Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Kính lễ Bồ-tát Quan Âm nuôi lớn tâm từ bi và hạnh từ bi của chính mình

Tác giả HT.Thích Trí Quảng
05:34 | 31/10/2021 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Càng kính lễ Bồ-tát Quan Âm, bước theo dấu chân Ngài, chúng ta càng nuôi lớn tâm từ bi, hạnh từ bi của chính mình.

chung_sinh_kho_nguyen_xin_cuu_kho.jpg

Đó thực sự là con đường truyền thông nối liền chúng ta và Bồ-tát Quan Âm trong Pháp giới, là nhịp cầu trợ giúp chúng ta tiếp nhận được năng lực siêu nhiên của Đức Quan Âm.

Vào thời kỳ mà cuộc sống của con người chưa biết đến văn minh, người phụ nữ sanh con đẻ cái được coi như làm công việc rất quan trọng; đó là tạo dựng nên sự sống của con người. Quan niệm cho rằng người mẹ tạo ra sự có mặt của con người trên cuộc đời này và người mẹ nuôi dưỡng, săn sóc cho “sinh linh mới” đó được sống còn, đã hầu như làm mờ nhạt vai trò của người cha.

Với sự hiểu biết non kém như vậy ở buổi sơ khai của loài người đã dẫn đến quan niệm rằng nguồn gốc sanh ra con người là phụ nữ và cũng từ suy nghĩ như vậy, mới xuất hiện tín ngưỡng tôn thờ các vị nữ thần.

Điển hình như Việt Nam có biểu tượng người mẹ Âu Cơ là thủy tổ của dân tộc ta, xuất thân từ một vị Tiên nữ giáng trần. Người Nhật Bản thì cho rằng thủy tổ của họ là nữ thần Mặt trời gọi là Thái dương thần nữ. Người Ấn Độ thì tôn thờ thần Vishnu cũng là nữ thần tạo ra sự sống của con người.

Từ quan niệm về sự hiện hữu một vị nữ thần sanh ra muôn loài, người ta hình dung thêm sự có mặt của nhiều vị nữ thần khác chi phối những sinh hoạt của con người trong đời sống hàng ngày như bà Hỏa, bà Thủy, bà Chớp… Tín ngưỡng nhân gian này trở nên khá phổ biến trong đời sống con người còn nhiều bất lực trước sự vận hành khắc nghiệt của thiên nhiên.

Đối trước tín ngưỡng nhân gian coi trọng những vị thần nữ như thế, các tôn giáo ra đời cũng dựa vào niềm tin này mà phát triển.

Riêng Phật giáo, các kinh điển cũng nhắc đến những vị thần, những vị Bồ-tát thuộc nữ giới cũng không phải ít. Đặc biệt có một vị Bồ-tát được mọi người kính ngưỡng nhiều nhất là Bồ-tát Quan Âm và kinh Pháp hoa đã dành riêng một phẩm nói về công hạnh của Đức Quan Âm.

Quyền năng của Bồ-tát Quan Âm theo Phật giáo vượt trên người phụ nữ bình thường. Và hơn thế nữa, Đức Quan Âm còn sử dụng được quyền năng vô tận của con người, không còn phân biệt nam nữ, già trẻ, địa vị xã hội. Vì đối với bất cứ yêu cầu nào của tất cả mọi người trên cuộc đời, Bồ-tát Quan Âm cũng hiện được thân tương ưng để cứu vớt, giúp đỡ họ vượt qua mọi tai nạn, hiểm nguy, hoặc thành tựu ước nguyện.

Hình ảnh Bồ-tát Quan Âm đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng đã trở thành biểu tượng được tôn thờ tuyệt đối từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Nhất là trong giai đoạn chiến tranh ở đất nước chúng ta, người dân luôn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, chết chóc, nên ở bất cứ nơi nào, rất nhiều nhà đã an vị, tôn thờ tượng Quan Âm; thậm chí, người ta còn dựng tượng Quan Âm lộ thiên ở nhiều nơi để mọi người đi qua có cơ hội trông thấy và cầu nguyện.

Như vậy, chúng ta thấy rõ từ quan niệm ban đầu về người phụ nữ sanh con, cho đến vị nữ thần sanh ra muôn loài, quan niệm này đã được nâng lên trong kinh Pháp hoa để giới thiệu cho chúng ta điều mới lạ và đúng đắn, đó là quyền năng của Bồ-tát Quan Âm phi thường, vượt lên trên mọi hình thức bên ngoài.

Thật vậy, tinh ba của đạo Phật đã thể hiện rõ nét khi đề xướng Phật tánh, hay chân tánh của con người, theo đó không có tướng nam nữ, không có tướng già trẻ, không có tướng sang hèn... Nói chung là không có hình thái cố định đối với người tu đắc đạo, vì họ đã giải thoát khỏi sự chi phối của định luật thiên nhiên và xã hội.

Với tâm trí sáng suốt, thấy đúng mọi việc, nên tùy theo yêu cầu của xã hội mà Bồ-tát xuất hiện với thân hình tương ưng thích hợp để thể hiện lòng từ bi, cứu nhân độ thế.

