;
Hôm nay chúng ta học đề tài Nhất Thiết Trí
tức Giải Thoát Trí
Kính thưa Chư Vị
Kinh Pháp Hoa là một
bộ Kinh Đại Thừa rất là thù thắng , chỉ thẳng cho hành giả thấy cái Tâm của mình
và cũng chỉ cho hành giả tu tập để làm sao cho cái Tâm nó được trưởng dưỡng đưa tới chỗ thành công rốt ráo . Mở đầu thì
Kinh nói rằng Chư Phật ba đời đều thị hiện ra có một mục đích duy nhất , đó là
tỏ ngộ Tri Kiến Phật , tức là nói cho chúng sanh biết là cái điều của Phật biết . Thế thì cái điều Phật
biết là gì ? và tại sao Chư Phật cứ xuống để nói cho chúng sanh nghe hoài mà chúng
sanh không hiểu ? Thế thì cái điều Phật biết là những cái Tâm của chúng sanh và
cái Tâm của Phật giống như nhau .
Tánh Giác ở nơi Phật
và Tánh Giác ở nơi chúng sanh đều giống nhau . Ở đây chúng tôi nói giống thôi ,
tức là nói về cái Thể chứ không phải giống ở cái Tánh , tại vì Tánh Giác ở nơi Phật
khác với Tánh Giác ở nơi chúng sanh . Giống là cùng một Thể , nhưng mà nó khác
, giống như Quí Vị có vàng , nhưng khi chế biến thành ra đồ trang sức thì có cái
nầy đẹp hơn cái kia chứ ? tuy vậy bản chất nó vẫn là vàng . Đấy , cái bí mật ,
cái Diệu Tâm và Chơn Tâm ở ngay chỗ nầy .
Chơn Tâm thì bình đẳng
, Diệu Tâm thì sai biệt , có khác , tại vì các đồ nữ trang , với bàn tay của người
thợ kim hoàn thì nó sẽ khác hình dáng , khác cái mức độ sang trọng , khác cái
kiểu cách . Tới đây chắc Quí Vị nắm rõ rồi chứ ? Thế thì giữa cái Chơn Tâm và cái
Diệu Tâm khác nhau chỗ đó . Chơn Tâm thì bình đẳng giống nhau . Phật và chúng
sanh giống nhau ở Tánh Giác , nhưng khi nói đến Diệu Tâm thì biến hóa vô lượng
. Đối với Chư Phật thì nhiều kiểu biến hóa . Ở trong phẩm Phổ Hiền thì có nói rất
rõ : Tùy theo căn cơ chúng sanh mà thị hiện để hóa độ chúng sanh , cho nên Chư
Phật tùy theo căn cơ chúng sanh mà hiện ra như thế nầy , hiện ra như thế kia .
Đối với chúng sanh
thì không hiện ra như thế được , nó như thế nào thì như thế ấy , nó chết cứng à
, không thay đổi . Tại sao thế ? Tại vì Tâm chúng sanh đều có chấp , có chấp thì
đều có dính mắc , mà dính mắc thì khó làm lay chuyển vì nó cứng ngắt , giống như
núi Tu Di . Con người ta khi chấp thì giống như núi Tu Di , chấp cái gì là chấp
cứng ngắt ở đó không thay đổi được . Nói sanh là sanh , tử là tử , chấp rất là
cứng ngắt . Nói tu đi , tu rồi sẽ chứng đắc Tu đà hoàn , Tư đà hàm , A na hàm , A la Hán . Cứ như thế
mà tu . Tu hoài nó không thành , cũng không biết là tại sao nó không thành . Ngày
hôm nay tôi trình bày với Quí Vị Kinh Diệu Pháp Liên Hoa để cho Quí Vị thấy Đức
Thế Tôn , Ngài rất từ bi , Ngài nói rằng : Tâm chúng sanh và Tâm Phật bình đẳng
, Tánh Giác giống như nhau nhưng tại sao những cái mưa pháp của Đức Thế Tôn thì
lại có người hấp thụ kiểu nầy , người lại hấp thụ kiểu khác ? Không ai giống ai
hết . Có người thì Đức Thế Tôn phải răn đe thì nó mới thành tựu , có người Đức
Thế Tôn chỉ cần giơ ngón tay lên là đã thành tựu . Ở trong Đạo Tràng , Đại Chúng đang đông đảo ,
Đức Thế Tôn cầm cái Hoa Sen giơ lên , Đại Chúng đều ngơ ngác , chỉ riêng có Ngài
Đại Ca Diếp nhìn Đức Phật mỉm cười và Đức Phật ngay lúc ấy biết Ngài Đại Ca Diếp
đã ngộ , cho nên truyền Y Bát lại cho Ngài Đại Ca Diếp .
Chư Phật , Chư Tổ ,
Chư Thánh Tăng , các Ngài có nói đâu , các Ngài chỉ nhìn nhau là hiểu rồi , Tâm
nó thông Tâm , Tâm ấy là Tâm gì ? Ấy là Tâm Nhất Thiết Trí là cái Trí biết rốt
ráo , có một Thể thôi , biết rốt ráo rõ ràng không có sai biệt . cái Biết ấy không
phải do căn trần thức , nó không phải do lục căn lục trần và lục thức . Cái biết của lục thức là cái biết
do căn và trần . Thí dụ như con mắt nhìn thấy cảnh vật gì đó thì lập tức biết cảnh
vật ấy là buồn là vui là mưa là nắng . Nhì thấy con chó đi ngoài đường là biết
ngay con đó là con chó , không thể lầm lẫn nói con chó là con người , thấy hai
chân biết ngay là con người , cũng không thể lầm lẫn con người với con chó . Cái
biết của cái thức do căn trần giao thoa , cho nên đưa ra cái nhận định , tạm gọi
là cái biết của cái thức . Nhưng kính thưa Chư Vị cái biết ấy có phải thực sự là
cái biết đúng đắng không ? Cái thức là những cái được huân tập từ nhỏ tới lớn .
