điểm vô lượng chư Thiên, Bồ-tát, Thanh Văn, A La Hán, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cùng nhóm họp để nghe Phật thuyết pháp.
Cáo ( 告) dịch là bảo, nói. Phaät caùo Tröôûng laõo Xá Lợi Phất ( 佛告長老舍利弗), dịch là Đức bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất.
Tùng thị ( 從是), dịch là từ đây. Từ địa điểm tịnh xá ở Vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc.
Tây phương( 西方), dịch là phương Tây. hướng Tây. Tuøng thò Taây phöông(從是西方), dịch là từ đây đi qua phương Tây. Từ địa điểm tịnh xá ở Vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc của nước Xá Vệ đi về hướng Tây.
Qua (過), dịch là cách, khoảng.
Thập vạn ức ( 十萬億), dịch là mười vạn ức. Ức (億 ), dịch là vạn, nhiều.
Phật độ (佛土), dịch là cõi Phật
Hữu thế giới danh viết Cực Lạc (有世界名曰極樂), dịch là có một thế giới gọi là Cực Lạc.
Kỳ độ ( 其土) dịch là trong cõi ấy, trong đất ấy. Kyø ñoä höõu Phaät (其土有佛) dịch là có một thế giới gọi là Cực Lạc, trong cõi ấy.
Hiệu ( 號) dịch là tên, danh xưng.
Hiệu A Di Đà ( 號阿彌陀 ), dịch là có một vị Phật tên là A Di Đà.
Kim ( 今) dịch là hieän, ngay bây giờ.
Kim taïi thuyeát phaùp ( 今現在說法), dịch là hiện đang thuyết pháp.
Xá Lợi Phất ( 舍利弗),thầy Xaù Lợi Phaát
Bỉ độ( 彼土 ), bên cõi ấy, bên đất ấy.
Hà cố (á何故) , dịch là tại sao.
Danh ( 名), dịch là tên gọi.
Danh vi Cöïc Laïc ( 名為極樂), dịch là tên là cực lạc.
Kỳ(其), dịch là cái nó, việc đó.
Kỳ quốc chúng sanh (其國眾生), dịch là chúng sanh ở nước đó.
Vô ( 無), dịch là không có.
Vô hữu chúng khổ (無有眾苦), dịch là Chúng sanh không có khổ
Đản(但), dịch là nhưng, chỉ.
Đản thọ chư lạc (但受諸樂), dịch là chỉ hưởng thụ hạnh phúc
Cố ( 故) dịch là cho nên, vì vậy.
Cố danh Cực Lạc ( 故名極樂), dịch là Vì vậy, gọi là Cực Lạc.
Đoạn kinh thứ 3 :
1. 原文本
又 舍 利 弗! 極 樂 國 土,七 重 欄 楯,七 重 羅 網,七 重 行 樹,皆 是 四 寶 周 匝 圍 繞,是 故 彼 國 名 為 極 樂。
2. Dịch âm
Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực Lạc.
3. Dịch nghĩa
Này nữa, Xá Lợi Phất! Ở nước Cực Lạc, có bảy lớp lan can, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây, tất cả đều được làm bằng bốn thứ châu báu, bao quanh giáp vòng, vì vậy cõi ấy được gọi là cõi Cực Lạc.’’
4. Chú giải
Đoạn kinh này nói về môi trường trang nghiêm của cõi Cực Lạc.
Cõi Cực Lạc có 7 lớp lan can bảy lớp lưới giăng và bảy lớp hàng cây, tất cả đều được làm bằng bốn thứ châu báu, bao quanh giáp vòng, Vì cõi ấy đẹp như thế nên được gọi là cõi Cực Lạc.
Trùng (重),dịch là lớp.
Lan thuẫn ( 欄 楯),lan can.
La võng (羅網),lưới giăng.
Hàng thụ ï(行 樹,), hàng cây.
Táp vi nhiễu ( 匝 圍 繞 ), vây vòng quanh.
Đoạn kinh thứ 4 :
1. 原文本
又舍利弗。極樂國土,有七寶池,八功德水,充滿其中,池底純以金沙布地。四邊階道,金、銀、琉璃、玻璃合成。上有樓閣,亦以金、銀、琉璃、玻璃、硨磲、赤珠、瑪瑙而嚴飾之。池中蓮花大如車輪,青色青光、黃色黃光、赤色赤光、白色白光,微妙香潔。
2. Dịch âm
Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa. Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành. Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não nhi nghiêm sức chi. Trì trung liên hoa đại như xa luân: thanh sắc thanh quang, huỳnh sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết.
3. Dịch nghĩa
‘‘Này nữa, Xá Lợi Phất, ở nước Cực Lạc có rất nhiều hồ thất bảo chứa đầy thứ nước có tám công đức, dưới đáy hồ toàn là cát vàng; bốn bên hồ có những lối đi làm bằng vàng, bạc, lưu ly và pha lê; phía trên các con đường ấy lại có vô số lâu đài, cũng được xây dựng và trang trí bằng các chất liệu vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não. Sen trong các hồ lớn như những chiếc bánh xe, sen xanh chiếu hào quang xanh, sen vàng chiếu hào quang vàng, sen đỏ chiếu hào quang đỏ, sen trắng chiếu hào quang trắng, hương sen tỏa ra vi diệu và tinh khiết.