Đức Quan Âm chính là vị Bồ-tát tiêu biểu rõ nét tinh thần này qua 32 ứng hiện thân của ngài trên cuộc đời. Quan Âm có thể hiện thân cao quý nhất là Phật thân để khai ngộ cho những bậc đại nhân, hoặc ngài hiện thân Thanh văn thể hiện Tứ Thánh đế một cách siêu tuyệt để giúp người tu vượt qua được những vướng mắc của ngữ ngôn văn tự, tâm trí được lắng yên và lên bờ giác. Hoặc Ngài hiện thân người lãnh đạo anh minh, tài giỏi, giữ vững biên cương, làm cho dân chúng được an lạc; thậm chí Quan Âm còn xuất hiện thân tầm thường như trẻ con.

Tất cả hiện thân của Ngài chỉ để đáp ứng yêu cầu của mọi người ở mọi lãnh vực. Ngay cả với những mong ước rất đời thường của con người là sanh được con trai, hay con gái, ngài cũng sẵn lòng dang tay giúp đỡ, nhất là cứu người thoát khỏi những tai nạn hiểm nguy trong cuộc sống, được kinh Phổ môn ghi là “thất nạn nhị cầu”.

Hình ảnh người mẹ bình thường nâng lên hình ảnh Mẹ hiền Quan Âm đầy quyền năng để cứu giúp mọi người cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần Pháp hoa. Kinh Pháp hoa đã khẳng định rằng chỉ vì vô minh vọng kiến ngăn che mà con người làm suy yếu khả năng vô tận tiềm ẩn trong chính họ. Nếu diệt sạch vô minh, tâm trí sáng suốt hoàn toàn như Bồ-tát Quan Âm sẽ sử dụng được quyền năng phi thường giống như ngài.

Đối với hàng đệ tử Phật, Quan Âm Bồ-tát được tôn thờ, kính lễ vì Ngài có tâm từ bi bao la vô cùng và có đầy đủ quyền năng siêu phàm. Ngài dạo đi trong cảnh đời ô trược này để trải rộng tình thương cho muôn loài, cứu giúp mọi người vượt qua tai nạn hiểm nguy, hoặc đạt được sở nguyện như ý. Và quan trọng nhất là những ai một lần được Đức Quan Âm gia hộ thì cuộc đời họ sẽ từng bước phát triển tâm từ và làm lợi ích cho người. Đó chính là hình ảnh Bồ-tát Quan Âm cao quý mà chúng ta kính lễ, tôn thờ. Còn người phụ nữ bình thường không thể tự bảo vệ mình, làm sao đủ khả năng cứu người, dĩ nhiên không ai hướng tâm đến.

Từ biểu tượng Quan Âm có quyền năng vô hạn mà chúng ta kính ngưỡng, tôn thờ, trở lại thực tế cuộc sống, quan sát sinh hoạt xã hội, theo tôi, bất cứ người nào dù khoác áo hình thức nào, nhưng mang lại an vui cho đời và giúp đỡ người vượt qua những khó khăn hiểm nguy, thì đó chính là thị hiện của Bồ-tát Quan Âm. Nhìn người ở khía cạnh tốt đẹp như vậy, lòng chúng ta dễ dàng tùy hỷ với việc thiện dù nhỏ nhoi của người khác.

Và càng kính lễ Bồ-tát Quan Âm, bước theo dấu chân Ngài, chúng ta càng nuôi lớn tâm từ bi, hạnh từ bi của chính mình. Đó thực sự là con đường truyền thông nối liền chúng ta và Bồ-tát Quan Âm trong Pháp giới, là nhịp cầu trợ giúp chúng ta tiếp nhận được năng lực siêu nhiên của Đức Quan Âm. Nhờ sự gia bị của Ngài, chúng ta mới dễ dàng thành tựu những việc làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo, những việc thực khó khăn vượt ngoài khả năng và suy nghĩ của con người bình thường.

Hòa thượng Thích Trí Quảng/Báo Giác Ngộ

bồ tát quán âm tâm từ bi hạnh từ bi

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Bài Kinh Cày Ruộng và ứng dụng vào tu tập

Bài Kinh Cày Ruộng và ứng dụng vào tu tập

Vì sao trước khi nhập Niết Bàn, Phật không nhận cúng dường?

Vì sao trước khi nhập Niết Bàn, Phật không nhận cúng dường?

Bài kinh giảng cho Kevaṭṭa

Bài kinh giảng cho Kevaṭṭa

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phẩm một chú Lăng Nghiêm phạn ngữ viết theo mẫu Devanãgarĩ  và La tinh

Phẩm một chú Lăng Nghiêm phạn ngữ viết theo mẫu Devanãgarĩ và La tinh

Khi muốn làm người tốt thì nghiệp báo hiện, khi muốn thành Phật thì ma đến thử thách

Khi muốn làm người tốt thì nghiệp báo hiện, khi muốn thành Phật thì ma đến thử thách

Kinh Lão Ông Bần Cùng

Kinh Lão Ông Bần Cùng

Bài kinh giảng cho Girimānanda

Bài kinh giảng cho Girimānanda

Bài kinh Phật nói về quả báo cản trở việc cúng dường

Bài kinh Phật nói về quả báo cản trở việc cúng dường

Bài kinh Phật nói về 'đánh ghen'

Bài kinh Phật nói về 'đánh ghen'

Bài kinh về ngọn lửa  hay bài kinh về Phi-bạo-lực

Bài kinh về ngọn lửa hay bài kinh về Phi-bạo-lực

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1093738 s