;
Vụ sư Thanh Toàn, nghi vấn những sai phạm của phóng viên Thu Trang
Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng, ông lấy tư cách gì miệt thị Chư tăng?
Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng như ông, với chúng tôi không quan trọng gì. Nhưng để chúng tôi nói cho ông nghe, đi tu làm gì để có tiền tỷ. Rồi mời ông vào chùa, nhanh làm giàu với người ta.
Kể từ lúc hành điệu đi. Trong người chưa chắc có tới hai bộ đồ, nếu có chỉ là đồ khính. Ai cho sao mặc vậy. Có khi còn mặc đồ của sư phụ rộng thùng thình. Mới vào chùa, nên việc gì cũng phải lăn xả. Chẳng thể không làm mà lại dám ăn của đàn na tín thí. Không những vậy, nhiều khi thương con, cha mẹ phải theo vào chùa làm công quả phụ. Gặp chùa có kinh tế khá giả không nói, hoặc thầy tổ thương thì mọi chi phí ăn học từ sơ cấp tới đại học khỏi phận bận tâm. Nhưng đó chỉ là thiểu số.
Từ lúc hành điệu, cái áo, đôi dép, nhẫn đến một viên thuốc, đâu phải cái gì cũng dám làm phiền sư phụ, nếu không có đàn na toàn thí tận tâm, thì phải nhờ sự chu cấp của gia đình. Nói là bỏ cha mẹ đi tu, nhưng học phí, cho đến lúc thành tài, ra lập am thất ở riêng, phần lớn đều nhờ cha mẹ. Vì thầy tổ ở chùa, đâu phải khá giả gì. Đến khi vận động, xây chùa thành công, thì lại hiến cho giáo hội. Vì tâm nguyện của người xuất gia, trước khi nhắm mắt, đều không muốn, cơ ngơi mình lập ra, thành chỗ ở của gia đình. Tuy đó, phần lớn là do người nhà đóng góp. Thì ông lấy tư cách gì đề nghị kiểm kê tài sản tăng ni?
Đó là kể sơ cho ông nghe vài dòng, chưa kể những lúc dãi nắng dầm sương, chịu oan khuất một mình. Dù nghịch cảnh nào cũng không bỏ chí nguyện xuất trần. Ông cứ vào chùa xuất gia, cháo rau đạm bạc, nhưng chẳng việc nặng nào không từ, chỉ biết lấy tất cả nghịch cảnh mà tiêu lần ngã chấp. Ông nói người đi tu là để kiếm cơm.
Xin thưa ông đã lầm. Nếu chúng tôi ở nhà, còn được ăn sung mặc sướng gấp vạn lần. Mắc mớ gì phải vào chùa tương dưa đắp đổi, thức khuya dậy sớm, hai thời công phu sống qua ngày.
Không một xu dính túi, tất cả tiền bạc đàn na tín thí cúng dường đều đắp vào việc xây chùa, đúc chuông, tạo tượng, từ thiện xã hội, mãi đến lúc ra đi, chỉ có ba y một bát. Cuộc sống, không gì là bảo đảm, ngoài việc lo giữ gìn giới thân, huệ mạng, chỉ có chánh pháp làm niềm tin và lý tưởng giải thoát. Đó là hành trang thật sự của người xuất gia.
Dù đời sống không phải lúc nào cũng dễ dàng, còn mạnh khỏe thì lo cho tam bảo, phụng sự cho chúng sanh, nhưng nếu bệnh xuống, nếu không có gia đình, đàn na tín thí hoặc huynh đệ thầy tổ chăm sóc, thì đôi khi chẳng có một viên thuốc để uống. Nghĩa là từ lúc xuất gia cho đến cuối đời, người tu hoàn toàn chấp nhận tất cả, để giữ chí nguyện giúp đời.
Nếu ông nói người tu là hạng vá áo túi cơm, cầu người cung kính; thì ông cứ thử xuống tóc xem ai xá ông? Nếu không có đức gì. Xã hội chỉ đảo điên khi có những người vô học lên tiếng miệt thị tăng ni như ông. Những người nguyện cống hiến cả đời mình cho nhân loại. Bằng giáo pháp cao thượng của Đức Phật. Nếu không có đời sống tinh thần, thì ông theo đạo Thiên Chúa làm gì? Nhân danh tôn giáo, để chà đạp một tôn giáo đó không phải là tư cách của vĩ nhân mà chỉ là ý tưởng điên rồ tự hạ thấp đức tin của mình theo lối “ mục thị vô nhân” mà thôi. Nên chính ông, đã không đạp đổ được đức tin của người khác mà còn tự báng bổ tôn giáo của mình.
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Phật dạy:” Ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không văng lên hư không mà lại rơi trúng mặt mình”. Đó là chân lý mà bao thế hệ Tăng Ni Phật tử tiếp nối hành trì. Có lẽ giờ ông đã hiểu ý nghĩa của lời dạy ngàn vàng ấy. Đó là trách nhiệm của Tăng Ni, tại sao phải duy trì nền tảng nhân quả đạo đức trong thời đại suy đồi này. Để những kẻ vô minh lạc lối như ông thức tỉnh.
