;
Tâm chí nhỏ thì nhìn thấy cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích
sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.
Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
Trong thiền môn, tâm chí cũng có nhỏ và lớn như vậy. Nhỏ thì mục đích đặt nơi giới phẩm đại đức, thượng tọa, hòa thượng…, hoặc nơi chức danh trụ trì, viện chủ, hội chủ (một giáo hội hay hội đoàn). Lớn thì mục tiêu là làm Phật, trước hết là tu tập hành trì, chứng ngộ chân lý để thoát ly sinh tử (sinh tử đại sự[1]), nguyện nhiều đời nhiều kiếp cho đến vô tận vị lai luôn hết lòng hoằng truyền Chánh Pháp, cứu khổ và hóa độ hằng hà sa số chúng sanh.
Làm trưởng tử của đức Phật thì tâm chí phải cao rộng, không thể thấp bé quẩn quanh nơi ngôi vị hay ngôi chùa. Thậm chí làm người phật-tử tại gia cũng cần học theo tâm chí như thế.
Tâm chí cao rộng thì trải cả thệ nguyện của mình đến vô cùng vị lai, bao trùm cả vô tận không gian. Nơi nào có thế giới khổ đau, có chúng sinh khổ đau, nơi đó xin nguyện có mặt để giáo hóa, không chỉ trong hiện tại mà đời đời kiếp kiếp tương lai.
Nói ra thì có vẻ như là điều không tưởng. Ít người tin là có thể thực hiện được, khi nhìn chung quanh, chỉ thấy đa số là những con người bình thường, tài năng giới hạn, đức độ khiếm khuyết… Có chăng thì là hàng bồ-tát mới thực hiện được.
Nhưng bồ-tát, thực ra không phải là những vị thần linh bay trên trời cao hay ở một cõi ngoài kiếp nhân sinh này. Một khi từ lòng thương cảm trước thống khổ thế gian, cất lên ước nguyện đem lại hạnh phúc an vui thực sự cho số đông, tức khởi phát bồ-đề nguyện, là có thể cất được bước chân đầu tiên trên bồ-đề hành. Nguyện lớn dẫn đường cho những phương tiện thiện xảo hóa độ chúng sanh.
Nghiệm thật kỹ sẽ thấy chung quanh có rất nhiều vị bồ-tát thường tiếp xúc chúng ta, thường nâng đỡ, giáo dục, khuyến hóa chúng ta vượt qua những khổ đau, kiếp nạn của đời thường. Bồ-tát sơ tâm thì giáo hóa nhỏ; đại bồ-tát thì giáo hóa lớn.
Giáo hóa lớn là trải cả sinh mệnh và tâm chí của mình cho việc hoằng truyền Chánh Pháp, cứu khổ chúng sinh; dù hư không có hao mòn hay có một giới hạn nào đó, thệ nguyện của tôi cũng vô cùng tận[2].
Chắp tay ngưỡng vọng những vị bồ-tát đã đến và đi, và sẽ trở lại thế gian thống khổ này để tiếp tục thực hiện con đường hóa độ dài xa vô tận.
California, ngày 22 tháng 11 năm 2023
Vĩnh Hảo
[1] Chỉ có sinh-tử là việc lớn, tức là phải thoát ly cõi luân hồi sinh-tử.
[2] “Hư không hữu tận, ngã nguyện vô cùng 虛空有盡,我願無窮” – Hư không dù có giới hạn thì nguyện của tôi cũng không cùng tận – trong bài sám Quy Mạng, là một cách diễn đạt khác của Thiền sư Di Sơn Kiểu Nhiên (730 – 799) về thề nguyện vô tận của hàng Bồ-tát đối với Chánh Pháp cũng như đối với việc độ sinh, qua văn phát nguyện của ngài A-nan trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong/Thước-ca-ra tâm vô động chuyển” 舜若多性可銷亡 爍迦囉心無動轉 – Tánh hư không dù có thể tiêu vong, tâm kiên cố cũng không động chuyển (Tiếng Phạn: Thuấn-nhã-đa phiên âm từ chữ śūnya, tức là hư không, tính không; Thước-ca-ra phiên âm của chữ Vajra, nghĩa là kim cương, hay sấm sét – dùng trong câu này là nói tính chất kiên cố, sắc bén có thể chặt đứt vật khác nhưng không thể bị phá hủy của kim cương để nói tâm nguyện bất hoại đối với Chánh Pháp).
Infinite Vows
A narrow heart perceives life in terms of a hundred years and the meaning of life in terms of family, community, religion, and nation. A large heart seeks to serve people and the world now and for many decades or centuries to come.
Narrow or large depends on the bounds of space and time. Small or huge goals are established to benefit the individual or the majority. However, whether in the short or long term, education is an unavoidable path in human life. Buddhism’s path in this life is also one of education; the Zen term for this is teaching, reforming, and spreading the Dharma.
There are both small-minded and big-minded people in the Zen tradition. If the mind is little, the purpose is established in the ranks of the reverends, venerables, most venerables, and so on, or in the position of abbot, institute head, or association leader (of united church or association). While the goal of the big-minded individual is to become Buddha, the first step is to practice and uphold the truth in order to break free from the cycle of birth and death (the great matter of birth and death[1]), vowing for many lives, many rebirths, and an infinite future, always wholeheartedly spreading the Dharma, reducing suffering, and transforming countless sentient beings.
As the Buddha’s eldest child, the heart must be high and broad, not tiny and confined to a position or a temple. Even as a lay Buddhist, one should cultivate such a heart.
A broad and noble heart thus expands one’s complete vows to the boundless future, covering infinite space. Please promise to be present to educate wherever there is a world of suffering, anywhere there are suffering beings, not only in the present but also for future generations and lives.
It may appear to be an impossible thing to say. Few believe it is possible; most see ordinary people with limited talents and faulty qualities… If anyone can do it, they must be the Bodhisattvas.
However, Bodhisattvas are neither gods floating high in the sky nor from a realm beyond our human lives. Once one makes the commitment to bring true happiness and serenity to the majority out of compassion for the world’s suffering, thus commencing the Bodhisattva vow, one can take the first step on the Bodhisattva path. Great pledges pave the way for skilled methods of transforming sentient beings.
Many Bodhisattvas surround us, often supporting, educating, and encouraging us to overcome the sorrows and disasters of everyday life. Small-hearted Bodhisattvas teach on a small scale, whereas powerful Bodhisattvas teach on a huge scale.
Excellent instruction is to devote one’s entire life and heart to propagating the Right Dharma and healing suffering beings; even if the void erodes or has a limit, my pledge is endless[2].
With our hands in prayer, we hope that the Bodhisattvas who have come and gone will return to this planet of suffering so that they might continue on their path of endless transformation.
California, November 22, 2023
Vinh Hao
[1] Only birth and death are a great matter; one must escape the cycle of birth and death.
[2] “Even if the void has a limit, my vow is also without end” – another expression by Zen Master Di Son Kyu Nien (730 – 799) about the infinite vow of the Bodhisattvas towards the Dharma as well as towards the work of transforming beings, through the vow of Ananda in the Shurangama Sutra: “Śūnyatā may perish, Vajra’s heart does not waver” – The nature of voidness may perish, but the persistent heart does not waver (Sanskrit: Śūnyatā transliteration from the word śūnya, meaning void, nothingness; Vajra transliteration meaning diamond or thunderbolt – used in this sentence to describe the challenging, sharp nature that can cut other objects but cannot be destroyed itself to talk about the indestructible vow towards the Dharma).