Mới mở mắt chào đời bố mẹ dạy cái nầy là gì , cái kia là gì và nghe tiếng nói rồi
bắt đầu đi vào cái đầu nó , tức là căn trần nó giao thoa , năm căn với thêm cái
ý nữa là sáu , sáu căn giao thoa với sáu trần thì sinh ra sáu thức
Con mắt nhìn thấy ,
nó ghi nhận vào trong cái thức , cho nên Quí Vị thấy đứa nhỏ nó học cái gì , nhất
là ngôn ngữ nó học rất là nhanh . Tại vì trong đầu nó không có cái gì để nhận ,
cho nên nó ghi nhận rất là nhanh . Có cần dạy nó tiếng Anh đâu mà khi sanh ở bên
những xứ nói tiếng Anh thì nó nói tiếng Anh sỏi thôi . Nếu nó sanh ở bên Pháp
thì nó nói tiếng Pháp rất là sỏi . Hai , ba tuổi mà nếu nó ở nước Việt
Kính thưa Chư Vị , Ở
trong cái Đạo Tràng nầy , chúng ta có cái khẩu quyết chơn ngôn : duyên sanh thì
như huyễn , tức là không thực . Cái biết ấy là cái biết giả dối không thực và
chúng ta cứ chấp rằng cái biết ấy là cái biết thực ! Cho nên chúng ta sanh tử
luân hồi trong ba cõi sáu đường là cái chỗ nầy . Ở trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức
Thế Tôn nói rất rõ : Tu hành mà không thấy Tánh thì giống như lấy cát sỏi mà
mong nấu thành cơm .
Quí Vị bố thí , in
Kinh , tụng Kinh , Quí Vị làm điều thiện , bố thí thì kiếp sau giàu có , in kinh thì kiếp sau
thông minh , giảng Kinh thì có tài biện luận , tụng Kinh thì mở miệng ra nói thì người ta ưa thích . Làm cái
gì cũng đều có nhân quả hết , thưa Chư Vị , chắc chắn là như vậy . Cái đó là
nguyên tắc của vũ trụ , không cần biết là Đạo Hồi , Đạo Phật hay là Đạo Thiên
Chúa Giáo , hễ có nhân thì có quả . Làm điều thiện thì gặp thiện , làm điều ác
thì gặp quả báo ác . cái đó không phải chỉ ở trong Đạo Phật đâu , cái đó là qui
luật của vũ trụ , bất chấp là người đó theo Đạo nào . Cứ có nhân là có quả thôi
, rất là rõ ràng . Thế thì nhân nào thì quả nấy .
Nhất Thiết Trí , là
cái Trí không lệ thuộc nơi căn trần . Nó là cái Biết rốt ráo , cái Biết đó không
bị ảnh hưởng bởi căn trần . Ngài Lục Tổ Huệ Năng đang đi bán củi nuôi mẹ , gánh
củi xuống chợ thì nghe người ta tụng câu : Ưng Vô Sở TRụ Nhi Sanh Kỳ Tâm . Ngài
Lục Tổ Huệ Năng hoát nhiên ngộ ra , Ngài về nói với Mẹ và xin đi tu , lên gặp
Ngũ Tổ . Trong Kinh Kim Cang ở đoạn : Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm thì thật ra
Đức Thế Tôn đối thoại với Ngài Tu Bồ Đề . Đức Thế Tôn nói với Ngài Tu Bồ Đề như
thế nầy : Không trú nơi sắc mà sanh Tâm , không trú nơi hương mà sanh Tâm , không
trú nơi vị mà sanh Tâm thì gọi là ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ Tâm . Tức là không
vường mắc vào sắc thinh hương vị xúc là Tâm , tức là không vướng mắc vào sáu căn
và không vướng mắc vào cái thức vì cái thức , nó đã được huân sanh từ nhỏ tới lớn
. Chỗ đó Quí Vị cứ tưởng tượng xem lúc mới sanh ra , hai ba tuổi , đưa cái bông
hồng lên nói với con : đây là cái bông hồng , cái nó dạ : bông hồng . Lớn lên nó
đi học ở trong trường , nó học mẫu giáo , trung học , đi chơi với bạn , thầy giáo
, cô giáo đều nói đó là bông hồng . Nó dạ : bông hồng . Và mấy chục năm luôn nói
cái bông ấy là bông hồng , rồi nó trở thành cái thức , tức là cái biết có nhồi
sọ . Rồi sau nầy tự nhiên nó thấy cái bông hồng , lập tức thông tin ổ cứng nằm
trong đầu nó , trong não , gọi là trung khu lưu trữ lập tức nó phát ra và nó bảo
cho người đó , cái đó là cái bông hồng . Tại vì nó bị nhồi sọ từ nhỏ tới lớn rồi
. Cho nên nó nhận ra và nó đối chiếu với dữ liệu thông tin trữ trong kho của nó
, và nó thấy đúng như vậy , đó là cái bông hồng . Phải không Quí vị ?
