;
1. Dòng Tâm Thức
Theo văn học Phật Giáo thì có 3 từ ngữ đều được hiểu như là Tâm: Ý, Thức và Tâm. Tùy theo nội dung của giáo lý và nhu cầu xử dụng người ta dùng 3 từ này như một yếu tố nhận thức của tinh thần. Những cái ý tưởng suy lường ở trong đầu óc thì gọi là "Ý." Cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong, làm nhà kho cho ý tưởng có chổ dựa để nổi lên thì gọi "Thức." Cái bao hàm tất cả hai phần ý và thức thì gọi là "Tâm." Vì vậy 3 từ ngữ dùng chung với nhau rất chặc chẽ, đôi khi không để ý thì không phân biệt được. Ý, Thức và Tâm được cấu tạo tương tự như 3-D virtual intelligence trong future quantum technology/computers mà các khoa học gia đang nghiên cứu nhưng họ chưa hiểu được, trong khi đó Phật Giáo đả kiến được cái cấu trúc vi diệu đó hơn 2600 về trước. Tâm Thức, đôi khi được gọi tắt là Tâm, là danh từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (wisdom) và ý thức (consciousness,) thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng lẫn tâm thức là dòng ý thức. Tâm Thức bao gồm Trí Tuệ, Tâm Trí và Tiềm Thức. Muốn biết Tâm Thức theo quan niệm của Phật Giáo là gì thì trước hết cần hiểu rõ thế nào là Tịnh (Tĩnh) Thức. Thường tình mà nói, Tịnh (Tĩnh) là vắng lặng, Thức là Tâm Thức.
1.1. Tâm Thức hay Giác Thức
Trong ‘Tĩnh thức: Chánh niệm trong dòng Tâm thức,’ Phổ Nguyệt viết, mỗi lần nhìn một trần cảnh là có một thức qua sự ghi nhận của Tâm. Hiện thức ấy chỉ xuất hiện lúc ấy và dứt liền ngay, thức đó là chơn thức; qua một sát-na thức ấy lập lại mà ta xem như là còn lưu lại, đó là vọng thức chứ không phải là cái thức đầu tiên. Thấy một hình ảnh sau nhớ lại, ảnh thức sau là vọng là giả. Nếu cái hiện hữu ấy khi mới thấy liền biến mất ngay, nó sẽ hiện hữu (trong tàng thức) không bao giờ chấm dứt. Hiện tượng vô thường không phải đột biến, nó nối liền nhiều điểm li ti [digitals] của sát na biến diệt [on and off] liên tục. Những điều mà Phật gọi là vọng chấp mê lầm, với Thuyết Tánh không, chúng chỉ là những hiện tượng như huyển như mộng. Nhận thức mà ta gọi là cụ thể, được đi đôi với một tên gọi nào đó, không có tên gọi thì đối tượng không là gì cả. Đối tượng được đặt tên không phải là đối tượng trực quán của chân trí. Như thế đối tượng của tri thức không là gì khác hơn là giả tượng. Bản chất của tri thức đã được cấu tạo bằng nhiều giả tượng như thế - chỉ khi những giả tượng nầy bị hủy diệt, bản chất tri thức mới trở thành chân trí. Lúc ấy sự thể mới xuất hiện như là đối tượng hiện quán. Nói chung, Lục Căn (Nhãn Nhĩ Tỉ Thiệt Thân Ý) tiếp xúc với Lục Trần (sanh ra Lục Thức [Sắc Thinh Hương Vị Xúc Pháp]) hay gọi là Tâm Thức. Do ý trí tác động bởi các Căn Sanh ra Cảm Giác và Giác Thức (Perceive a sensation = perception.)
