Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Phản hồi bài "Hiểu chữ Tài trong câu 'Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài' thế nào?"

Tác giả Đào Văn Bình
04:04 | 13/08/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Với bài "Hiểu chữ Tài trong câu "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" thế nào?", tôi đồng ý với tác giả Đào Văn Bình và ông Quần Anh, cả 3 lần Nguyễn Du nhắc đến chữ Tài ở đây đều phải hiểu là “Tài năng”. Nhưng viện dẫn và giải thích của 2 ông không rõ ràng thuyết phục mà còn nhầm lẫn.

Chùa Phúc Lâm online nhận được bài phản hồi bài "Hiểu chữ Tài trong câu 'Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài' thế nào?" của tác giả Nguyễn Ngọc Bích Liên.

Về đề tài này mặc dù trước đó đã nhận được 02 phản hồi từ ông Tùng Chu Trí, nhưng Chùa Phúc Lâm online muốn khép lại vì nhận thấy những phản hồi tranh luận ấy chưa phù hợp với tinh thần "kiến hòa đồng giải, khẩu hòa vô tranh" của người con Phật.

Tuy nhiên, tôn trọng thông tin đa chiều, Chùa Phúc Lâm online quyết định đăng bài phản hồi của tác giả Nguyễn Ngọc Bích Liên.

Để bạn đọc tiện theo dõi, xin đăng kèm bình luận của tác giả Quần Anh (mực xanh, trong ngoặc kép) ngay trong bài phản hồi của tác giả Nguyễn Ngọc Bích Liên và quan điểm của tác giả Đào Văn Bình về vấn đề tranh luận này (dưới phản hồi của Nguyễn Ngọc Bích Liên).

Chùa Phúc Lâm online

Phản hồi bài "Hiểu chữ Tài trong câu 'Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài' thế nào?"

Với bài : Hiểu chữ Tài trong câu "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" thế nào?, tôi đồng ý với tác giả Đào Văn Bình và ông Quần Anh, cả 3 lần Nguyễn Du nhắc đến chữ Tài ở đây đều phải hiểu là “Tài năng”. Nhưng viện dẫn và giải thích của 2 ông không rõ ràng thuyết phục mà còn nhầm lẫn. (Vấn đề chúng tôi đặt ra chỉ gói gọn trong "Hiểu chữ Tài trong câu 'Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài' thế nào?". Tài có thể hiểu là tài năng hay tiền tài hay cả hai. Trong bài này, chúng tôi đã gợi ý, rằng chữ Tài trong câu thơ Kiều này có thể hiểu được cả hai nghĩa vì chúng đều có cái lý cả, một lối dùng chữ cực hay của cụ Nguyễn Du. Đúng như Valéry, nhà văn Pháp nổi tiếng từng nói: Khi tôi làm câu thơ chủ yếu chỉ cho chính tôi, còn ai muốn hiểu thế nào là tùy ý họ. Thế nhưng, ở trên thì tác giả Bích Liên đồng ý cả 3 lần Nguyễn Du nhắc đến chữ Tài ở đây đều phải hiểu là “Tài năng”, nhưng ngay dưới tác giả lại phán chúng tôi giải thích không những "không rõ ràng thuyết phục mà còn nhầm lẫn". Thế là sao? - Quần Anh)

Thứ nhất : Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm mà ông Quần Anh viện dẫn bằng 2 cuốn từ điển Hán – Việt là chưa thực sự thuyết phục. (Tác giả Bích Liên có lẽ đọc hơi nhanh. Tôi chỉ trưng dẫn 01 cuốn từ điển Hán - Việt của cư sĩ Thiều Chửu để làm rõ nghĩa chữ Tài qua một ngôn ngữ khác mà tiếng Việt ít nhiều chịu ảnh hưởng. Trên thực tế, chữ Tài theo nghĩa Hán và nghĩa Việt giống nhau, bởi chữ Tài (tài năng/của cải/...) trong tiếng Việt thực chất có nguồn gốc từ tiếng Hán. Nguyễn Du mượn ý cốt truyện Kim Vân Kiều gốc Hán để sáng tạo nên một tác phẩm bằng chữ Nôm riêng của người Việt. Vậy mà tác giả cho sự trưng dẫn của chúng tôi là "chưa thực sự thuyết phục" kể cũng lạ.)