4. Chú giải
Ao bằng bảy báu là ao bằng bảy báu gồm vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não hợp thành. Phật dạy thầy Xá Lợi Phất, ở cõi Cực Lạc có ao bằng bảy báu và trong đó chưa đầy nước tám công đức. Nước tám công đức đó là nước: trong trẻo sạch sẽ, thanh tịnh mát mẻ, có vị ngon ngọt, nhẹ nhàng mềm mại, thuần nhị mượt mà, yên ổn điều hòa, uống vào thì trừ được vô lượng hoạn nạn. Và nước tám công đức đó chứa đầy trong ao. Ao trong cõi Cực Lạc đáy ao toàn là cát vàng Tiếp theo đoạn kinh miêu tả bốn bên hồ có những lối đi và được làm bởi kim, ngân, lưu ly, pha lê. Phía trên có lầu gác đều dùng châu báu như kim, ngân, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não trang trí.
Thất bảo trì ( 七寶池), hồ bảy báo. Trì ( 池). Dịch là hồ.
Bát công đức thủy ( 八功德水), nước tám công đức.
Sung mãn kỳ trung (充滿其中), tràn đầy bên ở trong.
Kim sa (金沙), đất bằng vàng.
Giai đạo (階道 ), đều là đường đi.
Lâu các (樓 閣 ), nhà lầu, gác.
Diệc dĩ ( 亦以), đều là, cũng là.
Nghiêm sức ( 嚴飾), trang trí đẹp.
Đoạn kinh thứ 5 :
1. 原文本
舍利弗。極樂國土,成就如是功德莊嚴。
又舍利弗。彼佛國土,常作天樂。黃金為地。晝夜六時,雨天曼陀羅華。其土眾生,常以清旦,各以衣祴盛眾妙華,供養他方十萬億佛,即以食時,還到本國,飯食經行。
2. Dịch âm
Xá Lợi Phất! Cực lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.
Hựu Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, hoàng kim vi địa, trú dạ lục thời, vũ thiên Mạn Đà La. Kỳ độ chúng sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y kích, thịnh chúng diệu hoa, cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạn thực kinh hành.
Xá Lợi Phất! Nước Cực Lạc đầy đủ những công đức trang nghiêm như thế.’’
3. Dịch nghĩa
Lại này Xá Lợi Phất, cõi nước Phật kia, thường trỗi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn Đà La cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãi y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.
Phật dạy thầy Xá Lợi Phất nước cực lạc có đầy đủ hạnh nguyện trang nghiêm như thế.
4. Chú giải
Ở nước cực lạc, có những con chim bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, và cọng mạng...Những con chim này thay phiên nhau hót, một ngày sáu lần (trú dạ lục thời). Đó là công phu sáu thời. Ngày xưa trong sự tu tập người ta chia một ngày làm sáu phần gọi trú dạ lục thời. Trú là ban ngày, dạ là ban đêm. Những con chim này biết rằng dân chúng mỗi ngày đều thực tập sáu thời cho nên bắt đầu mỗi thời là hót lên, và trong khi chim hót lên thì ta nghe được tiếng pháp trong đó.
Chúng sanh ở cõi cực lạc ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng vạt áo, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường vô số Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về cõi cực lạc để ăn cơm rồi kinh hành.
Xá Lợi Phất ( 舍利弗 ), thầy Xá Lợi Phất
Cực lạc quốc độ ( 極樂國土, ), đất nước cực lạc.
Thành tựu (成就), đạt được.
Như thị (如是), như vậy. Khẳng định sự trang nghiêm đã nói ở phần trên: ao báu, nước tám công đức, lầu gác, hoa sen v.v...
Công đức ( 功德), tích lũy được do làm các việc thiện.
Trang nghiêm ( 莊嚴), trang hoàng đẹp đẽ.
Thường tác (常作), luôn làm như thế.
Thiên nhạc (天樂), âm thanh của nhạc trời.
Hoàng kim vi địa (黃金為地), vàng ròng làm đất.
Từ khoá :
kinh a di đà dịch và chú giải
kinh a di đà
kinh a di đà bằng hình ảnh
đức phật a di đà
Ý kiến bạn đọc
TIN LIÊN QUAN
Đồng Hảo
Bài dịch rất dễ hiểu. Xin chân thành cám ơn phật tử Đồng An. Nguyện cầu Chư Phật , Chư Bồ Tát mười phương gia hộ cho phật tử Đồng An thân tâm an lạc, trí huệ sáng ngời để làm những việc tương tự như vậy. Nam Mô A Di Đà Phật.
Thích 4 Trả lời 2/27/2019 10:26:49 PM