nguoiphattu.com Sáng ngày 22/7/2012 (nhằm ngày 4/6/Nhâm Thìn), trong không khí se se lạnh của tiết trời Ban Mê, giữa rừng thông hùng vĩ, nơi nghĩa trang liệt sỹ uy linh của tỉnh ĐakLak. Đảng Ủy, UBND, UNMTTQ VN tỉnh ĐakLak kết hợp với BTS PG tỉnh ĐakLak và chùa Sắc Tứ Khải Đoan long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu chư anh linh anh hùng liệt sỹ, hướng vọng ngày thương binh liệt sỹ 27/7.
Buổi
lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm thanh
tịnh với sự chứng tri của muôn phương chư Phật, hồn thiêng sông núi. Và
sự chứng minh của HT Thích Giác Dũng CM BTS PG tỉnh ĐakLak, TT Thích
Châu Quang UV HĐTS, trưởng BTS PG tỉnh ĐakLak kiêm trưởng BTC Đại lễ.
Nhị vị HT Thích Giác Thanh, HT Thích Giác Chí phó thường trực BTS PG
tỉnh ĐakLak. ĐĐ Thích Hải Thông trưởng BNL PG tỉnh, ĐĐ Thích Hải Định
trưởng BHP PG tỉnh cùng hàng trăm Tăng Ni trụ trì các Tự viện, Tịnh xá,
Tịnh thất, NPĐ trong toàn tỉnh ĐakLak. Về phía chính quyền có sự tham dự
của ông Lữ Ngọc Cư phó Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh ĐakLak. Ông
Trương Văn Tỵ phó Ban chỉ đạo Tây Nguyên. .Ông Y Đét Hđớt chủ tịch
UBMTTQ VN tỉnh ĐakLak. Ông Trần Quang Vinh phó chủ tịch UBMTTQ VN tỉnh.
Ông Huỳnh Văn Cần nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh ĐakLak. Ông
Nguyễn Quang Trường GĐ Sở thương binh xã hội tỉnh ĐakLak. Ông Nguyễn
Viết Tượng GĐ Sở đầu tư tỉnh ĐakLak. Bà Mai Hoa Niê Kđăm nguyên phó chủ
tịch UNMTTQ VN tỉnh ĐakLak. Ông Nguyễn Tấn Chức trưởng Ban tôn giáo tỉnh
ĐakLak. Ông Trần Vĩnh Cảnh chủ tịch UBND TP-BMT. Đại tá Nguyễn Lương
Hòa phó chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh ĐakLak và quý vị lãnh
đạo các cấp chính quyền địa phương sở tại, các bà mẹ Việt Nam anh hùng
cùng hàng ngàn Phật tử khắp nơi trong toàn tỉnh tham dự góp phần cầu
nguyện.
Đại
lễ cầu siêu
các anh linh anh hùng liệt sỹ là tâm nguyện của những người đang sống
vói những người đã mất, là dịp để chúng ta thể hiện truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn ” của dân tộc, lòng thành kính, tri ân, đáp nghĩa của các
thế hệ người Việt Nam đối với các anh hùng liệt sỹ vì sự nghiệp giải
phóng quê hương mà ngã xuống trên lòng đất lạnh. Lòng biết ơn vô hạn đối
với hàng chục vạn chiến sỹ hy sinh trên chiến trường Tây Nguyên, và các
liệt sỹ đang yên nghĩ tại đây để cho chúng ta được cuộc sống yên bình,
hạnh phúc. Đại lễ cầu siêu cũng là dịp để chúng ta ôn lại những trang sử
hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh trường kỳ chống ngoại xâm,
nêu cao tinh thần yêu nước, tôn vinh những tấm gương anh hùng bất khuất
để “Quyết
tử cho Tổ quốc quyết sinh”, cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc
của nhân dân. Chúng ta, các thế hệ đang tiếp nối các trang sử hào hùng
của dân tộc, của các anh hùng liệt sỹ nguyện sẽ đưa đất nước đi lên
trong thời kỳ hội nhập, quyết tâm xây dựng một đất nước Việt Nam hòa
bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh để xứng đáng với sự hy sinh to lớn của các
anh hùng liệt sỹ và các thế hệ đi trước.
Trước
Đài liệt sỹ uy linh hùng vĩ Chư tôn
Hòa thượng, chư Thượng tọa chứng minh và quý vị lãnh đạo các cấp chính
quyền địa phương đã vận hết lòng thành dâng hương tưởng niệm các anh
linh anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống cho cây kia nở hoa độc lập và kết
trái tự do. Đốt nén tâm hương lòng khấn nguyện, nguyện cho anh linh các
anh hùng liệt sỹ được an lạc cõi vĩnh hằng, hương hồn các anh quyện mãi
với vùng đất ĐakLak trung dũng kiên cường. Con người và mãnh đất ĐakLak
sẽ ấm mãi nơi các anh yên nghĩ, cây cối nơi đây sẽ đâm chồi, nảy lộc,
đơm hoa, kết trái, mãi mãi xanh tươi, che bóng mát, ru các anh giấc ngủ
ngàn thu. Các anh đã, đang, và sẽ mãi mãi phù hộ độ trì cho Tổ Quốc Việt
Nam thân yêu của chúng ta. Trên tinh thần nhân bản, đạo Phật hướng đến
xây dựng cuộc sống bình an cho
xã hội, giáo lý bốn ân lớn của đạo Phật dễ dàng kết hợp với đạo lý tri
ân, báo ân của các tộc việt, cùng xây dựng nếp sống văn hóa vô cùng cao
đẹp trong đối nhân xử thế của nhân dân ta. Đạo lý tri ân, báo ân của
người việt được lồng một cách nhuần nhuyễn vào giáo lý bốn ân lớn của
đạo Phật. Đó là: Ân cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng, Ân thầy tổ dạy bảo nên
người, Ân quốc gia thủy thổ tài bồi và Ân chúng sanh cung cấp bao nguồn
sống. Trong đời thường, đạo Phật cùng với lẽ sống của người việt xây
dựng một nền văn hóa dân tộc vô cùng cao thượng, đầy tinh thần vị tha,
xã kỷ, không chỉ đối đãi với nhau mà còn xử sự tử tế cả với kẻ thù bại
trần. Bình Ngô Đại Cáo, một bản tuyên ngôn độc lập thời hậu Lê sáng
ngời tinh thần độ lượng vị tha ấy.
Đại lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ, là một trong muôn ngàn lễ
nghi văn hóa mà người con Phật thực hiện. Ngoài việc hướng toàn tâm lực
của mình nguyện cho các anh linh anh hùng liệt sĩ nhận chân một cách
hoan hỷviệc hy sinh xả bỏ báo thân của mình mà an nhiên bên kia thế
giới, hướng mọi niềm phước lạc như chính tâm nguyện của các anh đã vì tổ
quốc mà lên đường. Đồng thời qua lễ hội này, mà thưa cùng các anh rằng
sự hy sinh cao cả của các anh, đã có thế hệ con em hôm nay tiếp bước
trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng to đẹp sánh vai cùng cường
quốc năm châu, như lời Bác Hồ kêu gọi và chính các anh là những người
tiên phong thực hiện lời dạy của Bác.
“Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi”. (Quê Hương - Giang Nam)
Chiều 13h30 ngày, ban tổ chức lễ phát 600 phần quà cho các hộ nghèo
khó, và các gia đình cách mạng láo thành. 15h TT Thích Châu Quang cùng
Chư tôn đức Tăng trong ban kinh sư đã đăng đàn chẩn tế âm linh cô hồn,
buổi lễ hoàn mãn pháp sự châu viên.