Thứ hai : Việc ông Quần Anh viện dẫn một cuốn sách tham khảo “Những bài văn mẫu lớp 12” của NXB Thanh niên là việc làm “Thấy người ta ăn khoai mình cũng vác mai mà chạy”. Tuy trong trường hợp này, sách đó có viết đúng nhưng cũng không thể làm chuẩn mực học thuật như cách nói của ông Quần Anh. (Một tài liệu tham khảo dù "có viết đúng" cũng không thể "làm chuẩn mực học thuật"!? Xin hỏi thế nào là "chuẩn mực học thuật" và có văn bản pháp quy nào của Bộ Giáo dục quy định những "chuẩn mực học thuật" không? Chúng tôi trưng dẫn cuốn sách tham khảo này là để cho thấy hiện nay trên ghế nhà trường, người ta cũng dạy cho học sinh hiểu nghĩa chữ Tài trong Truyện Kiều là tài năng, chẳng lẽ không được à?)

Thứ ba : Chẳng hiểu thầy Đoàn Văn Phê là ai mà ông Quần Anh lấy nội dung trong bức thư pháp treo ở đó để làm cơ sở học thuật. Thú thực khi mới đọc qua, tôi cứ ngỡ là GS Trần Văn Khê. Mà buồn cười ở chỗ đó là bức thư pháp bản dịch bằng chữ Hán chứ không phải bản bằng chữ Nôm như Truyện Kiều. Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm, không hiểu thầy Đoàn Văn Phê kia là người Việt hay người Tàu mà tự dưng lại dịch sang chữ Hán. Thật là sính ngoại không phải lối. Một kiểu khoe chữ kệch kỡm. (Thầy Phê là ai cũng chẳng liên quan gì đến tác giả Bích Liên cả. Là một công dân, thầy Phê có quyền tìm hiểu, nghiên cứu, chuyển ngữ truyện Kiều. Việc thầy Phê dịch một câu thơ Kiều sang chữ Hán, sau đó cho làm thành bức thư pháp treo ở nhà để tự thưởng ngoạn là quyền tự do cá nhân của ông, có làm ảnh hưởng gì đến ai đâu. Cái đáng góp ý là câu văn dịch của thầy Phê đã đúng với cấu trúc ngữ pháp Hán văn chưa, đã lột tả được hết cái ý câu thơ Kiều ấy chưa thì tác giả Bích Liên không bàn, mà tác giả lại vô cớ dùng những ngôn từ có tính dạy đời, và rất thiếu lịch sự xúc phạm cái quyền dịch thuật của thầy Phê. Xin tác giả Bích Liên lưu ý rằng trên banner website của chùa ghi rõ" Chào mừng bạn ghé thăm trang tin chùa Phúc Lâm - TP.Biên Hòa". Một người tâm đắc một câu thơ Kiều, tự dịch sang ngôn ngữ khác, rồi làm thành bức thư pháp treo trong nhà của mình cho vui, mà câu thơ ấy lại liên quan đến chủ đề đang bàn. "Chuyện lạ" như thế, nhân cơ duyên này, chúng tôi thông tin cho mọi người cùng biết không được sao?)

Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều là ở chỗ Nguyễn Du đã sử dụng chữ Nôm – Ngôn ngữ Việt một cách nhuần nhuyễn, tinh tế và sắc sảo bằng thể thơ lục bát. Ngược đời lại dịch sang tiếng Hán Tàu. (Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp để cho bè bạn trên thế giới hiểu thêm về cái hay, cái đẹp của văn chương VN nói chung, của Truyện Kiều nói riêng cũng là chuyện "ngược đời" sao? Tiếng Hán Tàu là tiếng gì vậy? Đây là lần đầu tiên tôi nghe cái từ ấy. Quả là sự sáng tạo ngôn ngữ độc đáo của tác giả Bích Liên!)

Thể loại thơ đặc biệt này của người Việt, của ngôn ngữ Việt, đạt tới đỉnh cao của thi tài, có thể nói trước và sau Nguyễn Du, chưa có tác phẩm lục bát nào tương xứng. Nguyễn Du lừng lững phá bỏ một truyền thống thi ca từ chương ước lệ trong hình ảnh và cảm xúc, bung phá cái khuôn vàng thước ngọc của thơ Đường già cỗi, khơi mở khuynh hướng lãng mạn, báo hiệu dòng thi ca trữ tình Việt Nam phát triển rạng rỡ trong thế kỷ 19.

Ngôn ngữ bình dân xen kẽ và hòa trộn tài tình với ngôn ngữ bác học trong một tổng thể dung dị mượt mà, trên cái nền nhịp 6-8 êm ái như điệu võng, dễ thấm vào lòng người Việt từ cuối làng đến góc phố nỗi thương cảm nàng Kiều tài sắc mà bất hạnh, vừa đáng thương vừa đáng giận, vừa đáng trách lại vừa đáng yêu. Truyện Kiều là thơ lục bát thiên tài chuyên chở một câu chuyện cảm động trong kho tàng văn học Việt Nam, dù chuyển dịch sang tiếng nước ngoài tuyệt vời như thế nào thì cũng chỉ có giá trị tham khảo mà thôi. (Dù không cảm nhận trọn vẹn tác phẩm Truyện Kiều như người bản xứ, nhưng ít nhất người ta cũng biết đó là tác phẩm bất hủ của dân tộc Việt thì cũng quý hóa, còn hơn không ai biết đến. Phải vậy không?)

