Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Làm gì để phân biệt được giả sư - thật sư ?

Tác giả Minh Mẫn
06:04 | 14/09/2022 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hiện tượng giả sư xuất hiện thường xuyên, quần chúng không phân biệt. Trách nhiệm Chư Tăng phải giúp cho quần chúng hiểu thêm giáo lý cơ bản, giới luật của một tu sĩ.
Giả danh nhà sư đi khất thực trên phố: Có thể bị phạt tù đến chung thân
Trì bình khất thực: Làm sao để biết sư thật - sư giả
Ý nghĩa Khất thực của Hệ phái Khất Sĩ
Phải cấm giả sư, lợi dụng tôn giáo làm việc bất chính
Bắt băng giả sư chùa đi trộm xe máy


gia su lua dao theo dao cong giao (3).jpg

Thời đại nhiễu nhương hiện nay, thật giả khó phân nếu chỉ nhìn hiện tượng, hình thức bề ngoài.

Gần đây, cộng đồng mạng rộ tin người mặc áo nhà sư tự xưng ở tịnh thất Thiên Quang, gần núi Tung, Đồng Nai đến Giáo xứ “Mẹ Thiên Chúa”, Giáo hạt Hàm Tân, Giáo phận Phan Thiết than thở khó khăn, đồng thời xin cải đạo, được linh mục Nguyễn Công Hoàng ân cần đón tiếp, giúp đỡ.

Đón tiếp là việc giao tế của một tôn giáo đối với một vị khách ngoại đạo và giúp đỡ là lòng bác ái của một tôn giáo, không có gì phải đáng nói. Cái đáng nói hiện nay là chuyện người mặc đồ sư chưa biết thật hay giả.

gia su lua dao theo dao cong giao (1).jpg

Theo trang Facebook của Phật giáo Long Khánh thì người tự nhận ở tịnh thất Thiên Quang không có trong danh bộ tu sĩ, không sinh hoạt trong hệ thống Phật giáo hiện hành, không đăng ký cơ sở tự viện, nghĩa là Phật giáo Long Khánh không quản lý tịnh thất và người mặc áo sư đi xin gạo nói trên.

Qua những yếu tố này cũng chưa đủ kết luận đó là giả sư. Hiện nay có một số tu sĩ thuộc GHPGVN TN cũng không tham gia Giáo hội hiện hành, không chịu sự quản lý của cơ chế GHPGVN, họ vẫn là tu sĩ thật thụ.

Như vậy thế nào là một tu sĩ giả hiệu?

Tu sĩ thật sự phải am hiểu giáo luật, phải thông thuộc oai nghi tế hạnh, phải biết tàm quý (xấu hổ). Một tu sĩ chân chánh đủ bản chất của một chánh nhân quân tử Nho gia: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” thì việc thiếu đủ, no đói không còn là vấn đề, không có gì chi phối được nhà tu.

Xưa nay rất nhiều vị chân tu ẩn nơi thâm sơn cùng cốc làm gì có cái ăn cái mặc cho đầy đủ. Như vậy than vãn giữa xã hội vật chất chứng tỏ tâm còn tham cầu, làm sao gọi là “bần tiện bất năng di”? Cũng có clip từng cho thấy người này từng đánh gia chủ khi xin không cho.

Vấn đề oai nghi tế hạnh đã không có, ăn mặc luộm thuộm, hạ mình đến Tôn giáo khác xin ăn, phủ phục dưới chân cha xứ, để van xin chút vật phẩm, chứng tỏ chưa phải là nghười tu thật sự.

Người tu thật không để vật chất sai sử như thế, nên trong kệ hệ phái Khất sĩ nói về Thân có đoạn: 

Thân này chưa biết ra chi

Của kia lại có chắc gì mà ham

Bao nhiêu cho thỏa lòng tham

Càng thâu càng đắm, càng làm càng say

Tiếc cho tháng rộng năm dài

Chung quy hoang phí về tay đồng tiền

Được thua, thua được liền liền

Hả hê mới đó, ưu phiền đâu đây

Đem thân làm kẻ tội đày

Cho bao vật chất nó cai trị mình.

Trong  nhà Phật: “tri túc thường lạc”, bởi “tri túc, tiện túc, hà thời túc". Sống biết đủ thì hoàn cảnh nào cũng đủ, hà cớ vài bao gạo nuôi sống mãn đời? người mặc đồ tu chở gạo và quà ra về có ý mãn nguyện chứng tỏ không phải nhà tu đúng nghĩa của Phật giáo.

gia su lua dao theo dao cong giao (4).jpg

Tu sĩ chỉ sử dụng áo hậu vàng khi hành lễ. Người mặc áo vàng luộm thuộm vào giáo xứ xin ăn chứng tỏ không phải một tu sĩ thật thụ. Thủ thuật xin “cải đạo” nếu có là để kiếm ăn, vì người này cũng từng đến nhiều chùa than thở xin xỏ sau khi quần chúng địa phương biết rõ hành tung nên không ai giúp nữa. Cũng được chính quyền cảnh cáo nên chứng nào tật đó, phải đi  kiếm ăn xa địa bàn đang ở.

Qua vài yếu tố xác định đây không phải nhà sư thực thụ.

Trách nhiệm của Phật giáo? Cũng khó mà quy trách nhiệm cho Phật giáo khi tinh thần tự do, tự giác, không có giáo điều, không có chế tài, không thể xử phạt người không trực thuộc tổ chức Giáo hội.

Sắc phục nhà tu cũng không thể cấm khi họ tu tại gia hay tu ngoài tổ chức; tu tại tự kỷ. Nhà nước cũng không có quyền cấm đoán thuộc lãnh vực tôn giáo khi họ không vi phạm an ninh trật tự, tham gia chính trị chống phá chế độ. Đây là cái khó của Phật giáo mà các tôn giáo bạn không có.

Hiện tượng giả sư xuất hiện thường xuyên, quần chúng không phân biệt. Trách nhiệm Chư tăng phải giúp cho quần chúng hiểu thêm giáo lý cơ bản, giới luật của một tu sĩ. Nhất là luật nghi Khất sĩ mà Tổ Minh Đăng Quang đã truyền đạt. Cách quấn y, cầm bình bát, bước đi, tầm nhìn, thọ nhận của cúng dường…người dân sẽ phân biệt thiệt giả để khỏi bị lạm dụng mang tai tiếng cho Phật giáo.

Quần chúng Phật tử, hàng ngày đau đầu vì cơm áo gạo tiền, lại liên tiếp nghe nhiều tai tiếng mà các tôn giáo khác không thấy trên các trang mạng bêu rếu. Nội tình cũng làm cho Chư tăng não nuột, thượng bất chánh hạ tất loạn, nội bất an, ngoại bất chính.

Tuy một số rất nhỏ tham danh cầu lợi tạo bất hòa huynh đệ, làm cho bộ mặt Phật giáo méo mó, thì bộ mặt xã hội mang danh Phật giáo cũng dễ phát sanh mẫn cảm.

Chỉ mong mọi người bình tâm suy xét từ bản chất chứ không căn cứ trên hiện tượng đã xảy ra hàng ngày làm lung lay niềm tin.

13/9/2022

người xuất gia tàm quý công giáo việt nam cải đạo tịnh thất thiên quang khất thực tổ minh đăng quang hiện tượng giả sư giả sư lừa đảo giả sư giới luật tu sĩ

Ý kiến bạn đọc

Ngộ Tuấn Khai

Ngộ Tuấn Khai

"Một tu sĩ chân chánh đủ bản chất của một chánh nhân quân tử Nho gia" - xin lỗi tôi chưa hiểu ý tác giả ở đoạn này. Tu sĩ Phật giáo thì tại sao lại đưa ý chính nhân quân tử Nho giáo vào đây? Mong tác giả giải thích giúp

Thích   2    Trả lời   14/09/2022 7:21:35 SA

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bình giải về tập tục cúng sao hạn

Bình giải về tập tục cúng sao hạn

VTV - Cần phải có trách nhiệm vì tiếp tay cho Thiền tông Tân Diệu phá hoại chánh pháp

VTV - Cần phải có trách nhiệm vì tiếp tay cho Thiền tông Tân Diệu phá hoại chánh pháp

Vụ Thiền tông Tân Diệu: Một gió thổi bất tỉnh

Vụ Thiền tông Tân Diệu: Một gió thổi bất tỉnh

Tin nhắn Noel và trách nhiệm người Phật tử

Tin nhắn Noel và trách nhiệm người Phật tử

Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành

Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính không phù hợp với pháp luật hiện hành

Có nên nói đạo nào cũng là đạo ?

Có nên nói đạo nào cũng là đạo ?

Suy nghĩ về 'Thông tư quản lý tiền công đức'

Suy nghĩ về 'Thông tư quản lý tiền công đức'

Có thể ban hành cái gọi là

Có thể ban hành cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức" hay không?

Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

Nguyên nhân và ý nghĩa tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức

GHPGVN tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn

GHPGVN tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn

Bài viết xem nhiều

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Đại lão Hòa thượng Tinh Vân viên tịch

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Chùm ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,2697652 s