Nhưng thực sự cái bông
hồng có phải là cái bông hồng không ? Ở Việt Nam Quí Vị lên vùng Thượng kiếm mấy
người Ra đê , Quí Vị hỏi nó bông gì , nó nói cho Quí Vị nghe . Tại vì nó đâu có
khái niệm về bông hồng . Từ nhỏ tới lớn nó được giáo dục nhồi sọ bằng cách khác
. Trong thơ văn thì bông hồng tượng trưng cho tình yêu , trai gái 17,18 tuổi bông
hồng trao cho nhau hàm ý : anh yêu em hay em yêu anh . Đấy , cái nầy mới quan
trọng , vạn pháp đều do Tâm tạo , bông hồng tự nhiên có linh hồn . Nói như vậy để
cho Quí Vị biết Kinh Điển Đức Thế Tôn để lại 2500 năm có ai dám bảo đảm là nó
không sai biệt không ? Có ai dám bảo đảm là nó không có nhồi sọ không ? Có ai dám
nói 2500 năm rồi người ta vẫn hiểu những lời dạy của Đức Thế Tôn giống như là cái
ý của Ngài không ? Có ai dám nói điều đó không ? Vào thời Đức Thế Tôn còn đang
sống , Ngài giúp cho hành giả quán Tứ Niệm Xứ . Ngài nói quán thân bất tịnh ,
quán như vậy để nhàm chán cái thân , đừng có yêu thích nó , đừng có vướng mắc nó
. Không còn vướng mắc thân , xả ly nó thì mới tu được . Ngồi thiền sẽ được an lạc
. Quán Tứ Niệm Xứ , đầu tiên Ngài nói quán thân bất tịnh thì mấy Ông Tăng thời đó
nghe lời Đức Phật đi vào rừng quán , quán thấy có kết quả thân là bất tịnh , nhơ
uế , là cái thùng phân biết đi , là cái thùng nước tiểu biết đi . Thấy vậy sợ hãi
quá , nhàm chán cái thân xác , rồi muốn đi tự sát , mướn mấy Ông Đại Đức Tăng cắt đầu nói : bây
giờ tôi cho ông cái bình bát , y bát của tôi , Đức Thế Tôn dạy quán thân bất tịnh
, bây giờ tôi quán thấy đúng như vậy nên tôi nhàm chán . Thế là mấy ông kia chặt
đầu mấy ông tăng để lấy bình bát và nghĩ rằng mình đang làm ơn cho người ta ,
chớ không nghĩ rằng đang phạm giới sát . Câu chuyện đó trong Kinh Nikaya nói rất
rõ . Thế thì có cái gì bảo đảm 2500 năm sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt , ngày hôm
nay lời dạy của Đức Thế Tôn , lời dạy của Cha Lành nhân loại được hiểu một cách
đúng đắn không ?
Ở bài Kinh Kalama Đức
Thế Tôn nói : xem trong cuộc sống nếu có lợi lạc , thăng hoa trong kết quả và lợi
lạc trên con đường tu học , cái đó là chân lý , không có thì vứt nó đi . Ngay cả
cái điều mà người ta nói đó là Đức Phật nói cũng đừng tin vội . Ấy rõ ràng như
vậy . Thế là Nhất Thiết Trí tức là cái Biết rốt ráo , cái Biết không lệ thuộc nơi
thinh trần , không lệ thuộc nơi sắc thanh hương , thì cái Biết ấy gọi là cái Biết
rỗng rang , cái Biết rốt ráo , cái Biết chính xác . Cái Biết đó nó nằm ở đâu ?
Học được không ? Ta đi tu học , học cái Biết đó được không Chư Vị ? Nếu học được
thì cái Biết đó ở bên ngoài . Còn cái Biết đó nó ở bên trong , đem bên ngoài vào
bên trong là sao đây Chư Vị ? Đi sai đường . Ở trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm , khi
Ngài A Nan ngộ nạn Ma đăng già , Ngài gặp Đức Thế Tôn quì xuống khóc . Đức Thế
Tôn hỏi lý do gì Ông đi tu ? Con đi tu vì con mắt con thấy Đức Thế Tôn có 32 tướng
tốt , 80 vẻ đẹp , nên con khởi Tâm ưa thích mà đi tu . Đức Thế Tôn mới hỏi : Ông
lấy cái gì để thấy ? Tâm ưa thích nó nằm ở đâu ? Ngài A Nan bảy lần đều không
trả lời được , lúc nói nằm trong nằm ngoài , bị Đức Thế Tôn vặn vẹo mà không trả
lời được . Ông A Nan nói sai hết , không biết cái Tâm nó ở đâu . tự nhiên sanh
hay hòa hợp sanh đều nói trật hết . Ngài A Nan là bậc đa văn mà còn không thấy được
con mắt ở đâu , dùng cái gì để thấy và cái Tâm ở chỗ nào ? Đức Thế Tôn nói Ông
thấy 32 tướng tốt , lấy cái gì để thấy ? Quí Vị lấy con mắt để thấy phải không
? Đấy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Thế Tôn hỏi Ngài A Nan mà Ngài A Nan trả lời
7 lần đều sai .
Chúng ta cũng thế , nếu chúng ta nói con mắt
thấy thì người chết con mắt còn sờ sờ đó
sao nó không thấy . Người chết con mắt còn y nguyên mà nó không thấy . Cho nên
cái mà chúng ta tưởng là chúng ta biết ở sáu căn là sai lầm. Thí dụ con mắt nhìn
thấy vật , ghi nhận vào trung khu thị giác thần kinh trên não rồi nghĩ rằng mình
biết . Mỗi một cơ năng nó đều có một trung khu để nó trữ dữ liệu ở trên não .