Thứ ba : Tác giả Đào Văn Bình chưa lý giải phân vân của ông Tùng Chu Trí. Ông Đào Văn Bình nói vì trong Từ điển của cụ Đào Duy Anh nói chữ Tài có 3 nghĩa như thế nên chữ Tài trong câu “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” phải là “tài năng” thì đó chưa gọi là giải thích. “Vì nó có 3 nghĩa nên nó phải là nghĩa này” thì thật nực cười. (Vâng, quả đúng là "thật nực cười". Ông Tùng Chu Trí ở tận đẩu đâu bỗng dưng yêu cầu Chùa Phúc Lâm online gỡ bài của ông Đào Văn Bình mà nội dung bài của ông Bình thì không hề có bất kỳ một chỗ nào xúc phạm danh dự nhân phẩm của ông Chu Trí. Một đề nghị hết sức phi lý như thế của ông Chu Trí có đáng để ông Đào Văn Bình dành thời gian công sức trả lời không? Sự thật thì ông Bình đâu có ý định "lý giải phân vân của ông Tùng Chu Trí" dù ông thừa khả năng làm việc đó. Ở đây, ông chỉ hồi âm cho Chùa Phúc Lâm online biết chữ Tài được hiểu như vậy để khỏi phải băn khoăn về bình luận của ông Chu Trí. Đơn giản vậy thôi.)

Thứ tư : Tác giả Đào Văn Bình đã hiểu nhầm chữ “cậy” trong câu

“Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Tác giả Đào Văn Bình viết : “cho dù một người không có học chi cả cũng hiểu câu thơ "Chữ tài liền với chữ tai một vần" có nghĩa là "có tài năng mà khoe tài, ỷ tài, cậy tài thì thế nào cũng có ngày gặp tai nạn." (Hiểu như ông Bình đây nếu đặt trong một tình huống nào đó cũng có cái lý của nó chứ?)

Nếu hiểu như ông Đào Văn Bình thì trong Truyện Kiều, ai là người “khoe tài, ỷ tài, cậy tài”. Nên nhớ câu này nằm trong bố cục ở đoạn kết. Cả trong 3.254 câu Kiều, cụ không minh chứng điều đó sao đoạn cuối lại đưa ra kết luận ?

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ miêu tả Kiều có tài mà lắm truân chuyên. Chứ cụ chưa nói một câu nào Kiều "cậy chi tài" cả ? Ở đây ông đã hiểu sai chữ “cậy”. Theo tôi, chữ “cậy” ở đây là cậy nhờ, nương dựa (Ví dụ : ”Trẻ cậy cha, già cậy con”). Không phải khoe tài, ỷ thế, cậy thế (để làm một gì đó).

Thời nào cũng vậy, “Nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Vậy mà ở xã hội đó, con người không thể mưu cầu hạnh phúc được bằng chính tài năng của mình. Đó chẳng phải là một xã hội suy tàn thối nát sao ? Đau xót là ở chỗ có tài mà không cậy nhờ được tài. Bởi Tiền bạc và Thế lực đã làm khuynh đảo xã hội.

Một xã hội tốt đẹp, công bằng khi mỗi cá nhân phải được mưu cầu hạnh phúc bằng tài năng của mình. Chứ không phải kiếm cách vinh thân bằng Tiền tài, Gia thế theo kiểu :

“Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa lại quét lá đa”

Và :

“Có tiền mua tiên cũng được

Không tiền mua lược cũng không”

“Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau” không phải là chân lý của mọi thời đại, nó chỉ có trong những xã hội thối nát như xã hội đương thời mà cụ phản ánh để phê phán. Giá trị phê phán hiện thực là ở đây.

Cụ không kết luận về chữ Tài (Tiền) nhưng những minh chứng của cụ đã đủ cho độc giả tự tìm ra lời đáp: Có tài năng nhưng bạc mệnh là do tiền tài và thế lực làm khuynh đảo thế gian. (Hiểu thế này thấy sao mà to tát quá. Chúng tôi ít học không dám hiểu cao siêu như thế. Văn chương tự cổ vô bằng chứng. Chúng tôi chỉ cần hiểu câu thơ trên của cụ Nguyễn Du như ông Bình đã hiểu là tạm đủ rồi. Vì chí ít, nó cũng là lời răn dạy vừa hay vừa sâu sắc vừa dễ nhớ cho con cháu chúng tôi. Ngoài giá trị văn học, Truyện Kiều của Nguyễn Du còn vĩ đại bởi những câu thơ mộc mạc, bình dị có tính răn đời, có thể làm thăng hoa đời sống con người - nếu biết ứng dụng trong cuộc sống thường nhật - như thế đấy.)