Nghiệp Thức như có hấp lực, lôi kéo thân khẩu ý chạy theo tâm viên ý mã của mình. Tâm Thức theo thời gian kết nạp. Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Tuy nhiên, gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi. Biến thể của chơn tâm là vọng tâm. Biến thể ấy gồm có 5 trạng thái:
-Hiểu biết chơn thật do tri thức, do suy luận, do kinh nghiệm là những tiêu chuẩn của chơn lý;
-Vô Minh là sự hiểu biết sai lầm, không phải thực trạng của Tâm;
-Vọng Ngữ là nói những điều để thoả mãn vọng tâm;
-Giấc ngũ thường sanh chiêm bao, là điều hư vọng không căn cứ. Mộng mị do vọng tâm hiện ra, những điều ấy là phản ảnh của sự ước muốn hay lo sợ;
-Trí nhớ là vọng tâm ghi lại những điều đã trải qua mà còn luyến ái hay sân hận, hậu qủa của khổ đau.
Do vậy, Tâm Thức không có Thực Thể, dòng Tâm Thức luôn luôn trôi chảy và vì Lục Thức sanh ra Lục Tặc hay Tâm Thức tạo ra Nghiệp Thức. Còn dính dáng với Tâm Thức là còn Nhân Duyên rối loạn, khổ đau trong Luân Hồi, sanh tử. Khi Căn tiếp xúc với Trần ngay niệm đầu sanh ra Chơn Thức. Chẳng hạn, mắt thấy biết, biết nầy là cái biết của Căn, giới hạn ở các Căn. Chơn Thức nầy cũng chỉ là Nhất Niệm Vô minh.
Nhận thức các cảm giác, ta có Giác Thức (Perceive a sensation to get a perception,) tức là sự nhận thức của các căn. Theo Nhị Nguyên Tính trong Nhất Nguyên Luận, Phổ Nguyệt, 2003: Chủ thể gồm có lục căn: nhãn nhĩ tĩ thiệt thân và ý. Lục căn là căn chủ yếu tiếp xúc đối tượng ngoài và trong tâm, là nguồn gốc, là nhân khi có điều kiện, gặp đối tượng, rồi sinh ra cảm giác. Lục căn kết hợp với lục trần, là đối tượng, là duyên để tạo ra cảm giác hay là Thức. Thức nầy do căn Ý Tác Động với đối tượng vừa sinh ra chơn Thức hay Cảm giác thì đồng thời Ý Tác Năng ý niệm hóa nên ta liền có Tri Giác hay gọi là Giác Thức. Tóm lại, Chủ Thể (Lục Căn,) Đối Tượng (Lục Trần) kết hợp nhờ Căn Ý (thường gọi là Ý Thức) mới sanh ra Lục Thức. Thức và Giác Thức còn gọi là Tâm Thức. Tâm Thức nầy được hình thành bởi Nhị Nguyên Tính của Chủ Thể và Khách Thể.
Vậy Tĩnh Thức là làm cho giác thức yên lặng, không động, không rung chuyển, tức là khi cảm giác được đối tượng và nhận thức (cái biết của căn) tên đối tượng liền xa lìa đối tượng đó ngay là ta có chơn thức, cũng gọi là chánh niệm. Chánh niệm vì thấy và nhận thức chỉ có đối tượng như chơn như thật đối tượng rõ ràng, ngoài đối tượng không còn gì nữa (tha tính không.) Nói rõ hơn là cảm giác đối tương, nhận thức đối tượng tại đó và lúc đó mà thôi (vô thời không) là ta tĩnh thức vậy.
Theo Bát Chánh Ðạo Chánh Niệm, Sammasati (p) — Samyaksmrti (skt) là một trong Tám Ngành Thánh Ðạo. Chánh Niệm là nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức. Chánh Niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp. Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm.”
Nơi thân tỉnh thức bằng cách thực tập, tập trung vào hơi thở bụng. Nơi cảm thọ tỉnh thức bằng cách quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính. Nơi những hoạt động của tâm tỉnh thức bằng cách xem coi tâm ta có chứa chấp dục vọng, sân hận, lừa dối, xao lãng, hay tập trung. Nơi vạn pháp tỉnh thức bằng cách quán sát bản chất vô thường của chúng từ sanh trụ dị diệt để tận diệt chấp trước, sân hận và luyến ái.
Còn nữa...