Thí dụ con mắt thì có trung khu thị giác thần kinh nó lưu trữ các thông tin ở
trên đó . Các nhà bác học cũng như các bác sĩ nổi tiếng ở bên Nhật họ đã chứng minh , nếu lấy
kim châm phong tỏa khu trung tâm thị giác thần kinh đấy , không cho nó liên hệ
tới con mắt thì Quí Vị có con mắt cũng như mù , không phân biệt được cái gì ở
trước mắt mình . Có mà không phân biệt được . Thấy rất rõ ràng mà không biết nó
là cái gì . Tại sao thế ? Tại vì cái khu lưu trữ các tín hiệu từ nhỏ tới lớn ở
trên não nó bị phong tỏa . Ông Bác sĩ lấy
cây kim cắm ngay dây thần kinh không cho nó liên hệ tới con mắt nữa thì con mắt
vẫn có chức năng thấy nhưng không nhận diện được cái gì , cái vật trước mắt mình
là cái thứ gì . Lý do tại sao ? Tại vì cái mà nó đem thông tin vào ở trung khu
thần kinh thị giác bị phong tỏa rồi , tức là cái mà chúng ta bị nhồi sọ từ nhỏ
tới lớn , mấy cái thứ đó đã bị phong tỏa rồi , thì chúng ta lạc vào thế giới không
còn nhận diện ra những thứ đó nữa .
Cái biết mà có điều
kiện theo căn trần thì cái biết đó gọi là thức , là giả . Cái Biết không lệ thuộc
nơi căn trần , tự nhiên mà Biết cái đó gọi là cái Biết rốt ráo , gọi là Tánh Giác
. Ở trong Kinh Pháp Hoa , mở đầu nói rất rõ : Chư Phật ba đời thị hiện ra đều có
một mục đích là tỏ ngộ Tri Kiến Phật cho chúng sanh , có nghĩa là Chư Phật ba đời
mười phương đều thị hiện ra chỉ có một mục đích làm 1ợi cho chúng sanh biết những
cái điều mà Phật biết . Thế cái điều Phật biết là gì ? Điều Phật biết là Nhất
Thiết Trí có nghĩa là những cái Biết rốt ráo , chỉ có một chớ không có hai ,
nghĩa là Chân Lý . Chân Lý thì Bất Nhị . Phải không Chư Vị ? Có khi nào Chân lý
có hai không , Chân lý có một thôi . Thí dụ : lửa thì nóng , thò tay vào lửa thì
phổng , rõ ràng như thế là chân lý , không thể nào nói lửa thì nó mát , thò tay
vào lửa không thể là êm ái . Quí Vị thử đi . Ở Bắc
Thế thì cái Nhất
Thiết Trí , tức là Chân lý rốt ráo , Tánh Biết tự nhiên của con người , mới
sinh ra nó đã biết rồi , nhưng mà nó bị nhồi sọ , cảnh nó nhồi sọ qua huân tập
, cái đó chúng ta gọi là nghiệp , lập đi lập lại nhiều lần vào tận Tâm thức , cái
đó gọi là nghiệp . Thực sự ra nghiệp là duyên sanh . Nó vì có cái cảnh , vì có
sự huân tập , tức là có cái nầy sinh ra cái kia . Đức Thế Tôn đã nói rất rõ vì
cái nầy mà sanh ra cái kia thì cái ấy là duyên sanh . Đức Thế Tôn đã dạy rất rõ
luôn : Vạn pháp do duyên sanh , vạn pháp do duyên diệt . Hồi xưa lúc Ngài Xá Lợi
Phất mới có 16 tuổi đi tầm Đạo , Ngài bước vào rừng Ngài thấy Tỳ kheo Mã Tịnh đi
một mình mà thong dong tự tại , rất là an lạc . Ngài mới hỏi : Ông tu pháp môn
nào mà lại tự tại như thế ? Và Đức Bổn Sư của Ông là ai ? Thế thì Tỳ kheo Mã Tịnh
mới nói : Vạn pháp do duyên sinh , Vạn pháp do duyên diệt , Đức Bổn Sư của tôi
vẫn thường nói như thế . Nghe có mấy câu đó thôi , lập tức Ngài Xá Lợi Phất bước
vào dòng Thánh . Quí Vị thấy kinh khủng không ? Hai tháng sau Xá Lợi Phất đứng đằng
sau lưng Phật hầu Phật tham gia cuộc đối thoại giữa Phạm Chí Trường Chảo và Đức Phật , Ngài chứng đắc A La Hán .
Phạm Chí Trường Chảo
nói cái gì ? Phạm Chí Trường Chảo là cậu của Ngài Xá lọi Phất , gặp Đức Thế Tôn
hỏi một câu : Nầy Cù Đàm , kẻ không thọ các pháp thì Ông nghĩ sao ? Trong Đạo
Tràng theo kịp không ? Đức Thế Tôn Ngài rất từ bi , Ngài thấy Ông nầy mắc cái bệnh
, cho nên Ngài mới hỏi lại : Nhưng kẻ ấy có thọ cái chấp rằng mình không thọ các
Pháp hay không ? Tức là nói ta buông nhưng thật sự ta còn có cái kiến chấp rằng
ta đã buông . Tại sao thế ? Tại vì Ông Phạm Chí Trường Chảo nói kẻ ấy không thọ
các pháp , tức là có cái pháp không thọ , cho nên chuyện không thọ các pháp , là
dính mắc cái tôi và cái pháp không thọ . Thế thì cũng như không , huề vốn . Phải không Quí Vị ?