Đối mặt với nhiễu nhương của xã hội, cụ quay về thế an phận thủ thường của tư duy nhà Phật. Hãy tự sống tốt với cái Tâm thật trong, để cho số mệnh quyết định cuộc đời. Ở đây, cụ tin vào Nhân – Quả. Có Tài mà không phùng Thời cũng chẳng giúp ích vinh thân. Nhưng trong cái thời buổi nhiễu nhương đó, hãy tu thân bằng chữ Tâm. Xưa nay, nhiều trí thức bất phùng thời vẫn quy về ở ẩn để tìm chốn bình yên là vậy.

Đôi lời được mạn đàm cùng các ông. Cũng chỉ một mong mỏi muốn tìm hiểu Truyện Kiều để biết mình là người Việt.

Nên chăng, Chùa Phúc Lâm online cũng nên đăng cả những ý kiến tranh luận để phù hợp với “tinh thần học thuật” mà ông Quần Anh đã nói. (Thưa tác giả, những bài viết nào có tính xây dựng, giúp nâng cao hiểu biết, hướng mọi người đến đời sống tốt đẹp, Chùa Phúc Lâm online sẵn sàng đăng trên trang nhà. Trái lại, những bài viết nào có tính quy chụp, kích động gây chia rẽ cộng đồng, vô cớ dùng lời lẽ kém văn hóa để mạ lỵ người khác nhằm chứng tỏ mình cao cường hơn người, không đúng tinh thần "kiến hòa đồng giải, khẩu hòa vô tranh" của người con Phật, rất tiếc chúng tôi không thể đăng - dù bài đó là của một tác giả nổi tiếng. Xin tác giả Bích Liên hiểu rõ và nhớ kỹ điều này.)

Trân trọng !

Nguyễn Ngọc Bích Liên

Mời đọc thêm:

Tác giả Đào Văn Bình: "Tôi chuộng tinh thần Bát Nhã"

Trong tinh thần "kiến hòa đồng giải, khẩu hòa vô tranh" của người con Phật, chúng ta nên dừng lại ở đây để độc giả nhận định. Có như thế mới giữ được tinh thần hòa ái và tương kính.

Nhiều khi một tác phẩm văn chương ý nghĩa của nó cũng mông lung lắm, ai muốn hiểu sao cũng được. Song đó không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng mà Cụ Nguyễn Du muốn nhắn nhủ là " Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài".

Vì Cụ không còn nữa để giải thích cho nên hậu thế có thể hiểu: 1) Chữ Tâm đáng quý trọng hơn tài năng; 2) Chữ Tâm đáng quý trọng hơn của cải vật chất.

Nếu hiểu theo "phân biệt" thì có người đúng, người sai. Nếu hiểu theo tinh thần Bát Nhã thì không có đúng có sai.

Tôi chuộng tinh thần Bát Nhã cho nên "tâm vô quái ngại" (không thấy có gì trở ngại cả) và rất vui khi đọc đóng góp ý kiến của chư vị.

Nam mô Thường Hoan Hỉ Bồ Tát,

chữ tâm chữ tài

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Kinh tạng Nam truyền, phẩm Ngạ Quỷ Sự

Kinh tạng Nam truyền, phẩm Ngạ Quỷ Sự

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Những việc trọng yếu khi tu học Phật

Những việc trọng yếu khi tu học Phật

Tam pháp ấn - giáo lý đặc trưng trong đạo Phật

Tam pháp ấn - giáo lý đặc trưng trong đạo Phật

Nói thêm về địa ngục

Nói thêm về địa ngục

Kinh Vu lan - Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya

Kinh Vu lan - Khảo về nguồn gốc Hán tạng & Nikàya

Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

Có ma hay không? Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

Bóng ma dưới góc nhìn của duy thức

Bóng ma dưới góc nhìn của duy thức

‘Ngũ uẩn giai không’ là gì?

‘Ngũ uẩn giai không’ là gì?

Người xuyên tạc Như Lai

Người xuyên tạc Như Lai

Chánh Pháp, Mạt Pháp là gì?

Chánh Pháp, Mạt Pháp là gì?

Người Phật tử làm gì với Covid-19 này?

Người Phật tử làm gì với Covid-19 này?

Bài viết xem nhiều

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Lời Phật dạy: Người Phật tử tu học thế nào để có tướng mạo đẹp?

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022)

Nội quy Ban Tăng sự Trung ương khóa VIII (2017-2022)

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là...

Mật hạnh của Tôn giả La-hầu-la là... "mật vụ", "tình báo"?

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương !

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương !

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN