;
Niết Bàn là một trạng thái thường hằng, tịch tĩnh, như như bất động, vắng bặt sự an vui và sự khổ đau.
Trạng thái đó vượt khỏi tư tưởng, dùng ngôn ngữ không thể thấu triệt được Niết Bàn, Niết Bàn không thể dùng tri thức để hiểu".
Thông thường khi nghe tới Niết Bàn thì chúng ta nghĩ đến sự chết chóc, chia ly. Đây là một sự ngộ nhận rất lớn.
Lúc Đức Phật Thành Đạo dưới cội bồ đề Ngài tuyên bố là đã chứng Đại Niết Bàn, vậy thì Niết Bàn là giải thoát an vui , chứ không hề liên quan đến sự chết chóc, chia ly.
Phật giáo Nguyên Thủy thì nói rằng "Ái diệt là Niết Bàn"
Phật giáo Đại Thừa thì nói rằng "Thủ diệt là Niết Bàn"
Tham diệt là Niết Bàn
Si diệt là Niết Bàn
Vô minh diệt là Niết Bàn
Như vậy Niết Bàn là thường hằng tịch tĩnh chứ không hề liên quan đến sự chết
Niết Bàn là trạng thái tịch tĩnh, an nhiên, vắng lặng, không còn sanh ra (cái hỷ lạc) không diệt mất đi (cái khổ đau), như mặt trăng chưa bao giờ mọc, chưa bao giờ lặn, không bao giờ tròn và cũng chưa bao giờ khuyết.!
Do vậy, trạng thái này không phải là một nơi chốn cụ thể, mà đã không phải là một nơi chốn cụ thể thì sao có thể gọi là "Nhập" hay "Xuất"? nên từ Nhập Niết Bàn cũng là một sự ngộ nhận thôi.
Như vậy Niết Bàn là hạnh phúc (so sánh mang tính tương đối) mà hạnh phúc là một tiến trình, Tham diệt tới đâu thì hạnh phúc tới đó, Vô Minh diệt tới đâu thì hạnh phúc tới đó, giống như mây tan tới đâu thì trăng sáng đến đó.
Mà Tham diệt là Niết Bàn là hạnh phúc an nhiên thì không liên quan gì đến sự chết ở đây cả
Tu học Phật là tìm cái Giải Thoát, Niết Bàn trong đời sống hiện tại (khổ diệt tới đâu thì tịch tỉnh, Niết Bàn tới đó, chứ không phải đợi đến chết mới có Niết Bàn. An vui hạnh phúc không phải là đích để đi đến, mà là một tiến trình)
Trách nhiệm của người Phật tử là phải cho mọi người thấy rằng Niết Bàn hiển hiện ở trong đời sống hằng ngày khi chúng ta thực sự có dụng công tu tập...
Cư sĩ Như Lực - Phạm Ngọc Sơn