Họ lên tiếng, không phải vì không biết tu hạnh nhẫn nhục mà tránh để cho ông và bao người thức tỉnh tránh tạo ác nghiệp phỉ báng Tam bảo. Sức mạnh của Phật giáo không chỉ là im lặng sấm sét như những công án thiền bất tận mà còn thể hiện bằng những dấu son trong lịch sử.
Đó chính là tinh thần thiêng liêng quật cường giữa đạo pháp và dân tộc trước dấu giày quân xâm lược. Nếu không có Phật giáo, không có Phật Hoàng Trần Nhân Tông thì lịch sử dân tộc sẽ đi về đâu, trước sự hào hùng của quân Nguyên Mông? Nếu không có trái tim bất tử của Bồ tát Thích Quảng Đức thì làm sao chấm dứt được bọn cường quyền ác đạo “rước voi về dày mã tổ”? Chẳng lẽ ông không có dân tộc và không có quê hương?
Những lời kinh tiếng mõ, những giai điệu thăng trầm ấy, chính là lời ru của mẹ, là văn hoá của dân tộc Việt Nam, khi lối sống vong bản đang được cổ xuý, thì sức sống mãnh liệt ấy vẫn duy trì trong chốn thiền môn. Những mái chùa uốn cong sau lũy tre làng, đã trở thành hồn thiêng của dân tộc.
Nếu nói tăng sĩ xuất gia vì cơm áo, thức chính ông đã lầm, vội đem sở học rỗng tuếch, định kiến vô căn cứ của mình ra quy chụp. Đó là thái độ thiếu khiếm tôn trọng thua cả một cụ bà quê nghèo thất học. Nếu không có người xuất gia hành đạo, thì liệu cái nôi văn hoá Việt từ kiến trúc, nghệ thuật, dân ca v.v... liệu có tồn tại đến bây giờ?
Nên người tu không chỉ đơn thuần là một ông thầy cúng ứng phó đạo tràng, hay là chỗ dựa cho đời sống tinh thần xuất cộng đồng Phật tử, mà còn đóng góp âm thầm cho xã hội trên rất nhiều lĩnh vực.
Trước khi mở miệng xúc phạm người tu, có lẽ ông không ngờ rằng vấp phải sự phản đối của dư luận. Ông quên rằng Đức Phật từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con xinh; Phật hoàng Trần Nhân Tông xem ngai vàng như đôi dép rách lên núi tu hạnh đầu đà, còn rất nhiều Tăng Ni từ bỏ tất cả tương lai sự nghiệp của mình để sống hạnh viễn ly. Còn ông, đã làm được những gì. Muốn kiếm trăm tỷ như họ, ông hãy bỏ vợ con vào chùa tu trước đã.
Đức Phật đã bỏ vương bào để nhận tấm áo của anh thợ săn, người xuất gia cũng vì hạnh giải thoát mà đánh đổi tất cả. Nếu họ muốn làm giàu hà tất gì phải vô chùa chi cho cực khổ? Để những kẻ vô liêm sĩ như ông ném đá làm gì? Ông có dám đánh đổi tất cả vì lý tưởng của mình như họ không? Hay chỉ giỏi rước voi về giày mã tổ?
Chúng tôi rất mong không được giữ tiền, cũng khỏi lo xây chùa, làm từ thiện, nếu ngày nào đó Phật giáo được làm Quốc Giáo, đời sống tăng ni được chu cấp đầy đủ từ lúc xuất gia, đến lúc viên tịch, mọi việc đã có giáo hội lo, thì khỏi cần kiểm kê cho mệt.
Vì đó là điều kiện tốt để Tăng Ni an tâm tu tập. Bởi đã “xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo” thì đâu ai thích vướng bận thêm nhiều. Bằng chỉ qua vài lời ông nói, đòi can thiệp vào đời sống tăng ni làm cho đạo Phật suy yếu. Phải chăng ông đang sách động, chia rẽ lòng dân, làm kiệt quệ tinh thần thống nhất của dân tộc thông qua chiêu bài hạ sách là đập nát Phật giáo?
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=29afkueJ5G8|500|500}
LÊ ĐÁN
THỜI NAY CÓ HAI LOẠI TRỌC ĐẦU. MỘT LÀ TU SĨ CẠO BỎ RÂU TÓC LÀM SA MÔN(TĂNG LỮ). HAI LÀ CẠO TRỌC ĐẦU CHO RA DÁNG DỮ TỢN (CÔN ĐỒ). TS DƯƠNG NGỌC DŨNG THUỘC HẠNG THỨ HAI.CỨ NHÌN KỸ THÁI ĐỘ VÀ NGÔN NGỮ THÌ BIẾT NGAY...!!
Thích 16 Trả lời 10/24/2019 3:16:26 PM