;
Mục lục
1. Người mất, ông bà tổ tiên
1.1 Ngạ quỷ quyến thuộc
1.1.1 Bà con quyến thuộc có khi vừa mới từ trần, tái sinh thành ngạ quỷ
1.1.2 Bà con quyến thuộc (ông bà tổ tiên) Có khi thọ thân ngả quỷ trong một thời gian dài
1.2 Ngạ quỷ ‘có thể’ không phải quyến thuộc
2. Những cách mang lại lợi ích cho ngạ quỷ quyến thuộc và không quyến thuộc và cho cả người thực hiện
2.1 Cúng dường và hồi hướng công đức cho ngạ quỷ
2.1.1 Cúng dường cho một tỷ kheo và hồi hướng công đức cho ngạ quỷ
2.1.2 Cúng dường cho chư tăng
2.1.3 Cúng dường cho tứ phương tăng
2.1.4 Cúng dường cho đức Phật và chư Tăng
2.1.5 Cúng dường Tăng Bảo hay thập phương Tăng
2.1.6 Cúng dường cho cư sỹ có đầy đủ lòng tin với Đức Phật
2.1.7 Cúng dường cho người tốt?
2.2 Cúng thí và tế đàn
3. Kết luận
4. Tài liệu tham khảo
Theo cái nhìn của nhà Phật, việc đốt vàng mã không có lợi ích cho người đã khuất (nếu có, thì rất hạn chế vì xuất phát từ ý niệm thiện lành nhưng chưa đúng pháp Phật của người thực hiện). Như vậy, ‘Làm thế nào để có lợi ích thật sự cho người mất, cho ông bà tổ tiên và cho cả người thực hiện (người sống)?” là vấn đề bài kết tập này tập trung mổ xẻ trên nền tảng giáo điển Nikàya (Pali tạng) trong sự liên hệ tương ưng với giáo pháp Đại Thừa của Phật Tổ, ngỏ hầu giúp quý Phật tử (bất bộ phái) có cái nhìn khách quan và đúng đắn, qua đó hành giả có thể tùy duyên ứng dụng hoặc thực hành, mang lại lợi ích cho người mất, ông bà tổ tiên vv, cho cả chính người thực hiện, và hơn thế nữa.
Tâm Tịnh (Mùa Vu Lan, Tân Sửu, 2021)