Chẳng được lợi lạc gì . Cho nên Đức Thế Tôn nói : Nhưng kẻ ấy có chắc là mình
không thọ cái kiến chấp rằng mình không thọ các pháp hay không ? Đấy , buông ,
nhưng mà còn tưởng mình đã buông thì cũng chưa rốt ráo . Tại vì chưa có cái gì đâu
để mà buông , chấp vào cái ý tưởng đó . Ông Phạm Chí Trường Chảo nghe như vậy tức
là biết ngay mình đã có lỗi , giống như con chiến mã thấy bóng roi là đi đúng đường
ngay , Ông quì xuống đảnh lễ Đức Thế Tôn mới nói : nếu kẻ ấy cũng không thọ cái
kiến chấp rằng mình đã không thọ các pháp
thì Ngài Cù Đàm nghĩ sao ? Đức Thế Tôn mới nói : thì nhơn ngã bình đẳng , cớ gì
ngươi đến đây ngã mạn . Như vậy thì nhơn ngã bằng nhau , hà cớ gì lại đây cống
cao ngã mạn . Nghe vậy Ngài Xá Lợi Phất đứng
sau lưng Phật , liền chứng đắc A La Hán . Ngài Phạm Chí Trường Chảo nghe câu đó
thì bước vào dòng Thánh .
Thế thì nó mầu
nhiệm chỗ nào đây Chư Vị ? Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói rất rõ : Ví như dược thảo mọc ở trong núi
non , khe sâu , ruộng đất , trong rừng rậm
. Mây đầy bủa giăng trùm khắp Tam Thiên Đại
Thiên , mưa xuống khắp nơi nhuần thấm cây cối , suối lùm , rừng bụi , các cõi , không chấp cây lớn cây nhỏ đều
được hưởng nước mưa . Một trận mưa tuông xuống , cho mỗi loài cây cỏ được sinh trưởng đơm hoa . Mưa thì chỉ
có một vị , một trận mưa thì chỉ có một loại nước mưa thôi , nhưng tại sao cây
cỏ hấp thụ sai khác ? Có cây là cổ thụ , có cây là cây cỏ , tại sao thế ? Nhất
Thiết Trí là Trí bình đẳng . Thế tại sao lại có cây cỏ , cây cổ thụ ? Không lẽ Đức
Thế Tôn là Vua Pháp , lại không bình đẳng . Cho nên ở trong Kinh Pháp Hoa mới
nói là Đức Như Lai xem xét các căn lành tinh tấn hay giải đãi của chúng sanh ,
vừa sức chúng nó kham được và vì chúng nó nói pháp . Chủng loại nhiều vô lượng
, tức là tùy căn cơ của chúng sanh , sức của nó tới đâu thì nói tới đó để làm
sao cho nó được lợi lạc .
Mặc dù pháp thì chỉ
có một vị thôi , nước mưa đều giống nhau hết , nhưng vì căn cơ của chúng sanh ,
cho nên phải chia làm nhiều thứ cho thích hợp thôi . Pháp của Phật là Nhất Thiết
Trí , tức là nhìn rõ Thực Tướng của các pháp y như vậy và pháp của Phật chỉ có
một vị , đó là vị giải thoát . Giải thoát cái gì ? Giải thoát ra khỏi tham sân
si , nhưng tại sao ở trong Đạo Phật lại có muôn vàn hình tướng khác nhau , vì căn
cơ chúng sanh không đồng đều . Đi sang Miến Điện chúng ta có Nguyên Thủy hay là
Nam Tông . Rồi đi xuống Thái Lan là Nam Tông . Đi theo đường sông sang Trung quốc , vì văn hóa của Truing quốc
, cho nên có Bắc Tông . Tất cả Tông nào cũng chỉ đưa tới vị duy nhất , đó là Nhất
Thiết Trí , tức là cái Trí không phân biệt , cái Trí đó đưa tới giải thoát , giúp
cho người hành giả giải thoát . Giải thoát cái gì đây Chư Vị ? Giải thoát rốt ráo
nghĩa là không vướng mắc vào pháp nào cả
. Ở trong cuộc đối thoại giữa Ngài Phạm Chí Trường Chảo và Đức Thế Tôn :
ngay cả những kiến chấp , Đức Thế Tôn cũng khuyên người hành giả nên bỏ đi cái
chấp rằng mình đã buông , hãy bỏ đi vì nếu có cảm thọ thì bị kẹt .
Ở trong Kinh Phạm Võng
, Đức Thế Tôn sau khi được 62 vị biện luận
đại tài đưa ra 62 cái luận thuyết về vũ trụ về con người đủ các thứ . Khi người
ta hỏi Đức Thế Tôn về 62 cái luận thuyết đại tài nầy , Đức Thế Tôn nói : Ví như
lưới Phạm võng , người hành giả có nói cao siêu cách mấy cũng không chui ra khỏi
cái lưới Phạm Võng . Tại sao ? Tại vì các Ông ấy đều cảm thọ cái kiến chấp . Chấp
rằng cái thuyết của mình là tuyệt vời . Chính vì cái chấp ấy nên kẹt . Đức Thế
Tôn sau bốn mươi lăm năm đi hoằng pháp Ngài nói cái gì ? Ngài nói : Ta chẳng nói
gì cả . Tức là không có cái pháp nào để
nói . Tại sao ? Tại vì Ngài nói tất cả là bệnh , tới đâu thì cho thuốc tới đó .
Chúng sanh nhiều bệnh thì Ngài có nhiều thứ thuốc cho nó , uống hết bệnh thì thôi
, tùy người chữa bệnh , cho thuốc , không có bệnh nào giống bệnh nào , không
thuốc nào giống thuốc nào và cũng không có thuốc nào cao hơn thuốc khác . Cho nên
Tâm chúng sanh , Tâm người hành giả khởi lên Tâm phân biệt có pháp nầy cao pháp
kia thấp là vướng mắc , ngay cả cái đó cũng phải xả nữa . Tại vì pháp của Phật
chì có một vị , đó là vị giải thoát . Giải thoát cái gì ? Giải thoát tướng sanh diệt đến rốt ráo Nhất Thiết Trí .
Giải thoát hết rồi Tâm người hành giả đi đến chỗ rỗng rang . Rỗng rang tức là
nhận thức được tất cả các pháp Như Thị , thấy nó làm sao , Biết nó như vậy mà
không khởi lên một niệm phân biệt tức là không nói pháp hay pháp dở . Tại vì không
có pháp nào hay pháp nào dở đâu .
Nếu mà nói rằng có
cái pháp nầy hay hơn pháp kia tức là nó phải có điều kiện phân biệt để so sánh
, thí dụ nói chiếc xe nầy nó đẹp hơn chiếc xe kia thì phải có những điều kiện để
so sánh chớ . Thí dụ nó chạy nhanh hơn nè , êm hơn , màu đẹp hơn , bền hơn , giá
tiền rẻ hơn nè tức là phải có những điều kiện để so sánh , mà những điều kiện ấy
là pháp tương đối , là pháp đối đãi , không có rốt ráo . Phải không Quí Vị ?
Cho nên Nhất Thiết Chủng Trí là phải nhận rõ Thực Tướng của các pháp là như thế
, mới là không có vướng mắc . Ở cái chỗ
giải thoát là như thế đấy . Khi giải thoát nó rỗng rang , buông xả được hết nó
rỗng rang . Và khi nó rỗng rang rồi , không còn vướng mắc vào nữa thì mới nhận
rõ được Thực Tướng của các pháp . Như thế .
Đức Thế Tôn sau 45
năm thuyết pháp Ngài nói : Ta có nói gì đâu . chẳng qua chúng sanh bệnh thì Ta
cho thuốc vậy thôi . Cho nên Ngài cũng nói rõ : ngón tay chỉ cho thấy mặt trăng
, chiếc bè giúp cho người hành giả sang sông . Ngón tay không phải là mặt trăng
. Có nghĩa là những lời dạy của Đức Thế Tôn không phải là Chân Lý . Nó là con đường
dẫn đến Chân Lý và sự giải thoát rốt ráo ra khỏi đau khổ . Ở trong Tứ Diệu Đế
Ngài nói như thế . Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn thì Ngài nói Thường Lạc Ngã Tịnh
.
Tại sao trong Kinh
A Di Đà , Đức Thế Tôn nói ở phương Tây có một nơi tên là cõi Cực Lạc , ở nơi ấy
không có người khổ , không có chúng sanh khổ . Ở nơi ấy không có sự dữ . Như vậy
Tứ Diệu Đế chỉ áp dụng ở cõi ta bà thôi , không có áp dụng ở cõi Cực Lạc . Gặp
năm anh em Kiều Trần Như thì Đức Thế Tôn thuyết Tứ Diệu Đế : khổ tập diệt đạo .
Sau đó mấy tháng Ngài gặp cô bé tám tuổi quì lạy nói : Con khổ quá xin Đức Thế
Tôn từ bi chỉ dạy cho con cái cách hết khổ . Con bé đó nó mới có tám tuổi à . Đức
Thế Tôn cũng từ bi , Ngài khai thị cho nó , Ngài nói : Có cái khổ và có cái hết
khổ . Thế là sau nầy con bé đó cũng chứng đắc A La Hán . Vậy là Tứ Đế hay Nhị Đế
? Đức Thế Tôn nói : Có cái khổ và có cái hết khổ , như vậy là Nhị Đế à ? Đấy Quí
Vị thấy không nào , tùy bệnh mà cho thuốc .
Cho nên nếu người hành
giả tu tập nhận rõ được Thực Tướng của các pháp rỗng rang không còn vướng mắc
thì giải thoát . Khi buông được rồi thì cũng phải buông luôn cái kiến chấp rằng
mình đã giải thoát . Bởi thế cho nên khi Quí Vị thắp nhang , Quí Vị nguyện rằng
: Giới hương , Định hương , dữ Huệ Hương . Giải thoát , Giải thoát Tri kiến hương
. Đúng , tán thán Minh Trang .
Hương thứ nhất là hương
giới , tức là người tu hành theo Phật phải giữ giới luật , nếu không có giới thì
không thể nào sang sông , không có giới thì không có định mà không có định thì
không có tuệ . Giới định tuệ là cái mắc xích với nhau . Cho nên cây hương thứ
nhất là hương giới . Hương thứ nhì là hương định , và hương thứ ba là hương tuệ
. Giải thoát là cái chỗ tự nãy giờ chúng ta đang nói nè . Giải thoát là buông
xuống hết ngay cả những cảm thọ và mình buông xả cũng phải buông luôn , đó là
giải thoát . Rồi đến Giải thoát Tri Kiến Hương . Đấy , giải thoát luôn cả cái
Tri Kiến , tức là biết rằng mình đã buông nhưng cũng phải bỏ luôn cái Biết đó ,
giống như Ông Phạm Chí Trường Chảo và Đức
Thế Tôn trong cuộc đối thoại , cũng phải buông luôn nó mới tới chỗ rốt ráo . Còn
một chút dính mắc thì cái đó là nhân . Ở trong cái Chân Không nó không còn một
cái gì hết thì lấy gì là nhân , lấy gì là quả .
Bởi thế cho nên có
sự khác biệt giữa Ngài Thần Tú và Ngài Huệ Năng . Ngài Thần Tú nói : Thân giống
như cây Bồ Đề , Trí giống như cây Bồ Đề .
Tâm như đài gương sáng . Hằng ngày chúng ta nên lau chùi nó , để cho cái Thân ,
cái Tâm lúc nào nó cũng được sáng . Luôn luôn phải lau chùi nó . Nhưng mà ngược
lại , Ngài Huệ Năng nói sao Quí Vị biết không ? Ngài Huệ Năng nói cái thân nó đâu
phải là cây . Xưa nay không một vật , duyên sanh nó ra chớ có cái nào là vật đâu
? Xưa nay không một vật , lấy đâu bụi trần bám , mà bụi trần cũng không có nữa .
Đó , Quí Vị thấy không nào ? Bụi trần cũng không có nữa thì lấy đâu mà bám ? Giải
thoát rốt ráo là như thế . Thấy rõ Thực Tướng của các pháp , không phải thấy bằng
cái thức mà thấy bằng cái Bản Thể Thanh Tịnh . Nhưng mà cẩn thận nghe Quí Vị .
cẩn thận ở chỗ nầy : Nhiều khi mình nghĩ là mình đang buông , mình vừa khởi Tâm
nghĩ là mình đang buông là có cái ngã và cái đang buông , ngay đó là kẹt cứng .
Ngay chỗ đó là kẹt cứng à .
Ở trong chuyện Thiền
có một chú tiểu cứ đi theo lẻo đẻo sau Sư Phụ , đi hầu Sư Phụ . Nhưng mọi người
tới hỏi cái cách giải thoát : làm sao để giải thoát ? thế thì mỗi người hỏi Ông
Thầy lại đưa ra một kiểu khác , không có câu trả lời nào giống câu trả lời nào .
Chú đi theo hoài thấy cũng lạ , một bữa nọ vắng , thấy Thầy cũng vui vui , chú
quì xuống bạch với Thầy : Bạch Sư Phụ , xin Sư Phụ dạy cho con phép giải thoát
? Thấy người ta xin pháp giải thoát thì chú cũng xin pháp giải thoát . Thế Quí
Vị biết Sư Phụ nói làm sao không ? Sư Phụ
nói : Ai cột trói nhà ngươi mà nhà ngươi xin giải thoát ? Quí Vị hiểu không ,
hiểu thì một bước , một sát na thôi bước sang bên sông ! Mà không hiểu thì loanh quanh lẩn quẩn ở bờ
nầy hoài ! Đấy , ai cột trói ngươi mà ngươi xin giải thoát !!! Cũng như thế có
một Thiền Sư ở Nhật đi sang Truing Quốc
thăm một Ông Thiền Sư nổi tiếng tu rất đạo hạnh , tối ngày đi gánh củi lên đỉnh
núi cúng dường Chư Tăng , nấu nước tắm , ngày nào cũng làm như thế , làm miên mật
không có buồn phiền . Thế rồi Thiền Sư người Nhật đó tới đảnh lễ vì thấy Ông nầy
đang gánh gánh củi đi lên núi . Ông hỏi : con từ xa đến , con xin Thầy dạy cho
con cách giải thoát. Ổng nghe hỏi vậy , đang gánh gánh củi Ổng liền quăng ngay
xuống đất , chẳng nói gì cả . Lập tức Vị Thiền Sư quì xuống đảnh lễ , nói rằng
: A , Thấy nói rằng phải buông , không gánh nữa , buông , buông hết . Nhưng khi
đứng dậy Ổng chợt động Tâm Ổng hỏi : Bạch Sư Phụ , nếu như không buông được thì
sao ? A, chỗ nầy mới tuyệt vời đây Chư Vị . Người cư sĩ có gia đình , có vợ chồng
con cái , nhà cửa xe cộ , có đủ thứ không buông được .
Bây giờ chúng ta thử
hỏi lại những tu sĩ như chúng ta đây có buông được không ? Được không ? Hỏi thật
đi ? Còn cái áo cà sa nè , còn cái đầu trọc nè , còn cái chùa nè , còn phải đứng
kiểu nầy , ăn kiểu kia nè , thưa Thầy , thưa Cô , tất cả đều tự trói buộc . Chúng
ta đã buông được đâu ? Hồi xưa vào thời Đức Thế Tôn , Ngài Tu Bồ Đề và Ngài Ca
Diếp cũng có buông được đâu , cũng đã từng nghe Đức Phật rầy . Một Ông đi khất
thực thì kiếm nhà nghèo , một Ông thì kiếm nhà giàu . Cũng có lý do , Ổng nói rằng
mấy ông nhà giàu hay làm việc ác nên dễ bị đọa , nên Ngài đến cho họ bố thí ,
kiếp sau đỡ khổ . Còn Ông chuyên đi kiếm nhà nghèo nói : tại vì nhà nghèo do
thiếu phước nên đến để cho họ gieo phước điền vào Chư Tăng . Chư Tăng là phước điền
mà . Đức Phật quở : Thứ nhất chuyện người ta giàu nghèo mắc mớ gì tới mấy Ông ?
Mấy Ông chuyển cho người giàu thành nghèo , nghèo thành giàu được không ? Có dính
mắc gì tới mấy Ông mà mấy Ông lo chuyện đó , tức là mấy Ông chạy theo cảnh . Phải
không Quí Vị ?
Tu là giải thoát ,
không có chạy theo trần , chạy theo cảnh là còn dính mắc . Bởi thế cho nên khi
Ngài Lục Tổ Huệ Năng đến gặp Ngài Ngũ Tổ
để xin vào trong Chúng cùng tu . Ngài quì đảnh lễ xong Ngài nói : Xin Ngũ Tổ dạy
cho con cái cách thành Phật . Ngài Huệ Năng
không tới để xin tu , cũng không tới hỏi cái pháp tu , mà chỉ nói xin Thầy dạy
cho con cách thành Phật . Tại sao thế ? Tại Phật ở trong Tâm , tức Tâm tức Phật
. Thế giải thoát cái gì nào ? Nhất Thiết Chủng Trí tức là Giải Thoát Trí . Thế
thì giải thoát cái gì nào ? Giải thoát cái ngã . cái ngã là cái điều quan trọng
nhất của người tu hành . Chấp rằng ngã là Ta đây nè , hễ chấp ngã là lập tức có
ngã sở , của Ta đây nè , ý kiến của Ta cũng là số 1 , Ta là số 1, mà hễ có cái đó
lập tức tham ái , hành thức và thập nhị nhân duyên nó xoay thôi .
Thế thì khởi đầu thập
nhị nhân duyên nó từ vô minh sanh hành , hành sanh thức , nhưng mà không phải .
Cái chính là ngã , chấp ngã . Hễ có ngã thì lập tức có tham ái và lập tức thập nhị nhân duyên nó xoay và sanh tử luân hồi
là lẽ tất nhiên . Thế tại sao lại chấp ngã ? Đấy , mấu chốt ở chỗ nầy nè . Vì vô
minh nên không biết ngã không thật vì ngã là tứ đại và ngũ uẩn . Tứ đại thì
giai không , ngũ uẩn thì vô chủ . Vậy mà chấp cứng ngắt , chấp rằng ngã là có .
Chấp ngã , kiến chấp , pháp chấp , ba cái chấp đó làm cho sanh tử luân hồi . Bây
giờ Quí Vị nói : Con buông được cái ngã , ai mắng chửi con , con không thấy buồn
nữa vì con biết ngã là giả , cái lỗ tai nghe và âm thanh cũng là giả , cho nên
con không khởi Tâm buồn . Đấy tu được như vậy là hiếm lắm rồi đó Quí Vị . Tu mà
nghe người ta mắng chửi mình coi như không có gì , thì cái đó là đã siêu rồi đó
, nhưng ra sanh tử luân hồi không ? Không . Không ra sanh tử luân hồi vì chưa
thấy sự giải thoát . Thế thì tu làm sao để được rốt ráo giải thoát ? Tức là thành
Phật . Có buông bỏ chăng nữa cũng chỉ là ngoài da . Cái buông mà mình nghĩ là
buông thật sự ra là ngoài da thôi , ngứa ngoài da , mua kem thoa ngoài da thôi
, đâu có biết là bệnh gan . Vì cái gan bệnh nên da nó ngứa , phải trị ngay tận
gốc . Còn chấp ngã thì sanh tử luân hồi , thập nhị nhân duyên nó xoay thôi . Thế
thì làm sao để dẹp ba cái lủng cà lủng củng nầy , phiền não nầy thưa Chư Vị ?
Tu kiểu gì đậy ? Nhất Thiết Chủng Trí tức Giải thoát Trí !
Trong Kinh Tương Ưng
Bộ hệ Nikaya có một bài pháp rất là thù thắng mà Đức Thế Tôn dạy có tên là : Có
pháp môn nào ? Ở trong Kinh Tương Ưng Bộ
Đức Thế Tôn dạy : Người hành giả , khi căn va chạm với trần thì khởi lên
một niệm , nếu cái niệm ấy là cái niệm tham niệm sân niệm si , thì lập tức quán
chiếu biết đó là niệm tham , niệm sân , niệm si . Nếu nó vừa sanh thì biết nó vừa
sanh , nếu nó vừa diệt cũng biết nó mới diệt , luôn luôn quán chiếu như vậy . Và
nếu quán chiếu được như thế thì Đức Thế Tôn nói khi sống cái cây nó hướng về hướng
nào thì khi chết cây sẽ đổ về hướng đó . Hành giả quán chiếu Tâm mình trong từng
sát na được như thế thì không những biết trước là mình sẽ đi đâu mà quyết định
luôn cái nơi mình đến . Có nghĩa là sao ? Có nghĩa là không còn vướng mắc , là
Giải thoát rốt ráo , là không còn một niệm sanh nữa .
Trong Kinh Bát Nhã
cũng nói rất rõ : Ở nơi một niệm không sanh thì Trí Tuệ phát sanh , Chư Phật ba
đời mười phương cũng nhờ nơi ấy mà sanh ra , trưởng dưỡng và thành tựu .
Tới đây pháp thoại
với đề tài Nhất Thiết Trí tức Giải Thoát Trí coi như đã tạm đủ , để cho Quí Vị
có thể khởi Tâm có những thắc mắc , tự đặt ra câu hỏi và tự mình trả lời .
Trong Đạo Tràng nầy không nhất thiết phải đợi người ta trả lời , tại vì nếu có đợi
là nợ vậy , không có lợi lạc , tự mình đặt ra câu hỏi tự mình trả lời , như vậy
nó sẽ thù thắng vô cùng , tự nấu , tự ăn , tự tu , tự chứng .
Chúng tôi xin nhường mic lại cho Đạo Tràng nghỉ giải lao một chút , rồi qua phần pháp đàm …/.
Giảng Sư Tỳ Kheo THÍCH
MINH TÂM (Úc Châu )
Đánh máy : Trí Bảo (
Việt